Hút thuốc lá gây nguy hại gần như tất cả mọi cơ quan của cơ thể, gây ra rất nhiều bệnh và giảm sức khỏe cho người hút thuốc lá nói chung (1,2),
Việc bỏ thuốc lá giảm nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá và giúp tăng tuổi thọ (1,2).
1. Vấn đề của thuốc lá là gì?
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong có thể ngăn ngừa trên toàn thế giới. Việc sử dụng thuốc lá gây tử vong cho 5 triệu người trên thế giới mỗi năm. Với chiều hướng sử dụng thuốc lá như hiện nay sẽ có khoảng 8 triệu người tử vong cho đến năm 2030. Mặc dù tỉ lệ hút thuốc lá giảm ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Anh Quốc nhưng tỉ lệ người hút thuốc lá đang dần dần tăng ở các quốc gia đang phát triển với khoảng 3.4% mỗi năm (7).
Thuốc lá gây hại gần như cho tất cả mọi cơ quan trong cơ thể. Tính trên toàn cầu, các bệnh liên quan đến thuốc lá gây tử vong cho người lớn ở tỷ lệ 1 trên 10 người. Các bệnh liên quan đến hút thuốc như ung thư, tim mạch, phổi như là bệnh khí trũng, viêm phế quản, nghẽn đường hô hấp mãn tính. Với mỗi người bị chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, hơn 20 người bị ảnh hưởng bởi một loại bệnh vô cùng nguy hiểm từ thuốc lá. Việc hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ người sống tàn tật lên khoảng 2 năm. Nhìn chung, người hút thuốc lá chết sớm hơn người không hút thuốc lá là 13 đến 14 năm.
Khi việc hút thuốc trở nên ít được chấp nhận và ít lợi ích hơn ở các nước phát triển, các công ty thuốc lá mở rộng thị trường đến những quốc gia có ít sự cảnh báo và giới hạn của công chúng. Tỷ lệ thống kê hiện tại cho thấy 84% người hút thuốc sống ở các quốc gia đang phát triển. Theo tổ chức Gates (Gates Foundation), những gia đình rất nghèo ở Bangladesh tiêu tốn gần 10 lần số tiền trên thuốc lá hơn là dành cho giáo dục (8).
Vấn đề hút thuốc cũng ảnh hưởng đến trẻ em. Có khoảng 80,000 đến 100,000 trẻ em trên toàn thế giới bắt đầu hút thuốc mỗi ngày – gần một nửa sinh sống ở Châu Á. 50% trẻ em bắt đầu hút thuốc ở độ tuổi niêm thiếu tiếp tục hút thuốc lá trung bình là từ 15 đến 20 năm. Dự đoán là có khoảng ¼ thanh thiếu niên ở các vùng phía tây Thái Bình Dương sẽ chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy việc quảng cáo thuốc lá nhằm mục tiêu ảnh hưởng vào những người trẻ. Việc quảng cáo thuốc lá được dựng lên thật quyến rũ trên các mẫu quảng cáo và phim ảnh nhằm vào những người trẻ tuổi. (9)
Chỉ ở Hoa Kỳ, một quốc gia với khoảng 5% lượng người hút thuốc lá trên thế giới, ngành công nghiệp thuốc lá chi gần $36 triệu tiền quảng cáo và khuyến mãi mỗi ngày. Mỗi năm kể từ năm 1987, việc chi tiền cho quảng cáo và khuyến mãi tăng lên với mức $250.8 triệu vào năm 2005 (10).
Các công ty thuốc lá sản xuất gần 5.6 ngàn tỷ điếu thuốc lá mỗi năm. Con số này gần bằng với mức 900 điếu thuốc cho mỗi người nam, nữ, kể cả trẻ em trên toàn thế giới (9).
