Một trong những động lực hướng dẫn đằng sau công ước khung về biến đổi khí hậu toàn cầu ở Paris là một thiền sư người Việt Nam 89 tuổi.

Christiana Figueres, người hướng dẫn các cuộc trò chuyện về biến đổi khí hậu đã ghi nhận vai trò của thiền sư Thích Nhất Hạnh đóng một vai trò then chốt trong việc giúp cô nâng cao sức mạnh, trí tuệ và lòng từ bi cần thiết để tạo nên sự đồng thuận từ 196 quốc gia trên thế giới.

Fiqueres, thư ký điều hành công ước khung trong hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc cho biết những lời dạy của thầy, người rất nổi tiếng với hàng trăn ngàn tín đồ trên khắp thế giới "đã xoáy vào tim tôi" khi cô đang trải qua một cuộc khủng hoảng cá nhân rất mạnh ba năm về trước.

Cô cho biết những triết lý về Phật Giáo của thầy, người đang phục hồi sau một cơn tai biến nặng, đã giúp cô đương đầu với cuộc khủng hoảng trong khi vẫn cho phép cô tập trung vào các cuộc nói chuyện về biến đổi khí hậu.

Fiqueres cho biết cô đã nhận ra rằng "tôi cảm thấy có điều gì đó ở đây bởi vì nếu không tôi không thể nào có thể đương đầu với khủng hoảng và làm việc khi sự thật  rất rõ ràng với tôi rằng tôi không thể nào có được một ngày nghỉ. " Cô cho tờ báo Hufington tại hội nghị thường niên diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Switzerland như vậy

 "Đây là một cuộc chạy đua marathon trong sáu năm mà không có sự nghỉ ngơi ở giữa. Tôi thật sự rất cần một điều gì đó để chống đỡ cho chính mình và tôi không nghĩ rằng tôi có khả năng chịu đựng sâu thẳm bên trọng, chiều sâu của sự cam kết và chiều sâu của niềm cảm hứng nếu như tôi không học theo những lời dạy của thầy Thích Nhất Hạnh."

Vậy Thầy đã dạy cho cô những gì?

Figueres mô tả điều này qua chuyến thăm viếng đến tu viện của thầy ở Waldbrol, Đức nơi từng là một viện tâm thần dành cho 700 bệnh nhân trước khi Đức Quốc Xã đến tiêu diệt họ và tiếp quản mọi thứ cho các thanh niên của Hitler.

Cô cho biết thầy đã chon địa điểm cho tu viện ở đây "bởi vì thầy muốn chứng minh rằng hoàn toàn có thể chuyển hoá nổi đau thành tình thương, chuyển hoá những nạn nhân thành kẻ chiến thắng, biến thù hận thành tình yêu thương tha thứ và thầy muốn chỉ ra rằng nơi đây từng liên hệ đến sự độc ác và vô nhân đạo."

"Điều đầu tiên thầy làm là viết thư cho cộng đồng Phật tử và thầy nói rằng "Thầy cần những trái tim. Thầy cần những trái tim được khâu vá, mỗi trái tim cho mỗi bệnh nhân bị giết chết ở đây để chúng ta có thể bắt đầu chuyển hoá toàn nhà này, không gian này và năng lượng này." Figueres cho HuffingPost biết.

"Đây thật là một câu chuyện mạnh mẽ cho tôi. Bởi vì trong nhiều cách, đó là một cuộc hành trình mà chúng ta đang trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu. Đó là một cuộc hành trình chỉ trích lẫn nhau thành sự hợp tác cùng nhau. Đó là một cuộc hành trình từ cảm giác bất lực, tê liệt, tiếp xúc với các nhân tố cho đến khi thật sự cảm thấy thêm năng lượng rằng chúng ta có thể làm được điều này."

"Đó thật sự là một cuộc hành trình tuyệt đẹp bên trong với tôi để hàn gắn. Vì thế với chính mình, tôi phân loại cuộc sống ra thành nhiều cấp độ bởi vì tôi phải trở về với cuộc khủng hoảng cá nhân, tôi phải chuyển đổi nó. Tôi vẫn đang ở giữa khủng hoảng, tôi sẽ không nói rằng tôi đã vượt qua nhưng tôi phải làm điều này cho chính bản thân mình."

"Tôi cảm thấy điều này hoàn toàn đúng với năng lượng trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu đang cần, bạn biết không, từ lời dạy kỳ lạ này." Cô nói

Thật sự khi thầy đến đây lần đầu tiên tại nơi từng là tổng hành dinh của Đức Quốc xã với 400 phòng, thầy đã viết một lá thư cho các bệnh nhân đã chết và được các sư thầy sư cô đọc mỗi ngày tại tu viện ở đây

"Giờ thì tăng đoàn đã đến và tăng đoàn đã nghe và hiểu sự đau khổ và bất công mà các bạn phải gánh chịu. Những nguời gây ra sự đau thương cho các bạn cũng phải gánh chịu khổ đau. Họ không biết những gì họ đã làm lúc đó. Vì thế hãy cho phép lòng từ bi và sự tha thứ được sinh ra trong trái tim của các bạn để họ cũng có cơ hội được chuyển hoá và chữa lành. Hãy ủng hộ tăng thân và những thế hệ hành giả tu tập sau này để chúng tôi có thể chuyển hoá nơi khổ đau này thành những nơi của chuyển hoá và hàn gắn, không chỉ ở Waldbrol mà còn cho cả nước Đức và thế giới."

Thầy được xem là người cha của chánh niệm ở phương Tây và là một nhà hoạt động vì môi trường suốt hơn hai thập kỷ qua. Thầy có các tu viện khác trên toàn thế giới và xây dựng tu viện theo trật tự nhanh nhất trên thế giới. Thầy được rất nhiều nhà lãnh đạo kỳ cựu ở Hoa Kỳ kính trọng.

Năm ngoái, thầy được chủ tịch ngân hàng thế giới là Jim Young Kim mời đến trụ sở chính ở Washington cho một sự kiện cùng với nhân viên của mình. Quyển sách yêu thích của ông Kim chính là "Phép Lạ của sự Thức Tỉnh" mà thầy viết và ông Kim ca ngợi sự tu tập của vị thiền sư là "đam mê sâu sắc và vô cùng từ bi với những ai đang bị khổ đau."

Thầy đã đến thăm thung lũng Silicon vào năm 2013 theo lời mời của Google và đã hướng dẫn một ngày tu tập chánh niệm cá nhân cho 15 CEOs của các công ty về kỹ thuật hàng đầu trên thế giới.

Marc Benioff, CEO của công ty máy tính khổng lộ Salesforce đã tích cực ủng hộ thầy trong quá trình điều trị phục hồi kể từ khi thầy bị bệnh.

Thầy đã có một đời sống vô cùng vĩ đại, bao gồm cả việc được mục sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa Bình vào năm 1967 trong công cuộc tìm kiếm giải pháp chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Trong lời giới thiệu, Dr. King đã nói "Cá nhân tôi không biết ai có thể xứng đáng hơn để được trao giải này hơn vị thiền sư người Việt Nam. Ý tưởng của thầy về hòa bình, nếu được áp dụng, sẽ xây dựng một tượng đài hiệp nhất về tình hữu nghị anh em, lòng nhân đạo trên toàn thế giới."

Ngọc Hằng dịch

Theo Politicususa.com



Có phản hồi đến “Vai Trò Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Trong Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu Toàn Cầu Ở Paris”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com