Ký tự được đánh dấu: hương quê cực lạc

  • 22. Hữu Nghiêm Đại Sư

    Về Phật Lực là do đại bi nguyện lực của đức A Di Đà nhiếp thọ, những chúng sanh niệm Phật nương nhờ đây mà được vãng sanh. Ví như kẻ dung phu nương theo vua Chuyển Luân, trong một ngày đêm có thể đi khắp bốn châu thiên hạ, đó không phải là do sức mình, chính nhờ năng lực của Luân Vương.

     
  • 21. Từ Chiếu Đại Sư

    Sư húy là Tử Ngươn, hiệu Vạn Sự Hưu, họ Mậu, người ở Côn Sơn. Bà mẹ nằm mơ thấy Phật vào cửa mà sanh ra ngoài. Năm 19 tuổi, ngài xuất gia tu môn chỉ quán sau nghe tiếng qụa kêu mà ngộ đạo

     
  • 20. Từ Giác Đại Sư

    Đại sư húy là Tông Trách, người đất Tương Dương. Ngài xuất gia theo Tử Thiền Sư ở chùa Trường Lô tu hành, phát mình được chỗ tâm yếu. Trong năm Ngươn Hựu, đại sư rước mẹ già về ở nơi phương trượng phía đông chùa, khuyên mẹ niệm Phật

     
  • 19. Tuân Thức Đại Sư

    Sư họ Diệp, quê quán ở Thái Châu, nhân bà mẹ lễ cầu đức Quán Thế Âm mà sanh ra. Ngài thọ cụ giới lúc 20 tuổi, ban đầu học luật, kế lại vào chùa Quốc Thanh tập về giáo quán Thiên Thai. Đại sư chuyên trí cầu về Cực Lạc, tu pháp Bát Chu Tam Muội, khổ hạnh đến mửa ra máu. Với lòng kiên quyết, ngài lấy cái chết làm kỳ hạn,[...]

     
  • 18. Vĩnh Minh Đại Sư

    Ngài là vị Tổ thứ sáu trong Liên Tông, tục tánh họ Vương, người xứ Tiền Đường. Thuở còn tại chức ở ngoài đời, ngài có lấy tiền thuế mua vật mạng phóng sanh, bị khép vào tử tội, song thần sắc không biến, nên được vua ân xá

     
  • 16. Thiện Đạo Đại Sư

    Đại sư là tổ thứ hai trong Liên Tông. Ban sơ, nhân thấy đạo tràng tịnh nghiệp của Ngài Đạo Xước, sư mừng rỡ nói rằng: “ Đây mới là nẻo bí yếu để thành Phật”. Rồi đó ngài đến Kinh đô khuyên chúng tu Tịnh Độ, thường quỳ niệm Phật cho đến khi kiệt lực mới thôi.

     
  • 15. Đạo Xước Đại Sư

    · Đại sư bảo: “Người tu tịnh nghiệp khi ngồi nằm không được xây lưng về hướng Tây, cũng không được hướng về Tây khạc nhổ cùng đại tiểu tiện. Bởi đã quy y về liên bang, nên tôn sùng miền kim địa, nếu lòng không trân trọng, đâu phải là chí nguyện cầu sanh?”

     
  • 14. Trí Giả Đại Sư

    Năm xưa ta với ngươi đồng ở Linh Sơn pháp hội, túc duyên đeo đuổi, nay lại gặp nhau”. Đại sư nương theo ngài Huệ Tư, chuyên tu không bao lâu chứng được Pháp Hoa Tam muội, trí huệ biện tài vô ngại. Ngài có soạn ra bộ Tịnh độ thập nghi luận, khuyên người niệm Phật

     
  • 13. Đàm Loan Đại Sư

    Đại sư người xứ Nhạn Môn, thuở nhỏ dạo chơi non Ngũ Đài, cảm điềm linh dị mà xuất gia. Ngài ưa thuật trường sanh, từng theo Đào Ẩn Cư thọ mười quyển Tiên Kinh. Sau gặp ngài Bồ Đề Lưu Chi, đại sư hỏi: “Đạo Phật có thuật trường sanh chăng?

