Băng Cốc, Thái Lan - Từ thiền cho đến chánh niệm, từ các lớp yoga và các khóa tu, thế giới phương Tây dường như đang tìm kiếm câu trả lời từ thế giới bên ngoài trong truyền thống văn hóa của chính họ.
Ở Thái Lan, một trong những quốc gia Phật giáo trên thế giới, bạn có thể khám phá triết lý đang được đón nhận ở phương Tây.
Hơn 93% người dân là Phật tử. Băng Cốc tự hào có mật độ chùa cùng các đền thờ rực sáng lấp lánh đầy trời. Mỗi cộng đồng người Thái Lan, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, đều cố gắng tạo dựng một ngôi chùa riêng để đảm bảo mọi người đều có nơi tu tập.
Có vô số các đền đài đầy sắc màu gắn sau những tấm gương chiếu hậu của các xem tuk-tuk và từng hàng các nhà sư thẳng hàng khất thực trong y áo màu cam.
Tại chùa Wat Pho, ngôi chùa có nhiều người đến tham quan nhất ở Băng Cốc tọa lạc tượng Đức Phật nằm kéo dài 46 mét, và được dát vàng từ đầu đến chân. Bạn có cảm tưởng rằng các Phật tử đang thờ phượng những vị thần đầy quyền năng. Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, một tông phái được tu tập chủ yếu ở Thái Lan thì đó không phải là tôn giáo thờ các vị thánh thần.
Những hình ảnh Phật rực rỡ được tìm thấy xung quanh đều là biểu tượng. Đức Phật là một con người, không phải là một vị thần.
Xuyên khắp Đông Nam Á (ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, và Campuchia) có những hình ảnh tương tự: Phật giáo là để tu tập giáo lý của cuộc sống và không tin vào những vị thánh thần siêu nhiên.
Có ba khuynh hướng đặc trưng đơn giản là: hướng đến một đời sống đạo đức, chánh niệm và nhận biết những suy nghĩ hay hành động, và phát triển trí tuệ và hiểu biết.
Ở các tỉnh miền Bắc Thái Lan tại Dôi Suthep ở Chian Mai, ngôi cổ tự 720 tuổi trên núi, sự kết hợp giữa ý tưởng Phật giáo và cuộc sống hàng ngày càng trở nên rõ nét hơn.
Có lẽ đáng chú ý là 309 bậc tam cấp rất dốc dẫn đến lối vào chùa làm cho du khách phải đi chậm lại và nhận biết môi trường xung quanh.
Dĩ nhiên là các đám đông khách du lịch. Tuy nhiên, cũng như nhiều người Thái Lan đi vào những nghi lễ hàng ngày không khác nhiều so với bức ảnh chụp ở ngoài.
Tại trung tâm của chùa, chúng ta sẽ thấy các nhà sư tụng kinh và dâng lễ. Khá nhiều du khách đi vào chánh điện rất nhỏ với máy chụp ảnh sẵn sàng. Người hướng dẫn của chúng tôi nói rằng Phật giáo không đóng cửa với bất cứ ai và mọi người đều được chào đón đến đây.
Giáo lý nhà Phật không chỉ chứa đựng trong cuộc sống ở chùa không thôi.
Rất nhiều người Thái trồng mít vì đó là biểu tượng của sự ủng hộ - tên của mít theo tiếng Thái Lan có nghĩa là ủng hộ. Tương tự như vậy, việc mua những con lươn được xem là một dạng của may mắn vì tên của con lươn trong tiếng Thái Lan nghĩa là "trơn" và điều đó sẽ đến với bạn một cách dễ dàng.
Rất nhiều người nữ thích kết hôn những người đàn ông từng tu tập vì đó là một sự thử thích khó khăn cần phải thấm nhuần đạo đức tốt đẹp.
Bạn không cần phải có những chiếc quần tập yoga thật đắc tiền và các loại nước ép lạnh để đến Niết Bàn ở đây. Phật giáo ở Thái Lan là về việc bạn sống như thế nào cho cả cuộc đời của bạn chứ không chỉ là một phần đời. Nó hiện hữu trong mỗi phút giây, từ thiền sâu cho đến việc lau sàn nhà.
Ngọc Hằng dịch
Theo The Start.com