2. Ai bị nguy hiểm?
Bất cứ ai hút thuốc đều có nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá. Tuy nhiên, bạn không cần phải là người hút thuốc mới bị nguy hiểm. Những người bị hút thuốc thụ động (secondhand smoke) gây bệnh và tử vong sớm cho những người không hút thuốc lá, kể cả trẻ em. Việc hút thuốc thụ động là sự kết hợp của khói thuốc đến từ việc đốt thuốc và khói nhả ra từ người hút thuốc. Mọi người đều có có nguy cơ bị hút thuốc lá thụ động tại nhà, xe hơi, các nơi công cộng như là quán bar, nhà hàng. Có ít nhất 250 đến 4,000 hóa chất được tìm thấy trong khói thuốc lá thụ động rất độc hại và ít nhất là 50 chất gây ung thư. Ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực do việc tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động bao gồm ung thư phổi, ung thư xoang mũi, nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh tim mạch. Với những ảnh hưởng nguy hiểm tức thời trên mạch máu và tim của từng cá nhân, việc hút thuốc thụ động tăng nguy cơ các bệnh tim mạch lên đến 25-30%. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), nhiễm trùng tai, bệnh cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, hen nặng và giảm sự phát triển phổi của đức trẻ (11).
Những người sinh sống ở các quốc gia không được kiểm tra thị trường quảng cáo, thường là ở các quốc gia đang phát triển có nguy cơ tiếp xúc với các quảng cáo về thuốc lá cao hơn (12). Một sự liên hệ trực tiếp giữa quảng cáo thuốc lá và tăng việc tiêu thụ thuốc lá đã được tìm thấy từ rất nhiều nghiên cứu (13). Vì lý do này, các công quy thuốc lá bỏ ra hàng tỷ đôla mỗi năm ở các thị trường không có sự kiểm soát nơi việc cấm quảng cáo thuốc lá ít xảy ra nhằm tìm đường kiếm khách hàng mới.
3. Có thể ngăn ngừa các bệnh do thuốc lá gây ra không?
Có. Những người không hút thuốc lá có nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá rất thấp trừ khi họ tiếp xúc và hút thuốc thụ động. Thêm vào đó, việc bỏ thuốc lá tức thì và lợi ích lâu dài cũng giúp giảm nguy cơ cho các bệnh liên quan đến hút thuốc lá.
4. Hút thuốc và tử vong
Việc hút thuốc là nguyên nhân chính gây tử vong ở Hoa Kỳ
Hút thuốc lá gây tử vong cho hơn 480,000 người mỗi năm ở Hoa Kỳ, chiếm 1/5 trong tất cả các ca tử vong (1,2,3)
Hút thuốc gây tử vong mỗi năm hơn do tất cả các nguyên nhân sau gộp lại (4):
· Bệnh HIV
· Sử dụng thuốc trái phép
· Sử dụng bia rượu
· Tai nạn giao thông
· Sự cố tai nạn do súng đạn
Số công dân Hoa Kỳ bị chết sớm vì thuốc lá cao gấp hơn 10 lần số người chết trong tất cả các cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ tham gia (1).
Hút thuốc gây ra 90% ( 9 trên 10) các ca tử vong do ung thư phổi gây nên (1,2), Số lượng phụ nữ chết vì ung thư phổi vượt hơn tử vong vì ung thư vú mỗi năm (5).
· Hút thuốc gây ra 80% ( hay 8 trên 10) những ca tử vong do bệnh nghẽn đường hô hấp mãn tính COPD gây nên (1),
· Hút thuốc làm tăng nguy cơ tử vong vì mọi nguyên nhân cho tất cả nam và nữ (1).
· Nguy cơ bị chết vì thuốc lá tăng lên trong 50 năm qua ở Hoa Kỳ (1).
5. Thuốc lá và tăng nguy hại về sức khỏe
Những người hút thuốc lá thường tăng nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, tai biến, ung thư phổi (1).
Ước tính thuốc lá tăng các nguy cơ:
· Bệnh tim mạch từ 2 đến 4 lần (1,6),
· Tai biến từ 2 đến 4 lần (1).
