Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày Phật Giáo đến phương Tây vào những năm 1960s và gieo mầm với nền văn hóa đối kháng. Vậy chúng ta đã học được điều gì từ Phật Giáo Phương Tây?

1. Phật Giáo ở đây không phải tất cả đều là về việc giác ngộ. Nhiều người đến với Phật giáo vào những năm 60s nhìn nhận Niết Bàn như một đỉnh điểm cuối cùng. Một thập kỷ sau đó giới hippi nhận ra rằng Phật Giáo liên hệ đế việc hình thành nhân cách và hành vi hơn là về những điều bí ẩn. Các Phật tử trẻ tuổi thường bị đào thải và thay đổi bởi những hành động xã hội hơn là về những điều huyền bí.

2. Phật giáo ở đây không chú trọn đến các nhà sư. Ở hầu hết các nước Á Châu, các nhà sư là tâm điểm của mọi hành động, chú tâm vào thiền định và tu tập trong khi những Phật tử tại gia ủng hộ họ. Sự phân biệt giữa các nhà sư và Phật tử tại gia không phù hợp với xã hội phương Tây và trật tự thứ bậc trong xã hội phương Tây là rất hiếm. Những người tu tập không phải ở chùa thường rất nghiêm túc và họ có năng lực tạo ra nhiều trào lưu của Phật giáo.

3. Phật Giáo Tây Tạng chiếm đa số. Các Lạt ma Tây Tạng đến đây vào những năm 1970s dường như khỏa lấp những sự vọng tưởng. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn cảm hứng và trí tuệ, họ cũng mang đến sự tranh chấp bè phái, các trường phái tu tập, hệ thống Lạt ma tái sinh cũng như sự thực hành Phật Giáo theo truyền thừa Mật Giáo có phần hơi bảo thủ.

4. CÁc trường phái Phật Giáo pha trộn lẫn nhau. Hàu hết những vị thầy về Phật Giáo ở Châu Á cho rằng họ có thể thiết lập trường phái tu tập Phật Giáo của họ ở phương Tây. Vì thế chúng ta có thiền phương Tây, Tiểu thừa phương Tây, vâng vâng. Tuy nhiên, những ranh giới này bị phá vỡ vì những phật tử phương Tây, được cổ vũ bởi những nhu cầu cần thiết thông thường khám phá tất cả các truyền thống Phật Giáo. Thế giới Phật Giáo phương tây là cơ bản không có mẫu số chung.

5. Mọi người lấy những gì họ cần chứ không phải những gì họ được cho. Các dòng truyền thừa và sự tinh khiết của những lời giảng dạy, Phật giáo phương Tây được điều khiển bởi sự cần thiết của những học viên cũng như sự cầu nguyện của những vì thầy đứng đầu.

6. Chánh niệm là nơi Phật Giáo và phương tây gặp nhau. Sự thực tập chánh niệm theo Phật Giáo được áp dụng ở tất cả mọi thứ từ việc chữa bệnh về tâm thần cho đến việc ăn uống và hiện giờ là chánh niệm “trong sự bùng nổ.” Những cách tiếp cận này áp dụng vào cốt lõi của Phật Giáo với cuộc sống hiện đại làm cho Phật giáo phát triển hơn ở phương Tây kể từ những năm 1960s. Điều này có lẽ sẽ được định hình trong 50 năm tiếp theo.

7. Tuy nhiên đây không phải chỉ là điểm giao thoa mà thôi. Trào lưu chánh niệm được thổi phồng như là “nền Phật giáo mới cho phương Tây.” Dù vậy, chỉ trừ khi bạn theo đuổi con đường cao quý, có nhiều thứ về Phật Giáo hơn là về chánh niệm. Phật giáo ảnh hưởng đến văn hóa phương Tây mạnh nhất là về nghệ thuật, hành động xã hội, chủ nghĩa về môi trường, trị liệu tâm lý và cuộc sống của người tu tập.

8. Người phương Tây có thể thiền và có lẽ sẽ đạt đến giác ngộ. Nhiều Phật tử tôi biết đã thực hành Phật giáo trong nhiều thập kỷ đã tạo ra giáo lý cho riêng mình. Người phương Tây có thể làm ra Phật giáo ở tương lai.

9. Tuy nhiên tình dục không thể biến mất. Những vụ bê bối và những câu chuyện về cuộc sống cho thấy ngay cả khi với những người chọn cuộc sống độc thân thì tình dục vẫn không hề biến mất.Đây có phải là một điều ngạc nhiên không?

10. Và chúng ta vẫn không biết liệu Phật Giáo phương Tây là về thế tục hay là về tôn giáo. Một trào lưu phát triển muốn cải tạo Phật Giáo ra khỏi những thành tố như là siêu nhiên và nghiệp quả để có thể phù hợp với cuộc sống thế tục và khoa học. Điều này đưa ra một câu hỏi lớn: vậy theo đuổi khoa học có nghĩa là xa rời với sự giác ngộ? Phật giáo có phải là một nguồn thay thế mới của chính quyền gây thử thách với Phương Tây? Hãy hỏi tôi sau 50 năm nữa nhé.

Ngọc Hằng dịch

Theo Guardian.co.uk



Có phản hồi đến “Phật Giáo Phương Tây Đã Thay Đổi Như Thế Nào Trong 50 Năm Qua?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com