Thimphu, Bhutan – Thầy Kencho Tshering, một nhà sư trong y áo màu đỏ nhận một cuộc điện thoại từ văn phòng vua Bhutan và sau đó bắt đầu một buổi lễ cầu nguyện trong những cơn mưa gió mùa.

Tuy nhiên, trong khi thầy đang tăng tốc theo yêu cầu của hoàng gia, sự ảnh hưởng của những thầy đồng tu khác ở quốc gia hẻo lánh đang bị yếu dần vì sự ảnh hưởng của kỹ thuật và dân chủ cũng như những vụ bê bối lạm dụng đã xảy ra.

“Bhutan đang thay đổi. Hình tướng của tu viện đang đi xuống.” thầy Tshering cho tờ AFP biết như vậy tại trường Phật Giáo Dechen Phodrang nơi thầy làm hiệu trưởng trong khung cảnh hùng vĩ ở thủ đô Thimphu

“Ngay cả với những vị thầy trưởng thượng vẫn không nhận được sự tôn trọng ở thành phố”

Bhutan nằm ở trên sườn dãy Himalayas và giáp ranh giữa Ấn Độ với Trung Hoa nổi tiếng vì nền văn hóa Phật Giáo giàu có và làng mạc vẫn còn đậm nét truyền thống.

Những lá cờ cầu nguyện bay trong gió cùng với những bức phù điêu được vẽ trên tường nhằm tránh ác quỷ, biểu tượng của vị thánh quốc gia “Thánh Madman”

Bảo vệ văn hóa Phật giáo là điểm then chốt quan trọng duy nhất của Bhutan trong mô hình phát triển “Tổng giá trị hạnh phúc” nhằm cân bằng giữa tâm linh và tăng trưởng tinh thần với sự phát triển của kinh tế.

Thầy Tshering, người đã bỏ ra ba năm, ba tháng và ba ngày ngồi thiền định trong im lặng tin rằng sự cống hiến của Phật Giáo đã suy giảm kể tự khi Bhutan cho phép mang tivi vào năm 1999, quốc gia cuối cùng trên thế giới làm điều này.

“Mọi người bớt sợ thánh thần, bớt những sự huyền bí. Số lượng các buổi lễ cũng giảm xuống” Karma Phutsho, tác giả của quyển sách “Lịch sử của Bhutan’ và cũng từng là một nhà sư cho biết.

Phutsho cho biết cái nhìn của thế giới về người Bhutan đã thay đổi đáng kể từ khi nền giáo dục thế tục được giới thiệu rộng rãi vào năm 1960 làm suy giảm những trường học Phật Giáo trong nhiều thế kỷ là một lực lượng mạnh mẽ

Bhutan được thống nhất vào thế kỷ thứ 17 bởi một nhà giáo dục Phật giáo người Tây Tạng. Các văn phòng nửa chính phủ nữa tu viện như một sự nhắc nhở về việc kết hợp giữa tôn giáo và chính trị.

Sự suy giảm ảnh hưởng của các tu sĩ càng rõ ràng hơn khi phong trào dân chủ nổi lên cách đây 5 năm. Các nam nữ tu sĩ người Bhutan và một phần lớn những Phật tử tại gia hiện nay đang bị cấm trong tiến trình nhằm bảo đảm tôn giáo và chính trị phải được tách biệt.

“Họ không được nói gì cả và họ không có quyền đi bầu cử. Vì thế quyền lực chính trị bị suy giảm” Phuntsho cho biết.

Về ảnh hưởng tinh thần, một số người cho rằng việc vật chất hóa tu viện là một phần gây nên sự suy giảm này.

Truyền thống Phật Giáo ở Bhutan cho phép các nhà sư được sở hữu một số thứ “Ngay cả có nhà sư với những chiếc xe hơi lớn” Damber K. Nirola, một bác sĩ tâm lý học cho biết.

