Cô Cheng Sophea quỳ xuống đất kính chào thầy Khun Khat đến nhà cô ở tỉnh Kampong Speu cách thủ đô Phnon Penh nhiều giờ lái xe.

Cô Cheng được chẩn đoán mắc bệnh HIV vào năm 2002, và một năm sau đó thì chồng của cô qua đời vì những bệnh gây ra do nhiễm HIV/AIDS. Từ đó trở đi, thầy Khun KHat, một nhà sư thường xuyên đến thăm và hỗ trợ cũng như ủng hộ vô giá nhiều thứ khi người mẹ 34 tuổi này phải đương đầu với việc chống lại căn bệnh HIV và nuôi dạy cậu con trai Seung Panha 11 tuổi.

“Sophea phải đương đầu với rất nhiều thử thách trong cuộc đời của cô. Tuy nhiên chúng tôi khuyên cô cũng như những người khác làm thế nào để sống và vươn lên.”

Sự trợ giúp của thầy là một phần trong chuơng trình sáng kiến lãnh đạo Phật Giáo (BLI), một chương trình của tổ chức UNICEF trợ giúp nguồn lực và những thứ cần thiết cho chùa để giúp đỡ những người lớn và trẻ em bị nhiễm bệnh HIV cần được giúp đỡ khác trong đất nước Phật Giáo này

Đáp ứng được nhu cầu cả về vật chất và tâm linh với lòng từ bi, thầy Khun Khat đã được huấn luyện đặc biệt để trợ giúp những người bị nhiễm bệnh HIV cùng với việc kết hợp thực hành giáo lý từ bi và giúp đỡ người cần giúp của Phật giáo.

“Phật giáo dạy rằng chúng ta không thể sống cô lập được. Ngay cả khi bạn có khó khăn, bạn cũng phải sống với cộng đồng.”

Được đề xuất bởi bộ trưởng bộ tôn giáo vào năm 2004 với sự trợ giúp của UNICEF, BLI hiện đang hoạt động trên hơn một nữa các tỉnh thành ở Campuchia, một quốc gia có số người bị nhiễm bệnh HIV rất cao. Ước tính có khoảng 75,131 người ở quốc gia này hiện đang nhiễm bệnh HIV

Các nhà sư được đào tạo giúp thiền tập thể và đến thăm các gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này cũng như những trẻ em nghèo khó khác.

BLU cũng giúp đỡ một ít tiền cho các gia đình nghèo khó để phục vụ cho các nhu yếu phẩm cần thiết bao gồm giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

“Các nhà sư đang giúp giải quyết những nhu cầu về tâm linh của một người Phật tử cũng như trợ giúp những nhu cầu vật chất cho những gia đình bị ảnh hưởng.” Ulrike Gilber, một chuyên viên của Liên Hiệp Quốc cho biết. “Hầu hết những gia đình này đều nghèo khó và sống dưới mức nghèo khổ.”

“chúng tôi thấy tích cực hơn rất nhiều.”

Tại chùa Ang Popel, các nhà sư hướng dẫn cầu nguyện, thiền và giúp đỡ cho hơn 30 người lớn bị bệnh HIV hay từ những gia đình có người bị bệnh HIV. Trong sự tĩnh lặng vào buổi chiều thoáng mát ở chùa, những người tham dự cùng lắng nghe khi những nhân viên chính phủ trò chuyện về việc làm thế nào để giữ gìn sức khỏe. Cuối buổi là việc tụng kinh cầu nguyện.

Ken Chanthy và chồng cô, Khem Sovanak, đều bị nhiễm bệnh HIV và thường xuyên đến chùa tham dự.

“Trước khi tham dự những buổi họp như thế này, chúng tôi vô cùng căng thẳng và xấu hổ. Chúng tôi chẳng muốn thấy ai và cảm thấy bị phân biệt. Nhưng giờ thì chúng tôi cảm thấy tích cực hơn rất nhiều.”

Thay đổi cuộc sống

Con gái của họ, Sokha Chanthirapch, 11 tuổi, tham dự buổi gặp mặt dành cho những gia đình có người bị nhiễm bệnh HIV.

Tại một buổi họp mặt như vậy ở chùa Tula Sala, trẻ em lắng nghe những bài giảng của các nhà sư và thực hành giữ gìn vệ sinh cá nhân. Cuối buổi, một túi đựng những đồ dùng vệ sinh cá nhân, một ít tiền và dụng cụ học tập được trao tặng cho các em.

Chính quyền địa phương và các nhà sư cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kết nối cộng đồng với nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm xét nghiệm HIV, các biện pháp phòng chống (như là sử dụng bao cao su) thôn tin, các dịch vụ giảm nguy cơ mắc bệnh cho những người tiêm chích ma túy, chữa trị và chăm sóc sức khỏe.

“Vật chất và tinh thần phải cùng song hành với nhau.” Sam Sorpheann, giám đốc sở tôn giáo tỉnh cho biết . “Họ cần phải giữ lại vài thứ gì đó cho mình: giáo dục từ chúng tôi, sự hướng dẫn tâm linh từ các nhà sư.”

Những người làm chương trình và các nhà sư thường xuyên đến thăm các gia đình bị bệnh có tác động mạnh mẽ đến cộng đồng địa phương.

“Điều này đã giúp giảm sự kỳ thị phân biệt rất nhiều. Và tôi nghĩ rằng có rất nhiều bài học mà chúng ta có thể học trong việc mở rộng phạm v i hay áp dụng phương pháp phản ứng tâm linh đến những phụ nữ và trẻ em đang đương đầu với khó khăn.” Cô Gilbert cho biết.

Với cô Cheng, đây là cả một sự thay đổi cuộc đời.

“Tôi từng nghĩ chỉ có tôi bị đau khổ và tôi sẽ rất giận dữ. Tuy nhiên chương trình này đã giúp tôi tiếp tục với cuộc sống của mình.”

Ngọc Hằng dịch



Có phản hồi đến “Campuchia: UNICEF Đồng Hành Cùng Các Nhà Sư Giúp Đỡ Bệnh Nhân AIDs”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com