Nếu bạn nghĩ rằng bất cứ người Thái Lan nào cũng tôn kính đối với vị quốc vương quá cố của họ, bạn sẽ có sự ngạc nhiên và không hài lòng.

Vào cuối tháng 12, một nhóm các sư cô từ tu viện Nakhon Pathom bị chặn lại khi họ đến đãnh lễ quốc vương vừa băng hà. Các sư cô dưới con mắt của luật lệ Thái Lan là phạm pháp và bị khiển trách vì mặc áo của các nhà sư theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy.

Vào đầu tháng 11, một nhóm các sư cô khác từ tu viện Songkhla cũng bị từ chối tham dự tang lễ của hoàng gia tại cung điện. Họ cũng được cho biết rằng các sư cô là bất hợp pháp và nếu họ muốn đến đảnh lễ quốc vương, họ phải xếp theo hàng dành cho các cư sĩ tại gia và mặc trang phục màu đen thay vì y áo nhà Phật.

Nếu đây không phải là một sự phân biệt tôn giáo trắng trợn thì đó là gì?

“Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và cảm thấy bị sỉ nhục “Sư cô Dhammananda, người dẫn đầu một nhóm 70 sư cô cùng những vị tập sự đến tham dự tang lễ cho biết.

“Chúng tôi đã nhận được sự xác nhận từ văn phòng của cung điện rằng chúng tôi sẽ được đến viếng thăm vào lúc 3:30 chiều. Vì thế chúng tôi không hề nghĩ rằng điều này xảy ra"

Văn phòng Phật giáo Quốc gia và một trường đại học Phật giáo được giao nhiệm vụ sàn lọc tu sĩ tại cung điện. Người chịu trách nhiệm đứng đầu để sàn lọc là giáo sư Teerapak Chaichana tại học viện Phật giáo.

“Ông ấy nói rằng: các cô có biết là các cô bị phạm pháp không? Ông ấy khiển trách chúng tôi với sự khinh miệt. Ông ấy cũng nói rằng ông không chấp nhận nữ giới mặc y áo của người xuất gia.” Sư cô Dhammananda cho biết.

“Chúng tôi đã giải thích cho ông ấy rằng các sư cô theo truyền thống nguyên thủy đã thọ giới ở Sri Lanka và chúng tôi không phải thuộc giới tăng lữ Thái Lan. Vì thế luật cấm người nữ xuất gia theo tăng đoàn Thái Lan không áp dụng cho chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi đã nhận được sự cho phép từ hoàng cung được đến thăm viếng. Tuy nhiên ông ấy từ chối không chịu lắng nghe.”.

Theo ông Teerapak, đây không phải là việc các sư cô bị cấm đến đãnh lễ với quốc vương quá cố tại hoàng cung. Các tu sĩ bị tẩy chay bởi hội đồng giáo sĩ không được làm như vậy bởi vì họ không có đủ giấy tờ tăng tịch. Luật lệ này chỉ áp dụng với quốc gia Thái Lan mà thôi. Các vị tăng và ni người nước ngoài có hộ chiếu có thể được tham dự nghi lễ.

Và với các sư cô trong y áo màu trắng, họ phải thể hiện sự tôn kính thông qua cách mà Phật tử tại gia thường làm. “Giấy tờ tùy thân của họ vẫn nói rằng họ là cô hay bà, nghĩa là họ chỉ là những phụ nữ tại gia. Để được vào, họ cần phải có giấy xác nhận rằng họ là thuộc giới tăng lữ nhưng họ lại không có.

“Tất cả điều này là vì theo luật và lệ, không phải là phân biệt” Ông khẳng định.

Lời giải thích của ông Teerapak đã dấy lên nhiều câu hỏi. Liệu đây có phải là sự phân biệt trong giới tăng lữ rằng các sư cô trong y áo màu trắng là hợp pháp? Hội đồng của nhà nước, cánh tay phải của chính quyền đã tuyên bố rằng các sư cô trong y áo màu trắng là thuộc giới xuất gia. Vậy tại sao họ vẫn từ chối công nhận các sư cô?