Tuy nhiên, tu viện vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong xã hội nhằm cung cấp nhà ở cho hàng ngàn trẻ em có cha mẹ bị chết hay không thể nuôi chúng được.

Ở Dechen Phodrang, các nhà sư trẻ rất bận rộn học kinh, làm những chiếc bánh nhiều màu sắc dâng cúng chư thiên hay thổi kèn.

Trong khi chính phủ chỉ cho phép mỗi em trai một dollar một ngày, Tshering cho biết thật là gian khó để chăm sóc 260 học sinh từ sáu tuổi đang ngủ theo hàng trên nền lớp học

Trong khi có hơn 7,000 nhà sư đăng ký với cơ quan tu viện trung ương, sự thật là có khoảng 9,000 đến 11,000 nhà sư tồn tại. Theo Karma Penjor, thư ký ủy ban tu viện ở Bhutan cho biết

“Họ không thể nói không khi mọi người mang con họ đến” ông cho AFP biết như vậy và nói rằng tu viện chăm sóc và giáo dục “những người Bhutan nghèo nhất trong những người nghèo.”

Họ cũng không cần bàn cãi

Một bản tường trình mới đây do tạp chí Ravn của Bhutan kể về câu chuyện hai em trai trốn khỏi tu viện sau khi bị hai nhà sư lớn hơn lạm dụng tình dục trong khi giới luật họ phải sống đời sống phạm hạnh.

Hội đồng quốc gia về phụ nữ và trẻ em đã xác nhận với AFP về trường hợp này và được xử lý nội bộ; một nhà sư đã bị truất y.

Giữa các nhà sư trẻ tuổi, việc quan hệ tình dục bằng đùi cũng trở nên phổ biến. Theo báo cáo của UNICEF vào năm 2012 về những trẻ vị thành niên dễ bị tổn thương ở Bhutan cho biết.

Bác sĩ tâm lý học Nirola, một cựu sĩ quan y khoa cho biết ông thấy rằng các bệnh truyền qua đường tình dục rất phổ biến giữa các nhà sư có thể là do việc quan hệ tình dục với người khác giới bên ngoài tu viện.

Ông cũng đưa ra việc nhiều nhà sư trẻ bị khủng hoảng do phải tuân thủ theo lối sống quá nghiêm khắc mà thường đó không phải là sự lựa chọn của họ.

“Chúng muốn xuống phố và chơi với những điện thoại thông minh. Điều này tạo ra nhiều vấn đề khác trong tâm chúng.”

Vào tháng năm, ủy ban tu viện đã mở ra một văn phòng bảo vệ trẻ em vị lợi ích của các nhà sư trẻ nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của họ.

“Điều cần thiết là phải tiếp tục có nhiều hội thảo nâng cao nhận thức nhưng nếu không có sự ủng hộ về cơ sở hạ tầng thì sau một thời gian những quyền lợi này sẽ bị rơi giảm vì nó không hiệu quả.”

Một số nhà sư đã chấp nhận sự hiện đại hóa của Bhutan nhằm có thêm nhiều sự hỗ trợ.

Tu viện Phajoding, cách đường đi bộ gần nhất ba tiếng leo lên đồi đang dùng các phương tiện xã hội để lan truyền thông tin và quyên góp tiền với những thông tin được đưa lên Twitter và Facebook.

Phuntsho nghĩ rằng sẽ cần phải làm gì đó hơn PR nhằm nâng cao cơ quan tu viện của Bhutan phát triển và điều then chốt là phải hiện đại hóa hệ thống giáo dục.

“Đây là một sự thử thách cho tu viện. Tôi có thể thấy sự cần thiết cấp bách để cho họ cải tổ và phát triển nhưng thật là không công bằng để mong muốn điều đó xảy ra khi họ không có nguồn lực."

Ngọc Hằng dịch

Theo AFP



Có phản hồi đến “Điện Thoại Thông Minh Và Tivi Làm Tổn Hại Nền Văn Hóa Phật Giáo Ở Bhutan”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com