Đại sư họ Cổ, người xứ Nhạn Môn, tinh học về thuyết Nho, Lão. Năm 21 tuổi, sư nghe ngài Đạo An giảng kinh Bát Nhã, bỗng tỏ ngộ than rằng: “Các môn học Nho, Lão, đều như lúa ép thôi!” Nhân đó bèn xuất gia, thệ hoằng dương Phật Giáo. Ngài Huệ An từng khen: “Chánh pháp truyền bá ở Trung Hoa, là do Huệ Viễn này chăng?” Sau đại sư vào Lô Sơn, cảm rồng khai mạch nước, thần vận chuyển cây để cất chùa Đồng Lâm. 

Ngài từng đào ao trồng sen, hợp chúng lại ngày đêm sáu thời niệm Phật cầu sanh Tây phương, nhân gọi là Liên xã, Đại sư ở trong non hơn 30 năm, vua vời cũng không đi, từng ba lần trông thấy thánh tướng, song trầm hậu không nói ra. Năm Nghĩa Hi thứ 12, Phật lại hiện, ngài bèn ngồi ngay nhập diệt, thọ được 83 tuổi. Người sau tôn Đại sư làm Sơ Tổ trong Liên Tông)

· · Đại sư nói: “Sao gọi là Niệm Phật tam muội?” - „y là nhớ chuyên, tưởng lặng vậy. Nhớ chuyên thì chí không chia, tưởng lặng thì khí thanh thần sáng. Khí thanh thì trí giác soi khắp, thần sáng thì chiếu suốt chỗ tối tăm. Hai điều này thầm hợp nhau, hội lại mà ứng dụng. Các môn tam muội, danh mục rất nhiều, nhưng về phần công đức cao, dễ tu tiến, thì niệm Phật là bậc nhất. Tại sao thế? - Vì Như Lai là đấng đã chứng cùng cực lý huyền tịch, thể và thần hiệp biến, ứng hóa không cùng.

Cho nên kẻ tu môn định này nương nhờ Phật lực, bỗng nhiên vọng giác tiêu tan, tức nơi cảnh sở duyên mà lặng lẽ dường như gương sáng, gương lòng sáng thì ánh linh giao chiếu, muôn tượng sanh bày. Chừng ấy sự thấy nghe dung thông, không còn cuộc hạn trong vòng tai mắt, linh thể một màu, tự nhiên trong sáng. Và khi ấy tâm hợp lý huyền, vọng tình tan mất, chỗ tuyệt diệu trong đời có chi hơn đây ư?

Rất mong các hiền giả tu theo pháp này gắng chí hành trì, làm sao cho được khế ngộ, cảm tất bóng dễ tàn, lo chưa đầy công đức, ngồi ngay ngắn trên bồ đoàn, rửa sạch lòng nơi pháp tọa, ban ngày siêng năng, ban đêm quên ngủ. Như thế mới mong sánh bước người trên, dắt dìu kẻ dưới được.

HT Thích Thiền Tâm

Đại sư họ Cổ, người xứ Nhạn Môn, tinh học về thuyết Nho, Lão. Năm 21 tuổi, sư nghe ngài Đạo An giảng kinh Bát Nhã, bỗng tỏ ngộ than rằng: “Các môn học Nho, Lão, đều như lúa ép thôi!” Nhân đó bèn xuất gia, thệ hoằng dương Phật Giáo. Ngài Huệ An từng khen: “Chánh pháp truyền bá ở Trung Hoa, là do Huệ Viễn này chăng?” Sau đại sư vào Lô Sơn, cảm rồng khai mạch nước, thần vận chuyển cây để cất chùa Đồng Lâm. Ngài từng đào ao trồng sen, hợp chúng lại ngày đêm sáu thời niệm Phật cầu sanh Tây phương, nhân gọi là Liên xãĐại sư ở trong non hơn 30 năm, vua vời cũng không đi, từng ba lần trông thấy thánh tướng, song trầm hậu không nói ra. Năm Nghĩa Hi thứ 12, Phật lại hiện, ngài bèn ngồi ngay nhập diệt, thọ được 83 tuổi. Người sau tôn Đại sư làm Sơ Tổ trong Liên Tông)

  • · Đại sư nói: “Sao gọi là Niệm Phật tam muội?” - „y là nhớ chuyên, tưởng lặng vậy. Nhớ chuyên thì chí không chia, tưởng lặng thì khí thanh thần sáng. Khí thanh thì trí giác soi khắp, thần sáng thì chiếu suốt chỗ tối tăm. Hai điều này thầm hợp nhau, hội lại mà ứng dụng. Các môn tam muộidanh mục rất nhiều, nhưng về phần công đức cao, dễ tu tiến, thì niệm Phật là bậc nhất. Tại sao thế? - Vì Như Lai là đấng đã chứng cùng cực lý huyền tịch, thể và thần hiệp biến, ứng hóa không cùng. Cho nên kẻ tu môn định này nương nhờ Phật lực, bỗng nhiên vọng giác tiêu tan, tức nơi cảnh sở duyên mà lặng lẽ dường như gương sáng, gương lòng sáng thì ánh linh giao chiếu, muôn tượng sanh bày. Chừng ấy sự thấy nghe dung thông, không còn cuộc hạn trong vòng tai mắt, linh thể một màu, tự nhiên trong sáng. Và khi ấy tâm hợp lý huyền, vọng tình tan mất, chỗ tuyệt diệu trong đời có chi hơn đây ư?

Rất mong các hiền giả tu theo pháp này gắng chí hành trì, làm sao cho được khế ngộ, cảm tất bóng dễ tàn, lo chưa đầy công đức, ngồi ngay ngắn trên bồ đoàn, rửa sạch lòng nơi pháp tọa, ban ngày siêng năng, ban đêm quên ngủ. Như thế mới mong sánh bước người trên, dắt dìu kẻ dưới được.



Có phản hồi đến “12. Huệ Viễn Đại Sư”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com