Taipei, Đài Loan -Thầy Hui Li, chủ tịch của hội Phật Giáo A Di Đà ở Nam Phi đã quyết định mở trung tâm nuôi dạy trẻ em mồ côi ở Châu Phi sau khi tận mắt viếng thăm nơi này vào năm 1992.
Trong suốt chuyến thăm này, thầy Hui Li đã thấy sự tàn phá của căn bệnh HIV/AIDS đến trẻ em ở Châu Phi và đã quyết định rằng pháp phật chính là giải pháp cho tình trạng thuơng tâm này.
“Nguyên tắt cơ bản của Phật Giáo là tất cả mọi người đều bình đẳng. Việc thực hành theo Phật pháp giúp chữa lành vết thương cho những đứa trẻ và dạy chúng cách tôn trọng người khác.” Thầy Hui Li,56 tuổi trả lời phỏng vấn cho CNA biết như vậy.
Tại thời điểm này, tổ chức phi lợi nhuận của thầy đã nuôi dưỡng hơn 3,000 trẻ em mồ côi trên khắp Châu Phi ở những quốc gia như Malawi, Swaziland và Lesotho.
Trẻ em ở các trại mồ côi được sắp xếp theo từng nhóm gồm các sinh viên ở nhiều độ tuổi khác nhau. Điều này giúp cho các trẻ em có kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống vì chúng không chỉ sống và ăn chung với nhau mà điều quan trọng hơn là chúng biết chăm sóc cho nhau tốt.
Như là một động cơ để làm việc chăm chỉ, cả nhóm cùng thể hiện việc học tập tốt nhất được thưởng bằng cách đi tham quan thành phố. Trại trẻ mồ côi nhận trẻ em dưới 18 tuổi.
“Những gì chúng tôi đang làm ở đây là kết nối những lời dạy của Phật Giáo với những mặc khác của cuộc sống thế tục hàng ngày bởi vì Phật tử không phải sống ở ngoài trái đất.” Thầy Hui Li cho biết phuơng pháp chăm sóc trẻ em của thầy là áp dụng vào thực tế của cuộc sống.
Mỗi nổ lực đều dựa trên văn hóa của Châu Phi. Bằng cách này, bọn trẻ có thể lớn lê với giác quan đạo đức và hy vọng là có thể thay đổi chúng khi trở thành người lớn.
“Dù chúng tôi dạy chúng về Phật giáo theo môi trường Trung HOa, điều quan trọng là bọn trẻ tự quyết định ai mà chúng muốn trong cuộc đời của mình.”
Với sự nhìn nhận như vậy, các trẻ em mồ côi được khuyến khích thể hiện bản thân thông qua ca nhạc và vũ đạo vì điều này rất phổ biến trong văn hóa của người Phi Châu.
“Hãy nhìn những người ở đây. Mọi người từ ba tuổi cho đến 90 tuổi đều thích nhảy múa và ca hát. Chúng ta không cần phải hy sinh văn hóa truyền thống Châu Phi cho sự hiện đại hóa.”
Ngọc Hằng dịch
Theo CNA