Đón chào năm mới, người Việt và Trung Hoa sẽ trang trí đèn lồng và các cơ sở kinh doanh bằng đèn lồng.
Việc dùng đèn lồng bắt nguồn từ năm 250 trước công nguyên khi đèn lồng trở thành một phương tiện để khuếch tán thay cho đuốc.
Theo ông Tiong Chuang, một người bán các loại đèn lồng cho biết đèn lồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, tuổi thọ và may mắn.
Tiong, cũng bán các loại đèn lồng Việt Nam, nhất là các loại đèn lồng hình các vật thể ngoài không gian UFO cho biết anh sẽ trang hoàng nhà cửa của mình bằng đèn lồng trong tết âm lịch, nhất là cổng vào nhà.
“Không có đèn lồng trong dịp tết, tôi thật sự không cảm thấy là mình tổ chức tết. Đây là điều tôi phải làm vì nó mang lại điều kỳ diệu cho tôi. Tôi cảm thấy dễ chịu và việc làm ăn buôn bán được cải thiện tốt hơn.”
Tiong chủ yếu bán các loại đèn lồng Việt Nam đầy sắc màu.
Anh Tiong bên cửa hàng bán các loại đèn lồng Việt Nam đầy sắc màu của mình
Duyên đưa anh đến việc bán đèn lồng Việt Nam bắt đầu từ chuyến du lịch gần đây khi một người bạn Việt Nam giới thiệu đèn lồng Việt Nam đến cho anh.
Dần dần, anh thiết lập quầy bán hàng Star Megan bán những loại đèn lồng và bong bóng đầy sắc màu để cầu chúc may mắn và thịnh vượng.
Theo anh, sự giàu có và thịnh vượng của người Việt và Hoa qua những loại đèn lồng đầy sắc màu được trang hoàng tại nhà và cơ sở kinh doanh đón chào năm mới.
Một người bán hàng khác, anh Peter Tiong, người cũng bán nhiều loại đèn lồng Trung Hoa nhiều hình dáng cho biết đầy là “truyền thống cổ xưa của Trung Hoa nhằm trang hoàng đèn lồng ở nhà vào cơ sở kinh doanh vào năm mới.”
“Nếu không có truyền thống này, dường như là không phải chúng ta đón mừng năm mới, một sự kiện trọng đại của người Trung Hoa. Và hy vọng cho bình an, đời sống nhẹ nhàng và thịnh vượng.”
Hiện nay, lồng đèn giấy Trung Hoa rất phổ biến được trang trí trên khắp thế giới vào những dịp lễ hội đầy sắc màu. Tuy nhiên, đây là mộtt ruyền thống giàu lịch sử.
Khởi nguồn của việc sáng tạo ra đèn lồng ở Trung Hoa được bắt đầu bởi các nhà sư đốt đuốc đón mừng năm mới vào năm 250 trước công nguyên.
Các nhà sư mang những cây đuốc này nhằm hy vọng được thấy hình ảnh của Đức Phật và hành trì bồ tát đạo của mình. Ngay lập tức, mọi người bắt đầu làm những loại đèn lồng với khung bằng tre, gỗ đỏ và dây cầm rồi bao phủ đèn với một lớp giấy dầu mỏng hay vải lụa.
Ngày nay, đèn lồng vẫn không thay đổi mấy về thiết kế, dù những hình ảnh về lịch sử, anh hùng và các đấng tối cao, phong cảnh trên giấy rất phổ biến.
Ngày tết Trung Hoa bắt đầu vào mùa trăng đầu tiên của năm âm lịch, hay là ngày rằm tháng giêng từ năm 230 trước công nguyên.
Mọi người cùng nhau tập trung ở ngoài đường và cầm đèn lồng khi đêm về nhằm có thể thấy những người thân quá cố khi họ đã về với tiên cảnh.
Ngày nay, tết được xem như là “Năm mới lần thứ hai” và các đặc điểm về việc đón mừng tết được trang trí lên đèn lồng. Tất cả mọi người, từ thành thị đến nông thôn, treo hàng trăm đèn lồng dọc đường phố và nhà của họ.
Dưới thời Hán Hòa Đề, từ năm 581 đến 618 sau công nguyên đèn lồng đầy sắc màu trong những cuộc diễu hành để chào đón những người chức sắc nước ngoài.
Những loại đèn lồng này trở thành một nét văn hóa của Trung Hoa trong thời đại nhà Tần từ năm 618 đến năm 907 sau công nguyên. Những đèn lồng này được thắp sáng ở cung điện và dần dần đèn lồng trở thành một loại hình nghệ thuật dân gian.
Mọi người thường phô diễn đèn lồng trong những dịp lễ, treo ở cửa vào buổi tối để đuổi ma quỷ và mang may mắn. Họ cũng mang đèn này trang hoàng khắp đường phố vào ban đêm.
Vào triều đại nhà Tống từ năm 960 đến 1279 sau công nguyên, đây là thời kỳ đổi mới của Trung Hoa và một kiểu dáng đèn lồng mới được sáng tạo.
Sau nhiều thế kỷ, đèn lồng Trung Hoa được dùng như là một phương tiện giao tiếp giữa hàng xóm với nhau. Lồng đèn đỏ, tượng trưng cho năng lượng tượng trưng cho sư sinh và hôn nhân mới.
Lồng đèn màu xanh da trời, tượng trưng cho sự suy giảm năng lượng, được treo lên khi một người nào trong nhà bị ốm. Lồng đèn trắng được dùng khi nhà có tang gia.
Kiểu dáng và việc treo đèn lồng bên ngoài nhà cũng tượng trưng cho vị trí xã hội. Những gia đình giàu thường treo đèn lồng bằng lụa hay nhung và cần nhiều người treo. Những gia đình nghèo thường treo đèn lồng tự làm.
Anh Peter và gia đình bên cửa hiệu bán các loại đèn lồng Trung Hoa của mình
Ngày nay, đèn lồng Trung Hoa được dùng vào các dịp lễ, đặc biệt là vào tết dương lịch, tết Trung thu và lễ hội đèn lồng.
Trong những dịp này, đường phố ở những thành phố lớn và nhỏ đều được trang hoàng đèn lồng màu đỏ. Đây là những nơi tốt nhất để xem đèn lồng trong những dịp lễ này bao gồm Bắc Kinh, Hồng Kông và Nam Kinh. Ở Bắc Kinh, đèn lồng được treo ở nhiều con đường ở thành phố xung quanh chùa.
Trong khi những loại đèn lồng ban đầu của Trung Hoa được tạo nên để thắp sáng ở nhà hay là cửa ra vào, đèn lồng trở thành một phương tiện phát sáng di động. Những chuyên gia lịch sử tin rằng đây là nhữn loại đèn pin thật ra là đèn lồng.
Dù không còn lý do thực tế về đèn lồng Trung Hoa vì các loại đèn hiện đại sáng hơn các loại đèn dầu truyền thống, những loại đèn lồng vẫn tiếp tục được làm và thưởng thức bởi người Trung Hoa và nhiều người khác. Và đèn lồng vẫn tiếp tục trở thành một phương tiện để dùng cho cá nhân, tôn giáo và các mục đích khác.
Việc tổ chức tết âm lịch cũng gần với một lế hội dành riêng cho biểu tượng này. Khắp nơi trên thế giới, đèn lồng đỏ vẫn tiếp tục là một trong những thương hiệu biểu tượng văn hóa của người Hoa.
Ngọc Hằng dịch
Theo Theborneopost.com