Nhiều đền chùa ở Đài Loan đang cải bỏ những hoạt động của họ và sẽ chống lại những truyền thống vì mục đích bảo vệ môi trường. Nhằm vào việc giảm thiểu sự ô nhiễm và hoang phí, và cũng để ngăn ngừa những nguy hiểm trong vấn đề sức khỏe cho những người đi chùa, những người bị đặt để bởi nhiều truyền thống mang tính tín ngưỡng, nhiều đền chùa nhanh chóng cải cách biến đổi theo nhiều hình thức hiện đại phô diễn tôn giáo mà không quan tâm nhiều đến những thiệt hại của môi trường.

Phật giáo và Đạo giáo là hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở Đài Loan, theo số liệu thống kê từ phía chính phủ năm 2006, tương ứng lần lượt với 35% dân số là 33% ô nhiễm môi trường. Và cứ mỗi một triệu người tham dự các nghi lễ thường nhật và những lễ hội tôn giáo ở những đền chùa và những địa điểm hành hương qua đảo, thêm vào việc cháy âm ỉ của nhiều thanh nhang, pháo và giấy tiền vàng mã, môi trường xung quanh vì thế là một mối lo ngại rất lớn.

“Mọi người đến chùa cầu cho sức khỏe tốt, nhưng cách mà họ đang sùng bái thì không lành mạnh” Yeh Guang-perng, người sáng lập hội Clean Air của Đài Loan cảnh báo. “Có thể họ không bệnh ngay, nhưng tiếp xúc lâu dài sẽ có hại cho sức khoẻ của họ ” Những nguy hiểm liên quan đến việc thực hiện những tín ngưỡng, bao gồm những hoá chất gây ung thư như là benzen và methylbenzene được thoát ra từ việc đốt nhang và tiền vàng mã. Thông qua sự giám sát một cuộc hành hương kéo dài 9 ngày để tôn vinh các vị thần biển Mazu , Cục Bảo vệ Môi trường của Đài Loan ( EPA ) chỉ ra cho thấy những thanh pháo nổ sản sinh ra PM2.5 mức độ ô nhiễm môi trường vượt quá mức độ an toàn được khuyến cáo bởi tổ chức y tế thế giới tới 60 lần.

Nhận thức về nguy cơ tăng dần, thay đổi cách thức sùng bái đang trở nên phổ biến hơn. Đền Nan Yao nổi tiếng ở thành phố Changhua là ngôi chùa rộng lớn và lâu đời nhất của Đạo giáo trên đảo, tuy lịch sử linh thiêng của nó đã công nhận những lợi ích của việc tham gia vào những hoạt động cận đại hướng tới việc bảo vệ môi trường bằng cách thay đổi truyền thống bắn ra hàng ngàn viên pháo trong suốt lễ hội với việc thu âm những tràng pháo tay vang dội và khuyến khích những tín đồ vỗ tay để thay vào. Cũng như thế, ngôi chùa Hsing Tian Kong nổi tiếng ở thủ đô Taipei đã cấm đốt nhang, thay vào đó yêu cầu các tín đồ chấp tay lại để cầu nguyện.

Mặc dù, được cảnh báo từ những nhóm bảo vệ môi trường, nhiều người đi chùa vẫn duy trì gắn bó với những phong tục mang tính truyền thống thoải mái và tiện nghi. “Niềm tin truyền thống được sử dụng quá nhiều pháo và nhang, càng ngày càng có nhiều tín đồ sùng đạo trung thành sẽ xuất hiện và càng có nhiều vận may sẽ được ban xuống cho họ”. Chiu Jann fun người quản lý chùa Nan Yao nói thế.

Cách đây không lâu Hsing Tian Kong của Taipei và Pháp Cổ Sơn ở Tân Đài Bắc không chỉ là những ngôi chùa ở Đài Loan được biết đến nhiều trong việc cấm đốt nhang và giấy vàng mã. Tuy nhiên, Chen Shyan-heng người đứng đầu tổ chức bảo vệ chất lượng không khí EPA vẫn duy trì sự kiên quyết rằng đang có sự biến đổi khí hậu. Chúng ta tin rằng, với sự chứng minh của khoa học với số lượng thống kê, chúng ta sẽ có thể thuyết phục cộng đồng thay đổi.

Diệu Ánh dịch

Theo buddhistdoor.net

(Theo Phapbao.org)



Có phản hồi đến “Đền Chùa Ở Đài Loan Từ Bỏ Truyền Thống Vì Trách Nhiệm Môi Trường”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com