Lễ hỏa táng cố quốc vương Thái Lan, Bhumibol Adulyadej là một nghi lễ quy mô, hoành tráng diễn ra trong 5 ngày. Nghi lễ và các đám rước đều diễn ra theo phong cách Phật giáo, truyền thống và lịch sử với nhiều nét nhiện đại và cảm xúc cá nhân. Dự tính có khoảng 250 ngàn người sẽ tham dự lễ hỏa táng. Chi phí cho toàn bộ lễ hỏa táng là khoảng 90 triệu USD.

Có 5 sự thật thú vị về sự kiện này cần biết

1. Quá khứ và hiện tại

Lễ hỏa táng – tượng trưng cho sự huyền bí của núi Meru, nơi các vị thần an trú theo cả truyền thuyết Phật giáo và Ấn Độ Giáo có lẽ là những cấu trúc biểu tượng trang trí vô cùng ấn tượng mà người dân Thái Lan sẽ thấy được xây dựng ở đất nước của họ trong cuộc đời này. Tuy nhiên, một số vị vua trước đã có những công trình xây dựng khổng lồ như là tòa tháp cao 102 mét nơi hỏa táng vua Borommakot trong vương triều Ayutthaya vào năm 1759.

Tuy nhiên, vị vua Chulalongkorn ở thế kỷ thứ 19, được biết với nỗ lực của Ngài trong việc hiện đại hóa đất nước đã nghĩ đến lúc phải giảm xuống.

“Đó thật sự là phung phí sức người và tiền bạc. Làm những việc như vậy hiện nay là không còn phù hợp với sự thay đổi của đất nước. Nó không đòi hỏi sự tôn trọng dài lâu hay có lợi cho ai. Điều này chỉ gây phiền phức cho người khác.” Lời trích dẫn của Vua Chulalongkorn

2. Tháp hỏa táng và quan tài

Theo truyền thống, nhục thân của người quá cố trong gia đình hoàng gia phải được giữ đứng thẳng, trong một tháp hỏa táng. Tuy nhiên, vua Bhumibol và mẹ cũng như chị Ngài, người đã dành hầu hết cuộc đời sống ở phương Tây lựa chọn nhục thân được đặt trong quan tài và tháp hỏa táng được đặt kế bên theo mục đích phong tục truyền thống.

Khi vua Bhumibol ở cung điện trong những năm trước khi ngài mất, tháp hỏa táng không được đặt trên bệ với quan tài ở đằng sau. Quan tài của vua Bhbumibol được làm bằng gỗ tếch lâu năm, mạ vàng nguyên chất lót lụa màu ngà.

Một tháp hỏa táng bằng vàng với những họa tiết truyền thống được đưa ra vào năm 2000 để thay thế cho tháp được làm vào năm 1900 trong triều đại của Chulalongkorn. Nó được sử dụng lần đầu tiên trong lễ hỏa táng vào năm 2008 của chị đức vua, công chúa Galyani Vadhana và là tháp được sử dụng cho các nghi thức lễ tang của vua Bhumibol.

Việc thực hiện giữ nhục thân trong tháp hỏa táng vẫn chưa rơi vào việc hoàn toàn không sử dụng. Nhục thân của công chúa Bejaratana Rajasuda, người con duy nhất của vua Vajiravudh được giữ trong tháp tro cốt trong lễ an táng vào năm 2012.

3. Con chó của cố quốc vương

Tượng các chú chó cưng của đức vua Bhumibol đã được đặt trang trọng giữa 500 hình ảnh mô phỏng các con thú vật, tượng thần, các linh vật huyền bí trên tòa tháp cao 50 mét. Tượng của chú chó Tongdaeng và Jo Cho cao 70 cm nằm trên đỉnh tháp gần với quan tài của vua.

Tongdaeng, một chú chó được vua nuôi vào năm 1998 trở nên nổi tiếng khi Đức vua viết quyển sách vào năm 2002 với tiêu đề “Câu chuyện của Tongdaeng” được phổ biến về cách đức vua suy nghĩ người Thái nên tiếp tục giữ truyền thống trong thời đại toàn cầu hóa của thế kỷ thứ 21.

“Tongdaeng là một chú chó đáng kính với tính cách tốt ; cô ấy khiêm nhường và biết điều luật. Cô luôn ngồi thấp hơn vua; ngay cả khi Ngài kéo cô lên ôm, Tongdaeng cũng cúi thấp trên nền, tai ở vị trí kính trọng như muốn nói “con không dám.”

4. Tác phẩm của nhà điêu khắc

Dường như đó là một ý tưởng tuyệt vời với nhà điêu khắc Pitak Chalermlao, người đã chuẩn bị hai bức tượng cao 2 mét về Garuda, con vật nửa chim nửa người trong thần thoại Ấn Độ Giáo và Phật Giáo trong nghi lễ hỏa táng.

Để thể hiện rằng vua Bhumibol là một con người của thời đại, đưa đất nước tiến về với kỹ thuật cận đại, anh tạc cả logo của Apple và Google vào mỗi cánh của Garuda và một biểu tượng facebook trên đai khóa của nó.

Tự hào cho ý tưởng này, anh đăng lên trang facebook cá nhân tự nhiên. Sau đó búa rìu chỉ trích đến, đầu tiên là cộng đồng dân cư mạng cho rằng ý tưởng đó là xúc phạm hay ít ra là không thích hợp.

Cơ quan chịu trách nhiệm cho lễ hỏa táng, đứng đầu là bộ nghệ thuật không hài lòng và yêu cầu biểu tượng phải được tháo gỡ vì không phù hợp để trân trọng truyền thống và tinh thần của buổi lễ.

Nhà điêu khắc phải xin lỗi và cho biết anh chỉ muốn chứng tỏ rằng vua Bhumibol là một người đàn ông hiện đại lẫn uyên bác truyền thống.

5. Hoa gỗ đàn hương và hoa giấy

Ngay sau khi vua Bhumibol băng hà, cung điện đã gởi một đội bao gồm những nhà chiêm tinh học Brahmin để chọn gỗ đàn hương từ rừng thích hợp để có thể làm quan tài và cho lễ hỏa táng. Bốn trong 19 loại cây được chọn tại công viên bảo tồn quốc gia Kui Buri ở tỉnh Prachuap Khiri Khan, được chú nguyện khi hạ xuống và mang về Băng Cốc trong một nghi lễ thiêng liêng.

Các nghi thức tang lễ theo Phật giáo và Ấn Độ Giáo càng tăng thêm sự quan trọng của loại gỗ có mùi thơm được lựa chọn cho lễ hỏa táng.

Tại lễ hỏa táng của vua, “hoa” được làm từ gỗ đàn hương sẽ được để xung quanh tháp hỏa táng bởi những quan chức hay những người có đặc quyền được mời đến tham dự buổi lễ.

Một chiến dịch vĩ đại khuyến khích công chúng bày tỏ sự trung thành với hoàng gia bằng cách tự làm hoa giấy và đặt hoa tại hàng trăm địa điểm được chọn lựa như là chùa và trường học cũng như các quầy hàng ở các chợ hay bệnh viện. Chính quyền thành phố Băng Cốc cho biết họ ước tính có khoảng 3 triệu hoa giấy.

Công chúng tham dự không chỉ dừng lại ở đó. Đại diện từ 76 tỉnh thành khắp cả nước cũng lựa chọn mang những tác phẩm tâm huyết của họ đến.

Ngọc Hằng dịch

Theo AP



Có phản hồi đến “Hoành Tráng Lễ Hỏa Táng Cố Quốc Vương Thái Lan Theo Nghi Thức Phật Giáo”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com