Một lập trình viên người Trung Hoa 40 tuổi đã nhảy lầu tự sát gần đây sau khi anh bị ép buộc phải từ chức. Tin tức này dẫn đến những cuộc tranh luận căng thẳng nóng bức trên các diễn đàn online về áp lực công việc và khủng hoảng tuổi trung niên.
Theo bảng báo cáo, lập trình viên này mang họ Âu, từng có một sự nghiệp thành công. Sau khi tốt nghiệp từ trường đại học Beihang vào năm 2003, anh gia nhập Huawei, tập đoàn cung cấp thiết bị điện tử viễn thông lớn nhất thế giới. Vào năm 2011, anh rời Huawei và gia nhập với đối thủ cạnh tranh là ZTE. Sau đó, anh được thăng chức lãnh đạo đội R& D và trở tành một thành viên của cấp quản lý giữa.
Không ai biết chính xác vì sao anh hành động cực đoan như vậy nhưng đang có nhiều suy đoán về sự căng thẳng trong công việc.
Ngành công nghệ lập trình tương tự như chơi trò chơi trên mạng khi tuổi trẻ là một tài sản quan trọng.
Các nhân viên trẻ ở độ tuổi 20 thường tiếp cận công nghệ nhanh chóng, làm việc nhiều giờ và thường được trả lương thấp. Ngược lại, những người ở độ tuổi 30 hay 40, họ không thể cạnh tranh với bạn đồng nghiệp trẻ về tốc độ học tập và ít hiệu quả về chi phí hơn đối với công ty của họ.
Huawei và ZTE được cho là khá quan tâm đến việc giữ lực lượng lao động trẻ. Ví dụ, Huawei từng được báo cáo rằng những kỹ sư hàng đầu trên 34 tuổi phải từ chức nếu họ chưa được thăng chức lên làm quản lý cấp trung.
ZTE cũng thích giữ đội ngũ nhân viên dưới 40 tuổi lên làm quản lý cấp trung. Nói một cách đơn giản, những ai gần 40 tuổi có thể bị nguy hiểm nếu họ không leo lên vị trí lãnh đạo cấp cao.
Trong khi đó, công nghệ đã loại bỏ sự cần thiết cho một nhóm lãnh đạo cấp trung khá lớn càng làm tăng nguy hiểm cho triển vọng phát triển của họ.
Nhận thấy những điều đang xảy ra với những công nhân ở độ tuổi trung niên, giới trẻ Trung Hoa, sinh vào những năm 1990 cho biết là đang tiếp cận đến một thái độ thoải mái và không cần phải phấn đấu để đạt được thành công.
Với họ, an lạc cho tâm hồn và sức khỏe quan trọng hơn. Những người này được gọi là thanh niên có lối sống theo Phật giáo.
Ngọc Hằng dịch
Theo Hong Kong Economic Journal