· Ung thư phổi ở nam tăng 25 lần (1)
· Ung thư phổi ở nữ là 25.7 lần (1)
Hút thuốc gây giảm sức khỏe nói chung, tăng sự vắng mặt làm việc và tăng sử dụng chi phí chăm sóc sức khỏe (1).
6. Hút thuốc và bệnh tim mạch
Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim và mạch máu (bệnh tim mạch) (1,2)
-Hút thuốc gây tai biến và bệnh tim mạch, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở Hoa Kỳ (1,3)
- Ngay cả khi ở những người hút ít hơn 5 điếu thuốc một ngày vẫn có tiền nguy cơ các bệnh tim mạc (1).
- Hút thuốc phá hủy mạch máu và có thể làm cho mạch máu dày lên, phát triển hẹp hơn. Điều này làm cho tim bạn đập nhanh hơn và huyết áp tăng lên. Máu đông cũng có thể hình thành.
Tai biến xảy ra khi:
· Một cục máu đông nghẽn dòng chảy của máu đến một phần của não
· Một mạch máu ở trong hay xung quanh não bị vỡ (1,2)
· Nghẽn mạch máu gây ra do hút thuốc cũng có thể giảm lượng máu đưa đến chân và da (1,2)
7. Hút thuốc và các bệnh hô hấp
Hút thuốc có thể gây các bệnh về phổi bằng cách phá hủy đường hô hấp và các túi khí trong phổi (1,2)
Các bệnh về phổi gây ra do hút thuốc bao gồm nghẽn đường hô hấp mãn tính COPD, bao gồm cả bệnh phù thủng và viêm phế quản mãn tính (1,2)
Hút thuốc gây ra hầu hết các ca ung thư phổi (1,2)
Nếu bạn có bệnh hen, hút thuốc có thể tạo ra các cơn hen suyễn hay làm cho các cơn hen suyễn trở nên tồi tệ (1,2)
Những người hút thuốc có nguy cơ bị chết vì bệnh COPD cao gấp 12,13 lần so với những người không hút thuốc (1).
8. Hút thuốc và ung thư
Hút thuốc có thể gây ung thư ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể (1,2)
· Bàng quang
· Máu (ung thư bạch cầu tủy cấp tính)
· Cổ tử cung
· Đại tràng và trực tràng
· Thực quản
· Thận và niệu quản
· Thanh quản
· Gan
· Miệng – hầu ( bao gồm cổ, lưỡi, vòm miệng, amidan)
· Tụy
· Dạ dày
· Khí quản, phế quản và phổi
· Hút thuốc cũng tăng nguy cơ chế vì ung thư và các bệnh liên quan đến bệnh nhân và người sống còn vì ung thư (1,2)
9. Hút thuốc và các vấn đề sức khỏe nguy hại khác
Hút thuốc gây nguy hại gần như tất cả mọi cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của con người (1,2)
Hút thuốc có thể làm cho một người phụ nữ khó có thể mang thai. Nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe chung của một em bé trước và sau khi sinh. Hút thuốc gây các nguy hại cho (1,2,5):
· Sinh non
· Thai chết
· Sinh nhẹ cân
· Đột tử ở trẻ em (SIDS)
· Mang thai ngoài tử cung
· Ở hàm ếch ở trẻ em
Thuốc lá cũng ảnh hưởng đến tinh trùng của người nam, gây giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ dị tật khi sinh và sẩy thai (2).
Hút thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của xương (1,5)
Phụ nữ vượt qua tuổi sinh con hút thuốc làm yếu xương hơn phụ nữ chưa bao giờ hút thuốc. Họ cũng có nguy cơ bị gãy xương cao hơn.
Hút thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của răng, nứu và có thể gây mất răng (1)
Hút thuốc có thể tăng nguy cơ bị bệnh đục thủy tinh thể (mờ tròng kính mắt làm bạn khó nhìn thấy). Nó cũng có thể gây ra thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD). AMD là bị nguy hại đến một điểm nhỏ gần trung tâm của võng mạc, một phần của mắt cần cho tầm nhìn trung tâm (1).
