Một nhóm phật tử người Hàn Quốc sẽ sớm mang thực phẩm chay ở chùa giới thiệu trên khắp thế giới trong nỗ lực quảng bá văn hóa phật giáo 1,700 năm ở quốc gia này.

“Những thực phẩm chay ở chùa được các nước ở Bắc Mỹ và Châu Âu chú ý đến vì rất có ích cho sức khỏe.” Thầy Jihyun, giám đốc của hội văn hóa Phật Giáo, có chi nhánh với tông phái Tào Khê đã cho tờ báo Korea Herald vào hôm thứ ba biết như vậy.

“Chúng tôi sẽ tìm những phuơng cách để hiện đại hóa công thức nấu ăn và cũng bảo tồn phong cách truyền thống thức ăn ở chùa trước khi đưa ra thị trường vào năm tới.”

Nhóm dự định sẽ mở một nhà hàng chay đầu tiên trên tầng thượng của Galeries Layaette ở Paris vào năm tới.

“Chúng tôi sẽ sớm xây một ngôi nhà “hanok” ( nhà truyền thống Hàn Quốc”) trên tầng thượng của khu mua sắm nổi tiếng ở Paris và sẽ bắt đầu phục vụ thức ăn ở chùa vào năm tới. Kế hoạch này được Lafayette đề xuất nhằm thu hút thêm nhiều người dân Pari đến với những món ăn chay.”

“Một liên doanh giữa ngành văn hóa và hội Từ Tế sẽ cùng mở nhà hàng vào tháng năm năm nay. Tuy nhiên, vì một số sự chậm trễ trong vấn đề quản lý, kế hoạch đã được trì hoãn cho đến năm sau.”

Kế hoạch quảng bá thức ăn chay ở chùa cũng sẽ được tiến hành ở các quốc gia khác. Nhóm dự định sẽ tổ chức hội thảo về thức ăn ở chùa ở Mỹ và các cuộc triển lãm du lịch ở Đức vào năm nay.

Để phát triển ẩm thực ở chùa, một nhóm đang làm việc nhằm thu thập các công thức nấu ăn do các nhà sư trên khắp quốc gia gìn giữ hàng trăm năm qua.

“Đây là một công việc rất vất vả. Tuy nhiên tôi nghĩ đây là điều cần phải làm để mang thực phẩm ở chùa, một trong những tài sản lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc ra thế giới.” Thầy cho biết.

Thực phẩm ở chùa được mô tả là những thức ăn dành cho các nhà sư. Được kết hợp từ rau rừng, rễ cây và vỏ cây được trồng trên những khu vực đồi núi, gia vị rất ít được dùng nhằm cải thiện khẩu vị của các thành phần chính.

Tìm kiếm thành phần thích hợp cho những món ăn ở chùa để mang ra ngoài thế giới là một vấn đề khó khăn.

“Chúng tôi sẽ tìm cách hiện đại hóa hay là nội địa hóa thức ăn ở chùa cho người Châu Âu. Chúng tôi sẽ mang những gia vị chính làm ở đây sang Paris nhưng những gia vị còn lại sẽ từ những chợ địa phương.” Jihyun giải thích.

Kế hoạch quảng bá thực phẩm ở chùa là kế hoạch gần đây nhất nhằm quảng bá văn hóa Phật Giáo Hàn Quốc. Tông phái Tào Khê đã tổ chức chương trình ở trọ trong chùa, một chương trình văn hóa nhằm cho phép mọi người ở trong những ngôi chùa trên núi và tham gia vào việc thiền hành, tụng kinh vào buổi sáng cũng như các hoạt động ở chùa kể từ năm 2002.

“Chuơng trình ở trọ trong chùa đã được báo chí nước ngoài đánh giá cao vì đó là một ví dụ điển hình về việc thu hút du khách nước ngoài. Đây là một chuơng trình văn hóa nhằm giúp cho du khách hiểu hơn về Phật Giáo ở Hàn Quốc và cũng nhằm giúp tăng cường cải tiến hình ảnh của Hàn Quốc ra nước ngoài.”

Số lượng các chùa tham gia vào chuơng trình tu học ở trọ trong chùa khắp cả nước tăng mạnh từ 33 đến 118 vào năm ngoái. Khoảng 1.7 triệu người đã tham dự vào chuơng trình này. Chỉ vào năm 2011, khoảng 190,000 người, bao gồm hơn 25,000 du khách du lịch đã tham gia vào chuơng trình này.

Để tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm của chương trình, một nhóm Phật tử sẽ tổ chức một loạt các sự kiện từ tháng 5 đến tháng 10. Kế hoạch là nhằm chú trọng đến việc phát triển các chuơng trình để thu hút cả những người có vấn đề trong hôn nhân, các vấn đề về xã hội và gia đình nói chung.

“Chương trình ở trọ trong chùa đã cho mọi người có cơ hội nhìn lại chính họ và giúp họ xây dựng một cuộc sống cho chính mình bằng cách sống trong chánh niệm mỗi phút giây ở những ngôi chùa tuyệt đẹp trên khắp cả nước. Thông qua chuơng trình này, chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của mọi người và giúp họ chữa lành những vết thương hằn sâu trong thân và tâm của họ.”

Ngọc Hằng dịch

Theo Horea Herald



Có phản hồi đến “Hàn Quốc – Quảng Bá Cơm Chay Ở Chùa Ra Toàn Thế Giới”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com