Hàng thập kỷ sau khi Apple được sáng lập, chúng ta tăng cường việc sử dụng sản phẩm của công ty như một “giáo phái” Sự trung thành của khách hàng với các sản phẩm của Apple từ lâu trở thành một sự ghen tỵ với những đối thủ cạnh tranh vì sự cuồng tín với các sản phẩm của họ.

Xem thêm:

Tinh Thần Phật Giáo Của Steve Jobs Và Bí Quyết Thành Công Của Công Ty Apple

Tổ Chức PETA Ca Ngợi Steve Jobs Trong Việc Khuyến Khích Ăn Chay Và Bảo Vệ Động Vật

Điều này chỉ ra rằng cường độ về tôn giáo mà mọi người theo đuổi với công ty không phải chỉ là vô cớ. Trong quyển sách mới “Appletopia” tác giả Brett Robinson nghiên cứu về cách mà Steve Jobs thu hút những nguyên lý ẩn dụ và sùng bái biểu tượng của tôn giáo để nâng cao sản phẩm riêng biệt của ông và công nghệ nói chung trở thành một dạng tôn giáo.

“Những sự sáng tạo xung quanh công nghệ của Apple nghiên về các ẩn dụ tôn giáo.” Robinson trả lời phỏng vấn như vậy “Một số phần của Apple là có ý thức. Một số phần là không ý thức.”

Robinson là một giáo sư về ngành tiếp thị tại trường kinh doanh Mendoza thuộc trường đại học Notre Dame. Quyển sách lấy ra từ luận văn và một khóa ông giảng dạy về tôn giáo, kỹ thuật và tiếp thị.

Jobs, hiển nhiên là một tín đồ nổi tiếng về tâm linh của người phương đông, bao gồm thiền Phật Giáo. Ông là người tìm kiếm kiến thức và biến đổi kinh nghiệm bằng việc du lịch khắp nơi và lấy LSD để mở rộng ý thức của mình.

Từ những ngày đầu mới hình thành nên Apple, Robinson cho biết rằng tâm linh đóng một vai trò quan trọng trong triết lý của công ty và phương thức tiếp thị của công ty đến cho những người hồi giờ chỉ thấy có máy tính và sử dụng các hộp vô hồn từ những tập đoàn lớn thể hiện cách tính toán lạnh lẽo.

Một số biểu tượng của Apple được vay mượn rất vi tế. Như biểu tượng của công ty. Quả táo cắn dở ngầm ý rằng vườn của Địa Đàng và cây của kiến thức.

Tuy nhiên, kiến thức, trong phúc âm của Apple, không mang lại sự sụp đổ mà mang lại giây phút giải thoát, con đường đưa đến giác ngộ.

Sự giác ngộ là một yếu tố, Robinson cho biết, trong một quảng cáo về trận bóng bầu dục thương mại nổi tiếng của Apple năm 1984 khi một nữ vận động viên đã ném một chiếc búa đập vỡ một kẻ bù nhìn “Orwellian” trên màn hình vĩ đại. Thay vì xảy ra một vụ nổ bốc lửa, những máy bay tìm kiếm được tắm trong ánh sáng rực rỡ giống như là họ đang thức tỉnh và khuấy động.

Dĩ nhiên, sự thiên tài của Jobs là việc ông luôn hiểu rằng máy tính và công nghệ là dành cho mọi người. Và đó là những tiện ích có thể làm và làm thế nào chúng có thể chuyển đổi cuộc sống của chúng ta chứ không phải ở tính năng và sự đặc biệt của chúng để thuyết phục mọi người rằng máy tính Mac có thể cung cấp những tính năng siêu việt.

Robinson đề cập đến một cuộc đối thoại khi Jobs nói chuyện với tổng giám đốc tiếp thị Mike Murray trước khi cho ra mắt sản phẩm Macintosh đầu tiên

“Chúng ta không có cơ hội đứng để quảng cáo về các tính năng và lợi ích và với RAMs và với biểu đồ và so sánh.” Jobs cho biết “Cơ hội duy nhất chúng ta phải giao tiếp là với một cảm giác.”

“Nó phải là một sản phẩm của giáo phái” Murrey đáp

“Vâng, chúng ta nói nó là một sản phẩm giáo phái và sau đó chúng ta nói này, hãy uống Kool- Aid” Jobs nói.

Apple bắt đầu sử dụng “những nhà truyền giáo” để truyền tải cho thế giới về sản phẩm của họ đến với những nhà phát triển và khách hàng. Và sự trở lại của Jobs sau này với Apple đã nuôi dưỡng những ám chỉ về tôn giáo “Ví dụ như Apple sẽ “hồi sinh” hay “đứng lên từ cõi chết.”).

Ngọc Hằng dịch

Theo Los Angeles Times



Có phản hồi đến “Steve Jobs Và Tập Đoàn Apple Đã Biến Đổi Công Nghệ Thành Tôn Giáo Như Thế Nào?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com