     
  • 12. Huệ Viễn Đại Sư

    Đại sư họ Cổ, người xứ Nhạn Môn, tinh học về thuyết Nho, Lão. Năm 21 tuổi, sư nghe ngài Đạo An giảng kinh Bát Nhã, bỗng tỏ ngộ than rằng: “Các môn học Nho, Lão, đều như lúa ép thôi!” Nhân đó bèn xuất gia, thệ hoằng dương Phật Giáo. Ngài Huệ An từng khen: “Chánh pháp truyền bá ở Trung Hoa, là do Huệ Viễn này chăng?” Sau[...]

     
  • 10. Thiên Thân Bồ Tát

    Bồ tát người xứ Thiên Trúc, khi mới xuất gia học theo pháp Tiểu Thừa, hủy báng kinh điển Đại Thừa. Sau ngài nhờ anh là Vô Trước nhiều phen chỉ dẫn, mới hối ngộ sự lỗi lầm, muốn tự cắt lưỡi. Vô Trước bồ tát bảo: “Xưa em dùng lưỡi hủy báng Đại Thừa, nay phải dùng lưỡi mà tán dương pháp ấy để chuộc tội. Việc sửa lỗi hãy[...]

     
  • 9. Long Thọ Bồ Tát

    Nhân vì ngài sanh dưới cội cây có rồng ở, lại đắc đạo ở Long Cung, nên gọi là Long Thọ Bồ Tát dòng Phạm Chí, người xứ Nam Thiên Trúc, rộng hiểu các môn học thế gian, mới xuất gia ba tháng đã thông suốt tam tạng.

     
  • 8. Mã Minh Bồ Tát

    Luận Đại Thừa Khởi Tín nói: “Nên mạnh mẽ tinh tấn, ngày đêm sáu thời, lễ bái chư Phật; thành tâm sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ, hồi hướng về qủa bồ đề. Tu tập như thế không thôi nghỉ thì sẽ được khỏi các chướng, căn lành thêm lớn”

     
  • 7. Phổ Hiền Bồ Tát

    Kinh Hoa Nghiêm nói: “Khi Phổ Hiền Bồ Tát khen ngợi công đức thù thắng của Như Lai rồi, liền bảo các Bồ Tátvà ngài Thiện Tài rằng: “Nếu muốn thành tựu công đức ấy, phải tu mười điều hạnh nguyện rộng lớn.

     
  • 6. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

    · Kinh Hoa Nghiêm nói: “Bấy giờ, ánh sáng chiếu qua ngàn thế giới, tất cả đức Văn Thù ở các cõi đều đồng thờiđối trước Phật nói kệ rằng: “Trong tất cả oai nghi. Thường nhớ công đức Phật. Ngày đêm không xen hở. Nghiệp như thế nên tu”.

     
  • 5. Đại Thế Chí Bồ Tát

    Trong Kinh Bi Hoa, về kiếp qúa khứ, thuở đời đức Phật Bảo Tạng, khi đức A Di Đà còn làm Luân Vương, thì Bồ Tát làm vị Thái tử thứ hai của Ngài, hiệu là Ma Ni. Lúc Thái tử Ma Ni đối trước với đức Phật Bảo Tạng phát thệ nguyện rồi, Phật liền ban cho danh hiệu là Đắc Đại Thế, và thọ ký cho sau thành Phật hiệu là Thiện Trụ[...]

     
  • 3. Đạo Sư A Di Đà Phật

    (A Di Đà là tiếng Phạn, dịch: Vô Lượng Thọ hoặc Vô Lượng Quang. Ngài là vị giáo chủ ở thế giới Cực Lạc về phương Tây. Theo Kinh Cổ Âm Vương thì đời qúa khứ có nước Diệu Hỉ, vị quốc vương là Kiều Thi Ca. Bấy giờ có Phật Tự Tại Vương ra đời. Kiều Thi Ca xuất gia đầu Phật, hiệu là Pháp Tạng. Lại Kinh Vô Lượng Thọ nói:[...]

     
  • 1. Hương Quê Cực Lạc – Lời Nói Đầu

    Quyển này, theo bản Hán Văn, đã được tăng bổ, in ra nhiều lần. Cho nên phần tựa do ngài „n Quang làm năm Dân Quốc thứ 28 (1938), mà đọan sau lại có thêm lời dạy, tiểu sử của Ngài (tịch năm 1940) và Hoằng Nhất Đại Sư (tịch năm 1942). Vậy xin độc giả, thể hội, đừng lấy làm nghi.

     
 
 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com