Dưới sự hướng dẫn của Đức Pháp Vương Gyalwang Drupka, 200 người đi xe đạp gồm có cả 150 tăng ni từ tu viện núi A Di Đà Druk ở Katmandu, Nepal đã đến Amitsar trên đường đến tu viện Hemis ở Ladakh. Cả nhóm đã đi qua rất nhiều tiểu bang với đoạn đường 2500 km để truyền thông điệp trao quyền cho phụ nữ và những vấn đề về môi trường ở khu vực núi Himalaya.

Đến tu viện Amritsar vào tối chủ nhật, những người đi xe đạp vì môi trường đã thăm viếng đền Vàng, trụ sở của Tích Khắc Giáo và được tổng thư ký của SGPC tiếp nhận. Đây là tổ chức bao gồm các nhà sư từ Bhutan, Nepal, Sikkim, Ladakh và Lahaul Spiti.

Bắt đầu với chiến dịch đi xe đạp bảo vệ môi trường lần thứ tư, cả nhóm sẽ bắt đầu đi đến Ladakh. Cả chặn đường mất khoảng 75 ngày. Theo Đức Pháp Vương, người đứng đầu của dòng truyền thừa Drupka 800 năm, chuyến "hành hương bằng xe đạp" hàng năm là để sống hài hòa với môi trường khi sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường. "Cuộc hành trình là cách để cho mọi người thấy sức mạnh của phụ nữ cả về thể lực, trí lực và tâm lực" Nhà hoạt động vì môi trường và quyền bình đẳng phụ nữ tích cực cho biết . Ngài là người sáng lập ra trường Hoa Sen Trắng Druk ở Ladakh và phong trào nhân quyền toàn cầu "Sống Để Yêu Thương"

Ngài cũng viết trên sách dành cho du khách tại đền  Vàng rằng Ngài thật sự cảm thấy thật sự may mắn vì được đến thăm đền Vàng của Tích Khắc Giáo. Ngài cho biết những tín đồ của đạo Tích Khắc Giáo đã mở cửa cho họ và rất vui khi được phục vụ thức ăn miễn phí trong nhà bếp.

Các Sư Cô Kung Fu

Trong những trang phục đỏ dây đai đen với đầu cạo nhẵn sở hữu một ý chí để phá vỡ sự phân biệt, 150 sư cô từ trường phái Drukpa rất bận rộn sửa các lỗ thủng, trò chuyện với phụ nữ trong làng trên đường đi và ngay cả tạo ra những sự chú ý không cần thiết . Các sư cô Kungfu , với tên gọi nổi tiếng được gọi kể từ khi Đức Pháp Vương bắt đầu cho phép các sư cô học võ tại tu viện từ năm 2008, lau dọn, nấu ăn và làm những công việc thường ngày tại tu viện trong khi vẫn tham gia vào các công việc quản lý. Kung fu đã mang đến cho các cô sự tự tin và sức mạnh tinh thần ngoài suy nghĩ thông thường các tu sĩ chỉ biết thiền định.

Họ giúp xây dựng các bản làng sau khi bị động đất phá hủy ở Nepal và đảm nhiệm các chuyến đi hàng năm để truyền bá thông điệp quyền phụ nữ trên đường đi.

Ngọc Hằng dịch

Theo Tribuneindia.com



Có phản hồi đến “Nepal: 200 Tăng Ni Phật Tử Đạp Xe Truyền Thông Điệp Bảo Vệ Môi Trường”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com