Và vì sao các sư cô được phép đãnh lễ đối với Đức vua quá cố trong y áo màu trắng nhưng xếp hàng theo các Phật tử tại gia trong khi lại yêu cầu các sư cô phải từ bỏ y áo của mình trước? Vậy đây không phải là một vấn đề về phân biệt đối xử hay sao?

Việc sàng lọc nghiêm ngặt chỉ là vấn đề thận trọng. “Nếu chúng ta cho phép những người bị cấm bởi giới tu sĩ được vào, họ có thể dùng nó như là cách để kêu gọi hợp pháp hóa tình trạng của họ." Ông cho biết.

Trừ khi cả nhóm có thư xác nhận từ văn phòng của hoàng cung theo quy tắc của giới tu sĩ nhưng nhóm của sư cô Dhammananda chỉ có sự xác nhận bằng miệng.

Trong khi các sư cô trong y áo màu trắng lặng lẽ chấp nhận tình trạng phân biệt, sư cô Dhammananda đang lên kế hoạch kiện văn phòng sàn lọc vì vi phạm quyền tôn giáo và giới tính đã làm cho nhóm của cô bị sỉ nhục trước đám đông với sự khinh miệt cùng những cáo buộc sai lầm.

“Chúng tôi chỉ muốn tạo ra một tiền đề rằng các quan chức không thể vi phạm hiến pháp bảo vệ sự bình đẳng giới và quyền tôn giáo.
” Kanjana Suthikul, một người trợ lý thân cận của sư cô Dhammananda cho biết.

Mặc dù sự phàn nàn chỉ là chống lại với một quan chức cá nhân, sự phân biệt và bị đối xử khinh miệt mà các sư cô phải gánh chịu là có hệ thống.

Giới tu sĩ cấm việc thụ giới cho các sư cô và sẽ trừng phạt rất nặng những vị tăng sĩ nào truyền giới, tham dự lễ thọ giới của các sư cô hoặc ngay cả lên tiếng ủng hộ các sư cô.

Giới tu sĩ khẳng định sự phản đối này là ngoài giới luật tu tập. Đức Phật đã yêu cầu thọ giới hai lần cho các sư cô; các sư cô phải được thọ giới bởi ni đoàn trước tiên và sau đó sẽ có một người tu sĩ nam hướng dẫn.

Vì ni đoàn dưới truyền thống Phật giáo nguyên thủy từ Thái Lan đã bị diệt chủng từ lâu, việc phục hồi thọ giới cho nữ là chống lại giới luật hay các quy tắc hành xử trong tăng đoàn.

Tuy nhiên, trở ngại kỹ thuật này chỉ là một sự ngụy trang trong việc không thích phụ nữ, một lý do cho giới tăng lữ bảo vệ quyền lợi của mình. Các nhà sư sẽ khó chịu nói rằng “làm sao các cô lại dám hành xử và ăn mặc như chúng tôi.”

Nói về các quy tắc hành xử trong giáo đoàn, Đức Phật cấm các nhà sư không được đụng tiền, bảo mọi người sống giản dị. Vậy tại sao những bậc trưởng thượng và vô số các tăng sĩ sống sa hoa và vì sao giới tăng sĩ lại liên hệ đến cả tham nhũng?

Đức Phật đã đưa ra điều luật cho giới tu sĩ thực hiện rõ ràng và dân chủ. Vậy tại sao tăng đoàn Phật giáo Thái Lan lại phong kiến và độc tài đến như vậy?

Đức Phật đã nói cho các nhà sư phải đối xử với các sư cô tử tế, hữu ích như là “chị em” của họ vậy. Thế vì sao giới tăng lữ lại đầy sự thù ghét đối với các sư cô?

Khi sư cô Dhammananda được thọ giới ở Sri Lanka vào năm 2001, cô đã bị giới tăng lữ tấn công dữ dội vì đã mở ra tiền đề cho việc thọ giới với nữ ở Thái Lan và cho cả sự thẳn thắn của cô.

