Bạn có ăn nho hay đậu đen để cầu nguyện mau mắn cho năm mới? Nếu bạn ăn nho, bạn có lẽ đến từ Tây Ban Nha. Người dân Tây Ban Nho ăn chính xác là 12 trái nho vào đêm giao thừa để tôn vinh một truyền thống bắt nguồn từ cuối thế cuối thế kỷ tứ 19. Quay lại những năm 1800, những người trồng nho ở khu vực Alicante đã tạo ra một truyền thống như là phương tiện để bán nho vào cuối năm. Việc tổ chức đón mừng ngọt ngào này nhanh chóng được chú ý. Ngày nay, người Tây Ban Nha và không phải gốc Tây Ban Nha cũng thích ăn một quả nho cho mỗi 12 tiếng chuông đầu tiên vào đêm giao thừa hy vọng điều này sẽ mang đến một năm đầy may mắn và thịnh vượng.

Đêm giao thừa và năm mới được tổ chức khác nhau tùy nền văn hóa trên toàn thế giới.Thế giới có hơn 6500 ngôn ngữ và hàng chục ngàn nền văn hóa và tất cả họ đều có những phương cách đặc trưng và thú vị để bắt đầu năm mới.

Người Scotland đón mừng nhiều truyền thống vào ngày 1/1 nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là xông đất. Theo truyền thống này, người đầu tiên băng qua ngưỡng cửa nhà bạn sau giao thừa vào ngày năm mới nên là một người đàn ông tóc đen nếu bạn muốn có một năm mới may mắn. Theo truyền thống, những người đàn ông này thường mang theo những món quà gồm than đá, muối, bánh mỳ nhỏ, rượu whiskey và tất cả đều mang ý nghĩa may mắn.

Vì sao là đàn ông tóc đen? Có lẽ quay về xa xưa khi Scotland bị người Vikings xâm lượt, điều cuối cùng bạn muốn thấy tại bậc cửa nhà bạn là một người đàn ông tóc đen, mang một chiếc mũ bảo hiểm và cầm một chiếc rìu khồng lồ. Điều trái ngược với người Viking tóc vàng óng là người đàn ông tóc đen, tượng trưng cho sang trọng và thành công.

Người Hà Lan thích ăn đồ chiên giòn vào ngày đầu năm. Oliebollen một loại bánh của Hà Lan. Truyền thống này có nguồn gốc từ việc thờ cúng của ngoại giáo. Bộ lạc Germanic cổ xưa sẽ ăn những chiếc bánh chiên dòn trong thời Yule để khi nữ thần Perchta Germanic hay được gọi là Perchta the Belly Slitter cố gắng mổ bụng và lấp đầy rác (hình phạt cho những ai không tham gia cổ vũ lễ Yule).

Chất béo từ bánh có thể làm cho gươm của nữ hoàng bị trượt. Ngày nay, bánh Oliebollen được thưởng thức vào đêm giao thừa. Cố gắng tìm người bán thực phẩm Hà Lan vào những tháng mùa đông không bán những loại bánh giống như bánh ráng thế này quả là một thách thức.

Lễ hội năm mới ở Nga bắt đầu cách đây 25 năm bao gồm trồng cây dưới nước. Cao nguyên băng giá và các hồ đá của Nga không ngăn cản việc trồng cây dưới nước. Hai người thợ lặn, tên là Cha Tuyết và mẹ đá mạo hiểm đến hồ Baikal, hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và trồng cây năm mới sâu hơn 100 feet dưới mặt hồ. Đây là cây thường dùng trang trí. Mặc dù nhiệt đồ thường rất lạnh ở Nga vào giao thừa, mọi người trên khắp thế giới đền đến tham gia truyền thống đóng băng này.

Người Hy Lạp treo hành từ cửa của họ để khuyến khích sự phát triển trong năm mới. Văn Hóa Hy Lạp có mối liên hệ mật thiết với thực phầm theo ý tưởng phát triển, xem như tất cả các cây hành dường như muốn là trồng và tiếp tục phát triển.

