Gagan Kaur, 29 tuổi xem cuộc đời mình bị tan nát khi chia tay mối tình sau 14 năm.

Một nhà sư đã tìm thấy cô ở một phòng khám tư nhân ở thủ đô sau một vụ tự tử bất thành.

Một năm sau đó, Gagan đã có thể kiểm soát cuộc đời của mình nhờ vào việc thiền tập miệt mài theo Phật Giáo. Cô cũng là một phần trong cộng đồng Phật Giáo Phật Bản cùng tụng kinh vào mỗi cuối tuần tại một khóa tu ở phía nam thủ đô Delhi “Hầu hết các thành viên trong đoàn đều là những chuyên gia trẻ.” Gagan cho biết.

Vào thế kỷ thứ 21, Phật giáo, tôn giáo và triết học được khai sinh ở Ấn Độ và sau đó lan truyền sang phương đông và có hàng triệu tín đồ trên khắp thế giới đang mở rộng phạm vi để đạt tới cứu cánh niết bàn. Phật Giáo được dùng như một phương thức trị liệu ở Ấn Độ và khắp thế giới để giúp chứa trị những bệnh về tâm như lo lắng, trầm cảm.

Priyanka Khera, 24 tuổi, sinh viên khoa quản trị kinh doanh đã chiến đấu với bệnh trầm cảm vì mối quan hệ về tình yêu và cô đã tìm đến với việc tụng kinh và Phật Giáo.

“Năm nay, tôi đã chia tay với bạn trai mà tôi sống hơn một năm qua ở Chandigarh. Hơn thế nữa, tôi có vấn đề từ lúc nhỏ khi cha mẹ tôi dời đến sống ở Srinagar khi tôi chỉ khoảng một tuổi. Tôi luôn bị ác mộng và trôi dạt ra khỏi cha mẹ mình trong nhiều năm. Nhiều lần tôi muốn trở về lại Srinagar. Tôi ghét thành phố này.” Priyanka sống với bạn bè ở đông Delhi cho biết.

Bác sĩ tâm thần học của cô là một chuyên gia tư vấn theo Phật Giáo và cũng là hàng xóm đã dạy cho cô biết “tầm quan trọng của sự thanh thản.” để làm dịu cơn bão bên trong mình.

Phật giáo trong thập niên cuối cùng trở thành một lối sống khả thi và lựa chọn tinh thần cho hàng chục ngàn thanh niên phá phách ở thành phố khi phải đối chọi với trầm cảm ở trường học, trường đại học và nơi làm việc với bạn bè của mình.

Phật giáo được dùng như một sự can thiệp cho những người phạm tội. Các nghiên cứu tiến hành ở trường đại học Washington ở với các tội phạm người Ấn Độ cho biết thiền “vipassana” có thể giảm các triệu chứng tâm thần và bạo loạn ở những phạm nhân này.

“Phật Giáo trở thành khoa học chữa bệnh khi bạn từ bỏ mọi ngôn từ về tôn giáo và thay thế bằng những cụm từ về tâm lý như là “sai lầm”và “tội lỗi” và “tội ác.” Chúng ta không cần phải nói quá nhiều về tôn giáo ngoài tình yêu thương lẫn nhau. Không cần phải nâng cao về thần thánh với nhau.” Tiến sĩ Maurits G.T.Kwee, một nhà tâm lý học lâm sàng và là giáo sư của trường đại học Flores ở Argentina cho biết.

Ông Kwee, biên tập viên của của tuyển tập “Những chân trời mới của tâm lý học Phật Giáo” cho biết ông đã giúp bản thân mình vượt qua sự đau buồn khi vợ ông qua đời cách đây 14 tuần vì ung thư phổi.

“Tôi cố gắng điều trị sự đau buồn với bệnh nhân của mình.” Một bác sĩ người Ấn Độ đã nói như vậy tại hội Phật Giáo Thế Giới diễn ra từ ngày 27-30 tháng 11. Hơn 900 học giả, nhà lãnh đạo và người tu tập Phật giáo từ 46 quốc gia để thảo luận những lời dạy của Đức Phật tại Ấn Độ.

Ngọc Hằng dịch

Theo Wildmind.com



Có phản hồi đến “Ấn Độ: Phật Giáo Giúp Chữa Bệnh Trầm Cảm”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com