Thời gian thắm thóat như thoi đưa, thu đi thu lai, trải qua bao mùa lá vàng rơi trước sân chùa. Lễ tưởng niệm lần thứ 21 Đức tôn sư vừa xong thì mọi trái tim hướng về khóa niệm Phật “Bá Nhựt Trì Danh”, cầu sanh Tịnh Độ.

Xem thêm:

Chùm Ảnh: Khai Khóa Niệm Phật 100 Ngày Lần Thứ 51 Tại Nhứt Nguyên Bửu Tự Bình Dương

Ngày mùng 04 tháng 08 âm lịch, tôi đến thăm Hòa Thượng Giác Quang tham vấn về khóa niệm Phật tại Nhứt Nguyên Bửu Tự, cùng lúc Thượng Tọa Thích Thiện Hỷ và chư Tăng Nhứt Nguyên Bửu Tự cũng về Quan Âm Tu Viện làm lễ thỉnh Thầy Tổ chứng minh “khai khóa lễ niệm Phật”, Thượng Tọa Thiện Hỷ trao cho Hòa Thượng Giác Quang 01 bản photo giấy phép tổ chức khóa niệm Phật của Ủy Ban Nhân Dân huyện Thuận An. Thầy rất vui , vì đã trải qua 43 năm rồi mà ở nơi đây Chính quyền địa phương các cấp rất quan tâm ủng hộ khóa “niệm Phật Bá Nhựt Trì Danh”.

Sinh họat khóa niệm Phật ở Nhứt Nguyên ngày càng lớn lên, đạt đỉnh điểm tầm vóc quy mô, người người đến đăng ký niệm Phật đông dầy, ngày đêm không dứt, chư Tăng Ni khắp các địa phương t đến đăng ký niệm Phật và chấp hành đúng quy trình của bổn tự. Nam nữ Phật tử khắp mười phương đến niệm Phật như mùa trẩy hội, không cần phải mời gọi, nhắn gởi thư từ…

Gia đình tôi là một doanh nghiệp tư nhân, chuyên nhận làm và bán hàng phù điêu tượng Phật, tượng thắng cảnh, cảnh núi non…Hai cháu ở nhà thì đã tốt nghiệp cử nhân Sư phạm, đang đứng lớp giảng dạy ở trường Phổ thông Trung học Thị xã. Doanh nghiệp điều hành khoảng 20 công nhân thợ chuyên môn điêu khắc nhiều lọai gỗ từ gỗ quý hiếm đến gỗ xen tạp, như giá tị, sọ khỉ, bằng lăng. Lại thêm phước duyên, gia đình tháo vác làm ăn vững chải, lịch lãm trong việc quản lý hàng ra, hàng vào, quản lý công nhân, cũng như công việc hành chánh giấy tờ, nên đến “mùa niệm Phật” tôi có dịp thường xuyên đến Chùa để hộ trì, trợ duyên cho chùa trong thời gian có khóa tu “tinh chuyên” hay “trì danh hiệu Phật”.

Chư Tăng Ni Tông phong Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng đòan kết lắm các bạn ạ ! Vì vậy khóa tu niệm Phật thì tổ chức tại Nhứt Nguyên Bửu Tự, mọi việc trong Chùa kể cả giấy tờ thì Thầy Thiện Hỷ lo liệu, nhưng lãnh đạo tinh thần lại là Sư Thầy Ni Trưởng thượng Huệ hạ Giác và quý chư Tôn Hòa Thượng lãnh đạo Tông Phong trợ duyên tinh thần cho Ban Trụ Trì “Hội Đồng Nhứt Nguyên Bửu Tự”.

Chứng minh thì có quý Hòa thượng Giác Khánh, Hòa Thượng Thiện Thành, Hòa Thượng Huệ Hải, Hòa Thượng Thiện Hồng, Hòa Thượng Thiện Thọ, quý Hòa Thượng lãnh đạo Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương, Ban Đại Diện Phật Giáo Huyện Thuận An – Ban Kinh Sư thì gồm quý Thượng Tọa Thiện Trung, Thiện Trang, Minh Vũ, Pháp Khai, quý Sư Đại Đức ở Quan Âm Tu Viện, như Sư Minh Chiêu, Sư Đức Trưởng, Sư Thiện Chí, hộ trì hướng dẫn kinh hành niệm Phật.

Hòa Thượng Giác Quang còn cho biết năm nay có nhiều Tự Viện ở xa tổ chức đạo tràng đến đăng ký niệm Phật.

Qua nhiều suy nghĩ , tôi vội hỏi Hòa Thượng : “Bạch Ngài ! con thấy nhiều nơi tổ chức niệm Phật, không có quy định thời gian lâu dài như ở đây, tối đa là 7 ngày và mỗi ngày chỉ niệm có 12 tiếng đồng hồ rổi ai nầy về nhà nghỉ, nhưng có điểm đặc biệt là nghiên về nghệ thuật âm nhạc, thư giản và có tổ chức thuyết pháp cho Phật tử vừa tu vừa học, còn ở đây thì không, xin Ngài giài giảng giải ?

Khóa niệm Phật Nhứt Nguyên Bửu Tự là do Đức Tôn Sư thượng Thiện hạ Phước và Ni Trưởng Huệ Giác sáng Tổ, dành cho người có tâm tu hành, tâm cầu đạo (thức tĩnh), tâm muốn thóat tục, có ý thức tu hành (giác ngộ)…những hạng người nầy không ít trong xã hội, nên mọi người đến đây không phải để dòm ngó, xem chừng, mà mọi người đến đây vì để “cầu đạo” niệm Phật, không còn nghĩ suy gì nữa.