Người Hy Lạp cũng có một tập tục đặc biệt khác:đập quả lựu. Nguồn gốc của truyền thống này là từ thần thoại Hy Lạp. Với người Hy Lạp, lựu tượng trưng cho khả năng sinh sản, cuộc sống và sung túc và quả lựu cũng liên hệ đến may mắn trong thời hiện đại của Hy Lạp. Chỉ vừa sau giao thừa, tập tục của người Hy Lạp là đập một quả lựu vào cửa nhà. Người ta nói rằng số hạt lựu có liên hệ với số may mắn đang đến. Họ không nhắc đến việc đập quả lựu vào cửa trước hay sau khi hành được treo lên.

Ở Chile, người chết cũng được tính vào việc chào đón năm mới. Vào ngày 1/1, đám đông không được tổ chức ở nhà thờ mà ở nghĩa trang để người chết cũng được đưa vào lễ kỷ niệm.

Cũng không thể bỏ qua tập tục đón mừng từ văn hóa các nước tại Hoa Kỳ. Người Hà Lan tại Pennsylvania thường tổ chức đon mừng năm mới với Hog Maw, thường gọi là “dạ dày lợn” hay “gà tây” hoặc “ngỗng Hà Lan Pennsylvannia . Đây là món của người Hà Lan Pennsylvania.

Người dân các nước Nam Mỹ như Ecuador đón chào năm mới với pháo hoa. Họ đốt lửa để tẩy sạch những điều xấu của thế giới trong 12 tháng qua để có chỗ mang đến những điều tốt lành.

Vài nền văn hóa đọc lá trà, cà phê hoặc bã rượu để cố gắng và tiên đoán tương lai.

Người Đức đọc chì như trong kim loại nặng nóng chảy. Sử dụng ngọn lửa từ nến, mỗi người làm tan chảy một miếng chì hay thiết nhỏ và đổ vào một đồ đựng với nước lạnh. Hình dáng của chì hay thiết sẽ cho biết vận mệnh của người này trong năm tới.

Người Nhật chào đón năm mới theo nghi thức thỉnh chuông của truyền thống Phật giáo. 108 tiếng chuông sẽ được rung lên. Đó là số lần các ngôi chùa Nhật Bản rung chuông, 107 lần vào đêm giao thừa và một lần nữa vào đúng giao thừa. Truyền thống này gọi là Joyanokane có nghĩa là để đẩy lùi 108 những dục vọng xấu xa trong mỗi người và làm sạch tội lỗi năm trước. 108 dục vọng xấu xa được gọi là “108 phiền não của Phật giáo.” Các phiền não bao gồm khinh miệt, phẫn nộ, đố kỵ, tổn thương, tham lam, hận thù, nguyền rủa, nói dối, không khoan dung cùng với 99 các phiền não khác.

Quay lại với Nga sẽ cho chúng ta một truyền thống độc đáo khác gọi là thực phẩm yêu thích bên trong chúng ta: uống tro. Trước khi bạn cảm thấy buồn nôn, tôi nên chỉ ra rằng đây không phải là tro cốt người. Điều đó thật kỳ lạ. Người Nga viết những điều ước trên một mảnh giấy, đốt với đèn cầy và sau đó uống tro trong một ly rượu sâm banh.

Người Crech không đọc lá trà hay chì hay bả cà phê để tiên đoán tương lai. Họ đọc trái táo. Nghe có vẻ nhàm chán sau tất cả các truyền thống Năm mới khác mà chúng ta vừa đề cập. Tuy nhiên, người Czechs có một mối liên hệ mật thiết với vùng đất này của Texas, là những người Châu Âu đầu tiên di cư sang đây. Đêm trước năm mới, táo được cắt làm đôi và hình dáng của lõi táo sẽ quyết định vận mệnh của những người xung quanh nó. Nếu lõi táo tượng trưng cho một ngôi sao thì mọi người sẽ sớm gặp nhau khỏe mạnh và vui vẻ. Tuy nhiên, nếu nó giống hình chữ thập thì ai đó trong tiệc tất niên sẽ bị bệnh.

