Những nhà điều tra người Ấn Độ và các quan chức cảnh sát đang lược ra những bằng chứng tại tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng thuộc bang Bihar nhằm quyết định xem ai là kẻ muốn tàn phá thánh địa thiêng liêng nhất của Phật Giáo vì đã đánh bom liên tiếp bằng cách đặt ít nhất mười quả bom với cường độ thấp diễn ra vào hôm chủ nhật 7/7 vừa qua.
Xem thêm:
Ấn Độ: Khủng Bố Tấn Công Tháp Đại Giác Linh Thiêng Của Phật Giáo Ở Bồ Đề Đạo Tràng
Các quan chức từ bộ quốc phòng đã thông báo với bộ nội vụ về vụ đánh bom làm bị thương hai nhà sư thông qua những thiết bị nổ kích hoạt cài giờ. Đây là những quả bom tự chế có chứa ammonium nitrate và lưu hỳnh được đặt trong một ống xi lanh lớn. Không ai bị chết vì vụ nổ bom mặc dù một số cửa sổ và cửa ra vào bị thiệt hại.
Tờ báo Outlook của Ấn Đồ tường thuật hôm thứ hai rằng cơ quan điều tra quốc gia đã bắt giữ một người đàn ông có liên hệ với một cuộc "khủng bố tấn công" theo mô tả của chính quyền. Tổng giám đốc cảnh sát của Bihar đã xác định nghi phạm là Binod Kumar Barachatti - tên này bị chỉ điểm vì thẻ bầu cử của hắn đã được tìm thấy bên trong tòa tháp sau khi vụ nổ xảy ra. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là Barachatti có liên hệ đến vụ tấn công hay đảng phái của hắn là ai.
Tờ báo India Today tường thuật một người đàn ông thứ hai, được xác nhận là Anwar Husain Mullick, một thành viên của nhóm khủng bố người Ấn Độ (IM) bị bắt ở Koltata vì có liên hệ với những vụ nổ.
Tháp Đại Giác ở Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở trong trái tim của tất cả các tín đồ Phật giáo vì đây là nơi mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề. Cây Bồ đề (có nguồn gốc từ cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền thành đạo) không bị hư hại. Tháp Đại Giác được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2002.
Cuộc tấn công bị tất cả những chính trị gia của Ấn Độ và thế giới chỉ trích, bao gồm cả nhà lãnh đạo đảng quốc hội Sonia Gandhi. Người đứng đầu của bang Bihar là Nitish Kumar cho biết vụ việc " xứng đáng với những lời chỉ trích mạnh mẽ nhất cũng như những từ ngữ lên án mạnh nhất vì đã tập trung đánh phá vào niềm tin tôn giáo nhằm làm cho mọi người khiếp sợ."
Các quan chức an ninh đã tăng cường sự hiện diện ở các thánh địa Phật giáo trên khắp Ấn Độ nhằm phản ứng lại với việc đánh bom xảy ra ở bang Bihar. Vào thứ hai, chưa có nhóm nào đứng lên chịu trách nhiệm về vụ đánh bom. Truyền thông Ấn Độ đang dự đoán ai là thủ phạm
Các quan chức cảnh sát của bang Bihar nghi ngờ những thành viên của đảng Maoist, những kẻ đã tiến hành nổi dậy chống chính quyền Ấn Độ trong hơn 40 năm qua và đặc biệt hoạt động rất tích cực ở miền đông bắc của đất nước có thể đã tấn công ngôi tháp Đại giác. Naxalites, kẻ đã từng hoạt động trong nhiều năm dường như đã hồi sinh nhằm phát động những cuộc đình công xung quanh khu vực bang Bihar.
Lấy cảm hứng từ cuộc cách mạng của đảng cộng sản Trung Quốc do chủ tịch Mao Trạch Đông, những tên Maxalites đã yêu cầu đất đai và công việc cho những người nông dân và người nghèo. Họ cũng muốn Ấn Độ trở thành một quốc gia cộng sản "Việc sử dụng ống xi-lanh lớn với thiết bị cài đặt nổ tung ở Bồ Đề Đạo Tràng là một chữ ký đỏ (chủ nghĩa Mao )cũng là sự thật rằng những quả bom được đặt xung quanh tháp Đại Giác chỉ ra rằng đây không phải là một cuộc thảm sát." Một quan chức an ninh cho tờ báo Hindustan Times biết.
Những người khác cho rằng những kẻ khủng bố người Ấn Độ Mujahedeen có thể đã ảnh hưởng đến vụ tấn công vì hậu quả của những cuộc xung đột giữa phật Giáo và Hồi giáo ở Miến Điện nơi hàng trăm người Hồi giáo Rohinya bị thiệt mạng vì những Phật tử Miến Điện gây ra trong cuộc bạo loạn nhiều tháng liền. Một chiến binh người hồi giáo tên Hafiz Saeeed, lãnh đạo của Jame'st ud Da'wah, người bị chỉ trích vì gây ra các vụ nổ trên diện rộng trong vụ khủng bố ở Mumbai hôm 11/26 cho rằng "chính quyền Ấn Độ đang làm việc móc ngoặc với chính quyền Miến Điện nhằm loại bỏ người Hồi Giáo khỏi Miến Điện."
Tờ báo Hindustan Times cho biết cơ quan tình báo ở Mỹ, Bangladesh, và Singapore tin rằng một số kẻ Hồi Giáo Rohngya đã nhận được sự huấn luyện bởi những người Hồi giáo có liên quan đến một nhóm quân đội người Pakistan, Lashkar-e-Taiba. Những nhóm này được thông báo là đang tìm cách tấn công những người Miến Điện và các mục tiêu Phật giáo nhằm trả đũa cho cuộc đàn áp người Hồi Giáo ở Miến Điện. Tuy nhiên, cảnh sát bang Bihar lưu ý rằng những kẻ khủng bố Mujahedeen người Ấn Độ không có mối liên hệ gì với những người Hồi Giáo ở Miến Điện nên giả thuyết này là khó xảy ra.
Ngọc Hằng dịch
Theo International Business Times