Một nhóm gồm 108 Phật tử hành hương Hàn Quốc đã len lỏi qua con đường khắp Ấn Độ theo bước chân của Phật
Họ sẽ đi qua 1167 km để cầu nguyện thế giới hòa bình mà Ấn Độ hy vọng sẽ hồi sinh con đường hành hương.
Chuyến hành hương kéo 43 km đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Hàn Quốc khi hai bên đang tìm kiếm kết nối mỗi quan hệ bao gồm kết nối giữa người và người.
Kể từ khi bắt đầu đi bộ vào ngày 9/2 ở tiểu bang Uttar Pradesh ở phía Bắc từ bảo tháp Dhamek , nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên sau khi thành đạo, đoàn hành hương, bao gồm các nhà sư và Phật tử đã đi được 235 km, đang đến tiểu bang miền đông Bihar vào ngày 14/2.
Được cảnh sát và xe tháp tùng để mang lều và thức ăn, đoàn hành hương đến từ Sangwol Society ở Hàn Quốc, một trong những nước Đông Á có số lượng Phật tử nhiều nhất.
Họ sẽ cầu nguyện cho thế giới hòa bình khi cùng tề tựu trước cây bồ đề, cây thiêng liêng và là cây hậu duệ của cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo, tại tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng, một trong những nơi linh thiêng của Phật giáo.
Đoàn hành hương, một trong những đoàn lớn nhất đi trên con đường Phật giáo sẽ đến Nepal vào ngày thứ 34 trong chuyến đi đến Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật thành đạo trước khi trở về Ấn độ thông qua Uttar Pradesh.
Họ sẽ kết thúc chuyến đi vào ngày 20/3 tại tu viện Jetavana ở Uttar Pradesh nơi Đức Phật dành khá nhiều thời gian trong cuộc đời Ngài để thuyết pháp ở đây.
“Đây là chuyến đi đầu tiên của mô hình này. Một sự tiếp xúc độc đáo giữa người và người.” Đại sứ Hàn Quốc ở Ấn Độ Chang Jae-bok cho biết
“Trong thời điểm thế giới bị bao vây vì xung đột, thời đại hòa bình và từ bi của Đức Phật vô cùng cần thiết từng giờ. Chúng tôi tự tin điều này sẽ đi một chặn đường dài trong việc làm sâu sắc mối quan hệ giữa con người và phổ biến con đường hành hương của Phật tử ở Ấn Độ.” Vị đại sứ nói.
Một phần năm dân số Hàn Quốc là Phật tử
Ngoài việc có mối quan hệ lịch sử đến Phật giáo, có khoảng 8.4 triệu Phật tử ở Ấn Độ, chiếm khoảng 0.7% dân số
Nhưng vẫn chưa thể tăng số lượng người hành hương từ các nước khác so với Thái Lan, Sri Lanka hay Nepal.
Các Phật tử hành hương chủ yếu là từ Sri Lanka, Miến Điện, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan. Vào năm 2019, có hơn 500,000 du khách và người hành hương đến Bồ Đề Đạo Tràng so với gần 2 triệu người đến Lâm Tỳ Ni của Nepal mỗi năm.
Ông Rakesh Kumar, chủ thịch của hội du lịch Bồ Đề Đạo Tràng cho biết chuyến hành hương của Hàn Quốc sẽ “giới thiệu Ấn Độ” nhưng ông lưu ý cần phải cải thiện cơ sở hạ tầng và sự kết nối.
Chỉ có một chuyến bay quốc tế từ Băng Cốc và một số chuyến bay từ các nước khác đến gần sân bay Gaya, cách đó 10 km
Ông nói “các bên liên quan như chúng tôi đã nói rằng sẽ có các chuyến bay thường xuyên đến Bồ Đề Đạo Tràng từ Bhutan, Nepal, Singapore, Nhật, Hàn Quốc.”
Trong vài năm qua, chính phủ Ấn Độ đã chú trọng vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng dọc theo con đường hành hương Phật giáo. Một sân bay đã mở ở Câu Thi Na, Uttar Pradesh vào năm 2022 để cải thiện sự di chuyển của Phật tử hành hương.
Đường sắt Ấn Độ cũng chạy một chuyến tàu du lịch đến các điểm hành hương quan trọng.
“Tuy nhiên, rất nhiều thứ cần được làm để giải quyết cơ sở hạ tầng và kết nối, số lượng khách sạn tốt, chú trọng vào sự sạch sẽ, tiện nghi bên đường và bảo đảm an toàn cho khách hành hương.” Ông Mihir Shekhar Bhonsale, trợ lycs phân tích chính sách cho biết.
“Những bên tư nhân, đặc biệt là trong sự thân thiện cần phải sẵn sàng để khai thác thị trường khổng lồ này và đưa nó đến đỉnh cao.”
“Ngành du lịch Phật giáo sẽ phát triển đa dạng với sự đa dạng của du khách – từ những khách hành hương bình dân cho đến khách du lịch sang trọng. Một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Trung Hoa, Miến Điện, Malaysia và Indonesia là vô cùng quan trọng.”
Việc thúc đẩy du lịch phật giáo cũng được xem là cách giúp Ấn Độ tăng kết nối với Đông Nam Á thông qua chính sách quyền lực mền tại thời điểm đất nước đang giữa vai trò lãnh đạo toàn cầu. Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 vào năm nay.
“Các nỗ lực để cố gắng hồi phục hình ảnh đất Phật ở Ấn Độ sẽ có New Delhhi cơ hội tăng cường mối quan hệ láng giềng đặt biệt là với Đông Nam Á.” Ông Bhonsale cho biết và điều này sẽ cho phép Ấn Độ “triển khai sức mạnh quyền lực mền chống lại sự thống trị của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.
Ngọc Hằng dịch
Theo straitstimes.com