1. Đức Dalai Latma

Đức Dalai Latma rất buồn khi hay tin người bạn và người huynh đệ tâm linh, thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch. Ngài gởi lời chia buồn đến các tín đồ ở Việt Nam và trên khắp thế giới.

Trong thông điệp chia buồn, Đức Dalai Latma viết:

“Trong sự phản đối bất bạo động về chiến tranh ở Việt Nam, sự ủng hộ với mục sư Martin Luther King và hơn hết là sự ủng hộ của thầy trong việc chia sẻ với người khác không chỉ là chánh niệm và từ bi đóng góp vào hòa bình nội tâm mà còn là cách các cá nhân đóng góp vào nền hòa bình thực sự cho thế giới, thiền sư đã sống một cuộc đời vô cùng ý nghĩa.

Tôi tin rằng cách tốt nhất để chúng ta có thể tri ân thầy là tiếp tục tiếp nối công việc của thầy trong vấn đề củng cố hòa bình cho thế giới.”

(Theo dalailatma.com)


2. Bộ Ngoại Giao Mỹ

Thay mặt người dân Hoa Kỳ, chúng tôi xin chân thành gởi lời chia buồn trước sự ra đi của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một nhà sư Phật giáo, một nhà hoạt động vì hòa bình và người sáng lập ra phong trào Phật giáo dấn thân theo truyền thống Làng Mai, một trung tâm tu học chuyên về chánh niệm.

Là một người thầy và là nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếng được yêu mến khắp thế giới, được mọi người ở mọi truyền thống tôn giáo tiếp nhận, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trải qua hơn 60 năm ủng hộ tự do tôn giáo, nhân quyền, bất bạo động và tình yêu thương cho nhân loại. Công việc cả đời của Ngài đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình và rất nhiều giải thưởng khác.

Thiền sư là sự hiện diện nổi bậc vượt xa cộng đồng tâm linh và cả thế giới sẽ vô cùng thương nhớ tiếng nói đầy từ tâm của thầy. Khi suy ngẫm về cuộc đời của thầy, chúng tôi nhớ đến di sản lâu đời và dấu ấn sâu sắc mà thầy để lại cho nhân loại. Niềm tâm tư của chúng tôi xin gởi đến với người Việt Nam, nơi thầy đã sinh ra và viên tịch, và cũng cho tất cả những ai trên toàn thế giới được truyền cảm hứng từ tinh thần nhẹ nhàng của thầy.

(Theo state.gov)

3. Tổng thống Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và rất nhiều chính trị gia quốc tế bày tỏ lời chia buồn khi nghe tin thiền sư Thích Nhất Hạnh ra đi.

Viết trên Twitter hôm 22/1/2022, tổng thốn Hàn Quốc cho biết thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những người ông vô cùng kính trọng. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhớ lại hai lần thiền sư đến Hàn Quốc và chính ông đã cảm động như thế nào với lời dạy của thiền sư.

“Tôi tìm thấy bên trong nhà sư một tình yêu cho nhân loại trên mọi điều thầy làm, đi khắp thế giới phản đối chiến tranh, ủng hộ hòa bình và nhân quyền.” Tổng thống Hàn Quốc viết.

‘Bước chân, lời nói và lời dạy của thầy sẽ luôn sống trong trái tim của mọi người. Cầu mong thầy được yên nghĩ.”

Trước đó, vào sáng ngày 22/1/2022, người phụ trách Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Marie Damour cũng gởi lời chia buồn thông qua trang facebook của đại sứ quán và tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ.

"Lời dạy của thầy, đặc biệt là mang chánh niệm vào cuộc sống đã làm phong phú thêm cuộc sống của rất nhiều người Mỹ.” Nhà ngoại giao Mỹ cho biết.

“Thay mặt cho phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ, tôi muốn bày tỏ lời chia buồn sâu sắc vì sự ra đi của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một nhiền sư, một nhà hoạt động hòa bình và là người sáng lập nên đạo tràng Mai Thôn” Và Damour bày tỏ.

Theo thông báo từ Làng Mai, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viên tịch bình an tại chùa Từ Hiếu vào lúc 1:30 sáng ngày 22/1, trụ thế 96 năm.

“Vào năm 2018, sau thời gian tu tập ở nước ngoài, thiền sư đã trở về chùa Từ HIếu để tĩnh tâm.

Trong gần 40 năm xa quê hương, thiền sư là một trong những người tiên phong mang Phật giáo, đặc biệt là chánh niệm đến với xã hội phương Tây và đóng góp vào việc xây dựng nên cộng đồng Phật giáo tiếp hiện cho thế kỷ thứ 21, với gần 1250 đệ tử xuất gia, hàng triệu tín đồ và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu."

Theo newsnpr.org

Ngọc Hằng dịch



Có phản hồi đến “Đức Dalai Latma, Bộ Ngoại Giao Mỹ Và Tổng Thống Hàn Quốc Gởi Thông Điệp Chia Buồn Thiền Sư Nhất Hạnh Viên Tịch”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com