Thầy tự nhận mình là một nhà sư cổ điển

Ngồi ở chánh điện của chùa Tào Khê, thầy Sung Jin ngồi trang nghiêm với nụ cuời nơi khóe miệng.

Cách đây 20 năm, thầy cho tôi biết thầy là một nhà hoạt động sinh viên vì dân chủ ở Hàn Quốc. Thoát khỏi cảnh sát vào một ngày sau cuộc biểu tình, thầy đã trốn ở chùa và nói chuyện với một nhà sư ở đây.

Và cuối cùng của phần lịch sử: thầy Sung Jin đang là người đứng đầu trong ban quản lý chùa Tào Khê.

Vào tháng trước, tông phái Tào Khê, tông phái chính của đất nước bị ảnh hưởng vì một vụ bê bối liên quan đến một đoạn video các nhà sư uống rượu, hút thuốc và đánh bài cá độ trong một phòng khách sạn.

Đây là một thảm họa tai hại cho tôn giáo cổ kính nhất ở Hàn Quốc hiện đang đấu tranh bảo vệ các vấn đề có liên quan để đương đầu với Thiên Chúa Giáo và Tư Bản hóa.

Người để lộ đoạn băng video đó, thầy Seong-Ho cho tôi biết như là một “bệnh nhân bị bệnh ung thư và chỉ chờ chết và chúng tôi không có bác sĩ để chữa bệnh ấy.”

Nhiều người Hàn Quốc bác bỏ thông tin trên như là một sự cường điệu hóa. Tuy nhiên vụ tai tiếng gần đây đã dấy lên nhiều câu hỏi mới về vai trò của các nhà sư trong thời hiện đại ở Nam Hàn.

Sự quan tâm giảm sút

Trong thời đại tình dục, điện thoại thông minh, tự do xã hội, điều gì cổ vũ nhiều người từ bỏ nhiều sự hưởng thụ của cuộc đời và trải cuộc đời mình ngăn cách với thế giới để sống trong tĩnh lặng?

“Thường thì có một thời điểm, một điểm chuyển đổi để một người nào đó quyết định trở thành nhà sư.” Thầy Sung Jin cho biết.

“Điều này có thể là do nhà bị cháy, cái chết của một người thân. Một thời điểm khi họ nhận ra chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Đó là một phản ứng cá nhân.”

Tuy nhiên, thầy cho biết số lượng người đưa ra quyết định như vậy đang giảm dần

“So với thời mà tôi làm nhà sư thì số lượng đã giảm xuống khoảng 50 đến 70%”

“Ý tôi là, nhìn này” Thầy giơ tay áo lên như là cánh dơi vậy.

“Khi đời sống trở nên quá tiện nghi, khi có quá nhiều thứ để hưởng thụ trong cuộc sống hiện đại, tại sao bạn lại muốn cạo đầu, mặc áo tu và trải đời mình trên núi với một nhà sư 70 tuổi chứ?”

Thầy Sung Jin đã bỏ ra 10 năm thiền tập ở một ngôi chùa trên núi trước khi đi xuống Seoul.

“Rất ít người chịu nổi trách nhiệm của một nhà sư khi chỉ một lỗi lầm nhỏ cũng tạo nên một hậu quả rất lớn.”

Các nhà sư Hàn Quốc sống cả cuộc đời, một điều tạo thêm áp lực.” Thầy Moo-Shim, một người Mỹ trở thành nhà sư ở đây gần 30 năm cho biết.

“Mọi người có một thái độ khác nhau về Phật giáo ở Hàn Quốc. Ví dụ như, ở Thái Lan, bạn có thể trở thành một nhà sư trong 3 đến 6 tháng và trở lại cuộc sống đời thường. Tuy nhiên ở Hàn Quốc, điều này không hề đơn giản. Người Hàn Quốc tin rằng bạn phải từ bỏ cả cuộc đời để trở thành nhà sư. Vì thế khi họ thấy các nhà sư cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt, họ cảm thấy buồn.”

“Sự nóng giận”

Hậu quả của vụ bê bối gần đây, những vị lãnh đạo của tông phái Tào Khê đã công bố 100 ngày ăn ăn sám hối và hàng loạt cải cách được thiết lập để ngăn chặn các nhà sư làm những công việc về tài chính cũng như các vấn đề ngày ngày ở chùa mà không có sự giúp đỡ.

Việc mang những cố vấn về tài chính không chỉ giúp ngăn chặn họ làm những việc sai trái mà còn giúp cho các nhà sư tập trung vào công việc chính là thiền định và tu tập.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ bê bối với tông phái Phật giáo chính ở Hàn Quốc. Chỉ khoảng một thập niên trước đây, màng hình TV cho thấy cảnh các nhà sư nổi loạn nội bộ ngay trong tông phái của mình.

Tôi hỏi nhà sư người Mỹ, thầy Moo-Shim rằng có phải danh tiếng của các nhà sư Hàn Quốc là có một chút máu nóng vẫn được duy trì.

“Họ cũng có một chút nóng giận” Và một phần trong danh tiếng ấy là việc họ sẵn sàng chiến đấu vì cái mà họ cho là đúng là giúp người dân Hàn Quốc. Tuy vậy, hiển nhiên là nếu những điều như là vụ bê bối gần đây tiếp tục xảy ra, họ sẽ mất thể diện của mình.”

Trong thời bị Nhật Bản và Trung Hoa xâm chiếm, các nhà sư đã ra khỏi chùa để chống lại kẻ xâm lượt. Tuy nhiên khi không có sự xâm lượt

của quân đội trong thế kywr thứ 12, làm sao để giới lệnh nghiêm ngặt vẫn tiếp tục hiện hành?

“Tôi nghĩ là đang có sự đối mặt với thách thức vì Phật giáo đang cố gắng thỏa mãn sự cần thiết cho việc học hỏi của khoa học. Tuy nhiên việc cố gắng điều chỉnh sự cần thiết của Phật giáo cho yêu cầu của thời đại là không dễ dàng gì.”

Đã có nhiều sự cố gắng để kết hợp giữa những lời dạy của Phật giáo với việc tư vấn, tổ chức các lễ hội và văn hóa đường phố để kết nối với công chúng.

Tuy nhiên, Ngài cho biết, cũng cùng lúc đó thì “chúng tôi với tư các là các nhà sư nhận ra rằng không phải ai cũng sẵn sàng sống với cuộc sống như chúng tôi. Và với tâm của người xuất gia thu hút rất nhiều người.”

Thầy Sung Jin đồng ý. Phật giáo đã bị cấm và đàn áp rất nhiều thế kỷ ở Hàn Quốc nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.

“Quyết định để trở thành một nhà sư không phải là một điều gì đó dễ dàng. Đó là mong muốn lấp đầy một cái tâm trống rỗng.”

Và với những người bị ảnh hưởng trong những vụ bê bối gần đây? “Tôi không nghĩ là họ sẵn sàng đưa quyết định trên lên hàng đầu.”

Ngọc Hằng dịch

Theo BBC



Có phản hồi đến “Phật Giáo Hàn Quốc Đương Đầu Với Thách Thức Hiện Đại”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com