Các lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Đản sanh ở Hàn Quốc là một kỳ quan cho các giác quan và được hàng triệu người thưởng thức, cả Phật tử và không phải là Phật tử. Các chùa Hàn Quốc ngập sắc màu kính vạn hoa và những buổi lễ kỷ niệm vui vẻ. Dường như cả đất nước ngập tràn trong những cảnh đẹp và âm thanh ánh sáng lộng lẫy này trong các tháng mùa xuân.

Các lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sanh mừng ngày sinh của người sáng lập ra Đạo Phật, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Seokgamoni-bul theo người Hàn Quốc. Phật giáo là một thành tố quan trọng trong lịch sử, tôn giáo và văn hóa của xã hội Hàn Quốc nên dễ hiểu vì sao ngày Đức Phật đản sanh được tổ chức ở Hàn Quốc. Và trong khi ngày Phật Đản được tổ chức một cách không chính thức trong nhiều thế kỷ, ngay cả trong triều đại Joseon bị đàn áp 1392-1910, nó được công nhận là ngày quốc lễ vào năm 1975.

Thật sự, nhiều mặt trong việc tổ chức mừng ngày Phật Đản đã được công nhận khắp thế giới. Lễ Yeondeunghoe, được biết như là lễ hội đèn lồng được UNESCo công nhận là di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2020. Trước đó, lễ hội đèn lồng được chính phủ Hàn Quốc vào năm 2012 công nhận là một phần của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo truyền thống, Phật đản được tổ chức vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch. Và bởi vì Phật Đản được tổ chức theo âm lịch, ngày Phật đản thay đổi mỗi năm. Năm nay, Phật đản được tổ chức vào ngày 8/5. Và mặc dù ngày thay đổi mỗi năm, điều đó không hề suy giảm sự tráng lệ của các lễ hội này.

Có nhiều cách Phật Đản được đón mừng ở Hàn Quốc như treo đèn lồng khắp các chùa, thưởng thức các món ăn miễn phí và xem vẽ các tranh, biểu ngữ Phật giáo lớn hay là tham gia lễ tắm Phật. Dĩ nhiên không hề thiếu các hoạt động có thể thấy và làm tại các chùa ở Hàn Quốc trong suốt thời gian đại lễ.

Khi bạn đến các ngôi chùa Hàn Quốc từ bên ngoài, bạn sẽ thấy ngập các loại đèn lồng đầy màu sắc cầu vồng dẫn bạn vào chùa. Những đèn lồng đầy sắc màu rất nhiều ở sân hay chánh điện chùa bắt đầu một tháng trước ngày Phật đản. Hàng trăm đèn lồng được treo biểu tượng cho sự lan tỏa trí tuệ và từ bi của Đức Phật.

Một cách khác để những chiếc đèn lồng này tự biểu hiện là trong suốt mùa lễ Yeondeunghoe. Lễ hội truyền thống này có nguồn gốc từ triều đại Silla (57BCE-935 CE) và được tổ chức hầu hết ở Seoul gần chùa Tào Khê. Các lễ hội năm nay đỉnh điểm là lễ hội đèn lồng bắt đầu vào lúc 7h tối ngày 30/4.

Một cách khác để ngày Phật Đản được tổ chức ở Hàn Quốc là lễ tắm tượng Phật sơ sinh. Tượng Phật này được đặt ở phía trước chánh điện, trên bàn thờ phủ đầy hoa tượng trưng cho vườn Lâm Tỳ Ni nơi Đức Phật đản sanh. Nghi lễ ngày được dựa trên truyền thuyết khi Đức Phật sinh ra, chín con rồng phun nước tắm Ngài.

Nghi lễ tắm Phật sơ sinh có nghĩa là làm sạch thân và tâm. Nó giúp tẩy rửa các suy nghĩ tham, sân và si. Trong suốt buổi lễ, mọi người dùng một cái gáo và tưới nước thơm quanh tượng Phật ba lần. Gáo thứ nhất là để tẩy trừ những suy nghĩ xấu xa. Gáo thứ hai là để gieo hạt mầm thiện. Và gáo thứ ba là để cứu độ tất cả chúng sanh.

Sau đó, tượng Đức Phật được tắm bằng nước tinh khiết. Và hy vọng, sau nghi lễ này, một chút may mắn và sự sáng suốt sẽ tỏa sáng trên con đường của bạn.

Và một cách khác để đón mừng Phật Đản, thường là ở khu vực chánh điện là cầu nguyện và lạy trước bức tượng Phật lớn.

Các bức tượng ảnh lớn này có thể dài 15 mét, rộng 10 mét. Bức ảnh tượng lớn nhất có nguồn gốc từ năm 1622 và có thể được tìm thấy ở chùa Jukrim, ở Naju, miền nam tỉnh Jeolla. Thông thường, các bức ảnh đẹp theo nghệ thuật Phật giáo chỉ được trưng bày vào những ngày quan trọng như Phật Đản nên thật tuyệt vời khi bạn có thể thấy một mặt khác của Phật giáo Hàn Quốc mà bạn thường không thấy.

Một cách khác Phật đản được tổ chức là ăn cơm miễn phí vào buổi sáng hay buổi trưa. Bạn cũng có thể thưởng thức một cốc cà phê miễn phí.Và thông thường, những bữa ăn này rất ngon. Tuy nhiên, vì covid 19, có lẽ một số món ăn theo truyền thống sẽ được thay thế hoặc cắt giảm.

Bạn sẽ không sai lầm khi đến thăm các ngôi chùa Hàn Quốc vào ngày Phật Đản , dù là chùa lớn hay nhỏ, từ chùa Tào Khê ở Seoul đến chùa Beomeo ở Busan. Có lẽ, ngày lễ kỷ niệm sa hoa nhất là ở chùa Samgwang tại quận Busanjin ở Busan.

Tổng cộng, các ngôi chùa ở thành thị treo khoảng 40 ngàn đèn lồng. Bên cạnh đèn lồng, du khách cũng có thể xem các các con rồng với các vị Bồ Tát cưỡi chúng và tượng các con vật hoàng đạo làm bằng giấy cao 10 mét ngự trong sân chùa. Đó thật sự là một sự trải nghiệm có thể tận hưởng một cách trọn vẹn.

Còn rất nhiều, rất nhiều điều có thể thấy và làm và đây là thời điểm trong năm mà các chùa Hàn Quốc đẹp nhất.

Ngọc Hằng dịch

Theo koreatimes.co.kr



Có phản hồi đến “Vẻ Đẹp Ngày Phật Đản Ở Hàn Quốc – Lễ Hội Đèn Lồng, Kỳ Quan Văn Hóa Phi Phật Thể Của UNESCO”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com