Băng Cốc, Thái Lan - Mỗi buổi sáng các nhà sư đi khất thực bằng cách giữ bát xin thức ăn và thức uống là những hình ảnh thường thấy hàng ngày ở Thái Lan.

Tuy nhiên các nhà khoa học hiện nay đang kết luận rằng truyền thống này đang làm tăng tỷ lệ béo phì trong giới tu sĩ

Theo một nghiên cứu mới nhất, hơn nửa số nhà sư ở đất nước này đang bị béo phì và đang bị nhiều chứng bệnh như cao mỡ trong máu, cao huyết áp, và tiểu đường.

Sự tăng vòng eo một cách đáng kế vì phải chất đầy tất cả các đồ ăn được cúng dường. Với những đồ khất thực có nước uống như trà đường, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ và các thức ăn trên đường phố chứa rất nhiều dầu mỡ và chất béo.

Đời sống nhàn hạ ở tu viện với hầu hết thời gian dành để cầu nguyện và thiền hành cũng làm cho sự khủng hoảng về sức khỏe.

Các quan chức về tôn giáo và học thuật đang đưa ra một chiến dịch mới để thúc đẩy đời sống sạch hơn cho giới tu sĩ bằng cách giảm các thức ăn không có lợi, dạy học cách để có những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và khuyến khích họ tập thể dục.

Mục đích là để giúp các nhà sư có một đời sống lâu hơn và cũng giúp giảm những chi phí y khoa vì chính phủ chi trả cho tất cả những chi phí này.

Jongjit Angkatavanich, một chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng tại trường đại học danh tiếng Chulanlonkorn ở Băng Cốc cho biết nghiên cứu cho thấy 48% các nhà sư bị bệnh béo phì.

"Béo phì trong các nhà sư như là một quả bom nổ chậm" cô cho tờ Băng Cốc Post biết. Nghiên cứu của cô chỉ ra 42% các nhà sư bị cao mỡ trong máu, 23% bị cao huyết áp và hơn 10% bị bệnh tiểu đường.

Mặc dù có sự bất đồng về việc đo lường béo phì, các thách thức về việc tăng số nhà sư bị tăng cân là không có gì phải nghi ngờ.

Các giảng viên tại trường đại học khoa học sức khỏe đã cùng kết hợp với các tổ chức tôn giáo để đưa ra các chương trình quốc gia chống lại bệnh béo phì cho nhà sư.

Họ đã bắt đầu với một dự án thí nghiệm để huấn luyện các đầu bếp và các quan chức tại trường đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya , một trong hai trường đại học Phật giáo công cộng ở Thái Lan.

Điểm nhấn mạnh lên việc chuẩn bị thức ăn thêm chất đạm, chất xơ, canxi và khuyến khích các nhà sư tăng các hoạt động thể dục thể thao.

Kết quả ngay tức thì. Trong 82 nhà sư bị bệnh béo phì đang tham dự các chương trình học đại học, mỗi người giảm trung bình 2.2 pounds, khoảng 1kg và giảm vòng eo khoảng nửa inch trong tám tuần tham dự. Một nhà sư cho biết thầy đã giảm khoảng 10 kg.

Bệnh viện Chulalonkorn đã cung cấp cho các nhà sư một thiết bị đai eo đặc biệt để mặc giúp họ giảm khả năng ăn quá no làm tăng cân

Hiện tượng béo phì là một đòn giáng vào hình ảnh tôn giáo khi các thành viên thường phải có đời sống phạm hạnh, thiền định và khổ hạnh, xa rời những của cải vật chất. Rất nhiều vụ bê bối về tài chính, tình dục và đời sống xa hoa đã xảy ra trong giới tăng lữ những năm gần đây ở một quốc gia có 90% người dân theo Phật giáo.

Và Phật giáo Thái Lan hiện vẫn chưa có nhà lãnh đạo tâm linh lãnh đạo được bổ nhiệm vì cuộc tranh cãi kéo dài.

Việc xác nhận một nhà sư trụ trì 90 tuổi do hội đồng tăng già tối cao đề cử đã vướng phải một cuộc điều tra liên quan đến việc trốn thuế, sử dụng xe hơi sang trọng và các mối liên hệ của Ngài đến một ngôi chùa đầy tranh cãi.

Đỉnh điểm của cuộc tranh luận cá biệt là sự xung đột giữa các nhà sư và quân đội ủng hộ vị sư già này, Somdet Chuang khi chống lại những người phản đối Ngài.

Nhà sư đã bị điều tra vì liên quan đến việc sử dụng xe hơi sang Mercedes -Benz thông qua việc trốn thuế. Ngài đã phủ nhận việc làm sai trái này. Tuy nhiên, Ngài lại có mối liên hệ đến chùa Dhammakaya bị cáo buộc tích lũy tài sản cũng như liên hệ đến việc lật đổ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

Chính quyền quân sự Thái Lan, bị em gái của cựu thủ tướng Thaksin lật đổ và trở thành thủ tướng vào năm 2014 đã tuyên bố tìm kiếm sự hậu thuẫn của nhà vua Bhumiphol để công nhận thầy Somdet Chuang là người giữ vị trí trong hàng ngũ tôn giáo cao nhất của đất nước.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Telegraph



Có phản hồi đến “Chiến Dịch Giảm Bệnh Béo Phì Khẩn Cấp Cho Các Nhà Sư Thái Lan”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com