Là một học giả Phật giáo trước khi thọ giới, sư cô không hề sợ hãi trước sự cáo buộc của giới tăng sĩ rằng ni đoàn đã bị diệt chủng. Bằng chứng lịch sử chỉ ra rằng ni đoàn ở Trung Hoa thật sự có nguồn gốc từ Phật giáo Nguyên Thủy nên ni đoàn vẫn còn tồn tại.

Sự khẳng định về việc thụ giới kép cũng chỉ là một sai lầm.

“Vai trò của ni đoàn trong việc thọ giới cho nữ chỉ là để sàn lọc các ứng cử viên.”
“Vì việc sàn lọc chỉ là hỏi vài câu hỏi về giới tính, nó sẽ tạo ra các tình huống ngược đời cho các tăng sĩ và các ứng cử viên thọ giới tỳ kheo ni ngày xưa. Đức Phật sau đó đã cho phép các tỳ kheo ni làm công việc sàn lọc. Tuy nhiên, việc thọ giới vẫn do các vị tỳ kheo thực hiện.” Sư cô nói thêm.

Điều này có nghĩa rằng nếu việc sàn lọc không có vấn đề gì, các nhà sư có thể thực hiện việc truyền giới xuất gia cho nữ giới mà không phá bỏ các nguyên tắc luật lệ trong giới tu sĩ.” Cô nói thêm.

Sự giải thích của cô là hợp với quan điểm của nhiều học giả Phật giáo trên toàn thế giới. Tuy nhiên đừng mong là giới tăng sĩ trưởng thượng lắng nghe.

Mặc dù không được chấp thuận nhưng số lượng các sư cô và người tập sự vẫn tiếp tục tăng lên, Đỉnh điểm là vào năm 2014 khi lễ thọ giới hoàn toàn cho các sư cô đã diễn ra tại Thái Lan, ở tu viện Songkhla với vị thầy hướng dẫn từ Sri Lanka đến. Đó cũng là cùng với năm mà sư cô Dhammanada, sau 12 năm vào ni đoàn trở thành một người hướng dẫn cho chính cô.

Trong sự phản ứng đầy tức giận, hội đồng Tăng già tối cao đã khẩn trương tái ban hành lệnh cấm lại các sư cô. Thêm vào đó, họ yêu cầu bộ ngoại giao không được cấp visa cho các vị tỳ kheo từ Sri Lanka đến Thái Lan giúp thọ giới cho nữ.

Lệnh cấm và yêu cầu không cấp visa vi phạm quyền con người cơ bản và tự do tôn giáo. Ngoài ra, giới tăng lữ không bao giờ có bất cứ nhiệm vụ nào với những chính sách thế tục. Đáng buồn thay, chính quyền quốc gia theo tư tưởng gia trưởng đã ngoan ngoãn nghe lời đồng ý theo.

Việc cấm các sư cô không được bày tỏ sự kính trọng đối với hoàng gia chỉ là một hành động không đúng theo Phật giáo từ những người tự xưng là bảo vệ Phật giáo. Liệu có còn y vọng nào từ cơ quan tư pháp, cũng đầu sự gia trưởng có thể giải quyết các vấn đề cho các sư cô?

“Thật sự, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ nhiều nhà sư thông thoáng. Việc thay đổi để ủng hộ các sư cô được thọ giới không chỉ là ở Thái Lan mà là mọi nơi trên thế giới.”

"Dù cho có thử thách gì đứng trước, chúng tôi sẽ tiếp tục tu tập như những tỳ kheo ni. Dù cho có những sự phản kháng nào đến đi nữa, sẽ có nhiều người nữ chọn theo đuổi con đường tâm linh như những tỳ kheo ni.”

“Không gì có thể ngăn cản điều này cả.” Sư cô Dhammananda cho biết.

Ngọc Hằng dịch

Theo The Bankkokpost



Có phản hồi đến “Các Sư Cô Không Được Xuất Gia Và Tôn Kính Ở Thái Lan”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com