Hòa Thượng Giác Quang nói tiếp : - Niệm Phật thì niệm Phật, nghe pháp thì nghe pháp - niệm Phật là một hạnh, nghe pháp là một hạnh – tổ chức khóa tu niệm Phật thì không tổ chức thuyết pháp – tổ chức thuyết pháp thì không tổ chức niệm Phật – theo Kinh nghĩa đại thừa của Phật thì niệm Phật là tu, mà nghe pháp cũng là tu, mà tu chính là sửa đổi, làm mới lại những lối mòn xưa cũ, kiến tạo môi trường sống đạo, thay xấu thành tốt, thay lành bỏ dữ, thay đổi cái chưa tốt thành tốt tòan diện, thay những cố chấp thành phá chấp..để đi đến thiện mỹ…đã nói là tu hành thì phải hướng đến “nhứt hạnh tam muội”, nhứt hạnh là không tạp hạnh, không có nhiều hạnh xen vào, mà tạp hạnh thì khó tập trung, không tập trung được thì làm gì có tam muội (định) – không định thì sanh tạp niệm, tức là không niệm chi cả, không còn chánh niệm nữa rồi.

Trong kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Ngài Văn Thừ Sư Lởi là bậc đại trí tối tôn tối thượng hỏi Phật “ Bạch Đức Thế Tôn ! Thế nào là tam muội Nhứt Hạnh ? – Phật dạy : “Pháp giới nhứt tướng, chăm chú theo dõi (niệm danh hiệu Phật là đề mục giữ chánh niệm) gọi là tam muội Nhứt Hạnh.....

……Đức Phật nói tiếp :” Thiện nam thiện nữ nào muốn thể nhập tam muội Nhứt Hạnh nên ở chổ thanh vắng, xả bỏ những ý nghĩ lọan động không giữ lại bóng dáng ngọai cảnh, nhiếp tâm chuyên nhứt hướng về Đức Phật một lòng xưng danh hiệu Phật, tùy theo phương hướng đức Phật mình xưng danh đang ngự ngồi ngay ngắn lại mặt hướng về phương đó, nếu chuyên chú theo dõi nơi một niệm, niệm được liên tục tức trong niệm đó có thể thấy các Đức Phật quá khứ, vị lai, hiện tại….thành tựu niệm Phật. (Niệm Phật Viên Đốn, trang 50,51, bản dịch Minh Lễ, PL 2512)

Ở đây (Nhứt Nguyên) Thầy Tổ xưa đã giáo hóa cho Tăng Ni Phật tử tập trung “tinh chuyên niệm Phật”, niệm danh hiệu “nam mô A di Đà Phật”, đi kinh hành niệm Phật, đứng, ngồi, quý niệm Phật, suốt 24 giờ, mỗi chúng đăng lâm niệm 01 giờ 45 phút, rồi thay chúng khác cứ như thế suốt 100 ngày, không hạnh nào xen tạp (tư huệ), cũng là việc khó làm, mà thầy Tổ đã dạy Tăng Ni, Phật Tử thực hành, thực hành được thì thành tựu niệm Phật (tu huệ)

Hòa Thượng nói tiếp : Nói về hạnh tu “nghe thuyết pháp” cũng là hạnh lành gia cố cho người phát tâm tu Phật (văn huệ). Tôi có đọc quyển sách nhan đề :”Tiến trình tu chứng và thực nghiệm của tác giả Người Mây Trắng, trang 112 nói : “…ở Nhứt nguyên tổ chức niệm Phật, nhưng không tổ chức thuyết pháp…” – Thật ra không phải là không tổ chức thuyết pháp, chỉ vì nơi đây là trú xứ “niệm Phật” dành cho các Liên hữu từ khắp bốn phương đến tĩnh tu tịnh niệm…vì mọi người muốn thực hành (tu huệ), còn nghe pháp (văn huệ) thì các vị đã nghe rồi, học rồi, vì có học mới biết, nên mới phát tâm đến đây để thực hành niệm Phật. Việc thực hành niệm Phật của Tăng Ni, Phật Tử không khác lời dạy của Phật trong Kinh Văn Thù Sở Thuyết Bát nhà Ba La Mật, trang 51 : “..trước khi niệm Phật, nên nghe pháp Bát Nhã Ba La Mật, rồi sau mối đăng lâm đạo tràng niệm Phật…”.

Nghe pháp là gia hạnh niệm Phật (trí)

Thực hành là tinh chuyên niệm Phật (hạnh)

Trường hợp chư Liên hữu đang tham dự niệm Phật, muốn nghe thuyết pháp, sẽ được giới thiệu về tại Quan Am Tu Viện – Biên Hòa, vào mỗi nữa tháng, lúc nào cũng rơi vào ngày chủ nhật để học Phật pháp và giáo lý Phật học. Quý vị sẽ được nghe kinh từ 08 giờ 30 sáng đến 10 giờ 30 sau đó “ thọ thực kinh hành niệm Phật” rồi trở về Chùa Nhứt Nguyên cũng được.
Hòa Thượng Giác Quang nói đến đây tôi thấy lòng mình an lạc lắm, có lẽ từ lực Bồ tát độ trì tôi, nên thấy mạnh mẽ thêm lên, vang vọng đâu đây tiếng pháp lành của Đức Thầy thượng Huệ hạ Giác dạy : “các vị tinh chuyên Niệm Phật Bá Nhựt Trì Danh bất thối chuyển”.

Thiện Niệm


Có phản hồi đến “Hạnh Niệm Phật Trong Khóa Tu Bá Nhựt Trì Danh Tại Nhứt Nguyên Bửu Tự”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com