Sẽ bị tăng thêm vài ký vào mùa lễ. Nếu bạn sống ở Estonia, bạn sẽ bị tăng thêm vài ký. Người Estonian đón chào năm mới bằng cách ăn 7,9,12 bữa ăn. Những con số này được xem là số may mắn với người Estonia. Họ tin rằng ăn nhiều bữa sẽ mang đến may mắn trong năm mới. Không cần phải nói những bữa ăn này ít tinh bột. Cũng như người Chile, người Estonia không bỏ người thân đã mất. Họ cố gắng bỏ thật nhiều thức ăn trên dĩa để những linh hồn quá vãng của người thân đến viếng thăm sẽ không bị đói trong năm mới. Thật tận tâm.

ở Ireland, người phụ nữ độc thân sẽ ngủ với một người khách đặc biệt trên giường : cây tầm gửi. Họ đặt cây tầm gửi trong gối vào đêm giao thừa. Truyền thống cho biết nó sẽ giúp những cô gái tìm được chồng tương lai, ngay cả chỉ trong mơ. “Anh ấy thật như trong mơ và xanh như lá tầm gửi.”

Người Đan Mạch có tập tục đập đồ vào năm mới: đập dĩa hay chén cũ. Người Đan mạch để dành những chén dĩa và sẽ đập vào cửa của gia đình hay bạn bè như một cách để đuổi đi tà ma. Hãy tránh xa tủ chén Trung Hoa của bà.

Các truyền thống khác của người Đan Mạch bao gồm nhảy khỏi ghế vào giữa đêm để bước sang năm mới và ăn bánh Kransekage. Ăn bánh, đập chén dĩa và nhảy khỏi ghế nghe giống như một tay chơi.

Năm mới của người Thiên Chúa Giáo là lễ cắt bao quy đầu. Lễ hội này được đón mừng vào ngày đầu năm, mừng việc cắt bao quy đầu của chúa Jesus theo truyền thống của người Do Thái, tám ngày theo cách tính của người Semitic và Nam Âu, sau khi sinh, thời điểm mà đứa trẻ chính thức được đặt tên.

Lễ hội được tổ chức vào ngày 1/1 theo lịch của Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Byzantine. Trong Lịch La Mã chung vào ngày 1/1 từ năm 1568 đến năm 1960 được gọi là "Lễ cắt bao quy đầu của Chúa và tuần Bát nhật giáng sinh", ngày nay được đặt tên là Lễ trọng của Đức Maria, Mẹ của Thiên Chúa, và là Ngày thứ tám khi Chúa giáng sinh. Nó được tổ chức bởi một số nhà thờ của Hiệp thông Anh giáo.

Tuy nhiên, bạn chọn việc đón chào năm mới nhưng hãy nhớ an toàn. Không lái xe vào giữa đêm nếu bạn uống quá nhiều rượu. Gọi cho bạn bè hay taxi. Đừng bắt đầu năm mới khi trở thành linh hồn mà người Estonia phải để thức ăn trên dĩa. Năm mới mang đến nhiều ước vọng mới và quá nhiều hy vọng sẽ bị bỏ đi nếu bắt đầu năm mới tại nhà nghỉ ở đồn cảnh sát.

Chúc mừng năm mới đến với tất cả mọi người. Hãy treo hành, đập đĩa, đập lựu và chỉ nên ngồi với người thân yêu bằng một ly nước sủi bọt (có tro hay không) trong khi xem pháo hoa.

Ngọc Hằng dịch

Theo runnelscountyregister.com



Có phản hồi đến “Các Quốc Gia Trên Thế Giới Đón Mừng Năm Mới Với Các Tập Tục Kỳ Lạ Như Thế Nào?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com