Thuốc lá gây ra bệnh tiểu đường loại 2 và làm cho việc kiểm soát bệnh khó khăn. Nguy cơ bị bệnh tiểu đường ở người hút thuốc là cao hơn 30-40% so với người không hút thuốc (1,2)
Hút thuốc gây ra những phản ứng phụ nói chung cho cơ thể như là viêm nhiễm và giảm chức năng miễn dịch (1)
Thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp (1).
10. Bỏ hút thuốc và giảm nguy cơ bị bệnh
· Việc giảm hút thuốc giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Chỉ sau một năm bỏ thuốc lá, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm đáng kể (2)
· Trong vòng từ 2-5 năm sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ bị bệnh tai biến có thể giảm như người không hút thuốc (2).
· Nếu bạn bỏ thuốc lá, nguy cơ bị bệnh ung thư miệng, cổ, thực quản, bàng quang giảm một nửa trong 5 năm (2)
· Sau 10 năm bỏ thuốc lá, nguy cơ bị bệnh ung thư phổi giảm một nửa (2).
Lợi ích tức thì xảy chỉ 20 phút bỏ thuốc lá gồm:
- Huyết áp, nhịp tim giảm, tay chân ấm lên
- Sau 8h lượng khí độc CO trở lại bình thường, oxy trong máu tăng lên
- Sau 24h, bệnh nhồi máu cơ tim giảm
- Sau 48h, cơ thể không còn nicotine, vị giác và khứu giác cải thiện
- Sau 2-3 tuần, máu lưu thông tốt hơn, thể thao dễ dàng hơn
- Sau 5-10 năm, các loại ung thư như miệng, cổ, thực quản, bàng quang, đặc biệt là ung thư phổi giảm một nửa. Nguy cơ bị tai biến giảm và tỷ lệ như người bình thường.
Ngọc Hằng dịch
Theo cdc.gov & WebMD
Tài liệu tham khảo
1. U.S. Department of Health and Human Services.The Health Consequences of Smoking—50 Years of Progress: A Report of the Surgeon General. Atlanta: U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health, 2014 [accessed 2017 Apr 20].
2. U.S. Department of Health and Human Services. How Tobacco Smoke Causes Disease: What It Means to You. Atlanta: U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health, 2010 [accessed 2017 Apr 20].
3. Centers for Disease Control and Prevention. QuickStats: Number of Deaths from 10 Leading Causes—National Vital Statistics System, United States, 2010. Morbidity and Mortality Weekly Report 2013:62(08);155. [accessed 2017 Apr 20].
4. Mokdad AH, Marks JS, Stroup DF, Gerberding JL. Actual Causes of Death in the United States. JAMA: Journal of the American Medical Association 2004;291(10):1238–45 [cited 2017 Apr 20].
5. U.S. Department of Health and Human Services. Women and Smoking: A Report of the Surgeon General. Rockville (MD): U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service, Office of the Surgeon General, 2001 [accessed 2017 Apr 20].
6. U.S. Department of Health and Human Services. Reducing the Health Consequences of Smoking: 25 Years of Progress. A Report of the Surgeon General. Rockville (MD): U.S. Department of Health and Human Services, Public Health Service, Centers for Disease Control, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health, 1989 [accessed 2017 Apr 20].
7. Smoking Statistics. (2002, May 28). World Health Organization.
8. Michael Bloomberg and Bill Gates Join to Combat Global Tobacco Epidemic. (2008, July 23). Bill & Melinda Gates Foundation.
9. 10 Facts on the Tobacco Epidemic and Global Tobacco Control. (2009). The World Health Organization.
10. Facts. (n.d.). Truth. https://www.thetruth.com/facts
11. Second Hand Smoke. (n.d.). National Cancer Institute. https://medlineplus.gov/secondhandsmoke.html
12. Shah, A. (2008, July 2). Global Issues. http://www.globalissues.org/article/533/tobacco#ExpandingThirdWorldMarkets
13. Tobacco Advertising and Promotion. (n.d.) National Center for Tobacco Free Kids. https://www.tobaccofreekids.org/