Một nhóm khoảng 200 người đã tập trung tại thiền đường ở trường đại học Maitripa sáng thứ sáu để nghe Đức Dai Latma giảng về tái sinh, trung tâm những lời dạy của Phật Giáo.

Sau phần giới thiệu ngắn gọn, hai diễn giả đã chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của họ về tái sinh. Bác sĩ Eben Alexander, tác giả của quyển sách "Bằng chứng về Thiên Đường: Cuộc hành trình của một bác sĩ giải phẫu thần kinh học sau cái chết" bắt đầu.

Bốn năm rưỡi trước, ông đã bị rơi vào trạng thái hôn mê sâu, kết quả của một căn bệnh nhiễm trùng màng não rất hiếm. Bảy ngày tiếp theo đó, ông đã trải nghiệm cuộc sống bên ngoài một cơ thể sống trên trái đất. Điều này xảy ra mặc dù một phần của bộ não thường chịu trách nhiệm trong thời gian cận tử đã bị đóng chặt hoàn toàn.

"Tôi đã có một chuyến hành trình đầy thú vị" Ông nói như vậy vào hôm thứ sáu nhưng ông không nhớ thể nhớ vào thời điểm ban đầu.

"Tâm hồn của chúng ta trở lại và trở lại." Ông nói như vậy trong khi đức Dalai Latma gật đầu đồng ý "Khó khăn là món quà, là những cơ hội tốt đẹp để cho sự phát triển tâm hồn của chúng ta."

Vị diễn giả thứ hai, giáo sư Phật Giáo Jose Cabezon từ trường đại học California ở Santa Barbara thuyết giảng theo quan điểm học thuật.

Khái niệm tái sinh được nhiều tôn giáo chia sẻ mặc dù điều này thường liên hệ với Ấn Độ Giáo và Phật Giáo. Câu hỏi "tại sao" của vấn đề tái sinh, những điều giảng dạy về nghiệp báo, nguyên nhân và hậu quả và các phương tiện nhằm ngăn ngừa sự tái sinh tự nguyện đã được kiểm tra. Con người đã cố gắng đưa ra những bằng chứng về tái sinh dựa trên lý luận và kinh nghiệm và niềm tin này đã lan truyền vượt ra ngoài Phật Giáo.

"Ở Mỹ, phật tử chiếm chưa đầy 1% dân số. Tuy nhiên, 25% người Mỹ và Châu Âu tin vào luân hồi và tái sinh." Ông cho biết

"Điều này có nghĩa là 75% người không tin vào tái sinh luân hồi." Đây là một thách thức đối với những Phật tử như Đức Dalai Latma, người không bao giờ tự cho rằng ai cũng tin những gì như Ngài tin tưởng.

Khi đến lượt mình, Đức Dalai Latma đã đùa về sự hấp dẫn còn lại của thế kỷ, dù nó xảy ra trong quan tài trước khi Ngài quay về với những suy nghĩ của Phật giáo

Ngài cho biết Ngài đón chào tất cả những giá trị và nghiên cứu khoa học nhưng nhận ra rằng đó vẫn còn hạn chế.

"Với sự tôn trọng với khoa học và phạm vi của kiến thức, nhiều loại hiện tượng đã vượt qua tầm của khoa học." Sự thật là khoa học không thể đánh giá vật chất giống như là khoa học bát bỏ nó. Ngài nói thêm/

Ngài đã quán sát rằng càng có nhiều nỗ lực để nghiên cứu não bộ càng khám phá ra nhiều điều bí ẩn. Tuy nhiên, Ngài thích ý tưởng tiếp cận của khoa học nghiên cứu về não, khoảng cách về thực tế và sự xuất hiện, ý tưởng về vô thường và vai trò của cảm xúc.

Đức Dalai Latma cảnh báo rằng truyền thống Phật giáo cổ xưa như Phật Giáo Tây Tạng sẽ tạo ra một thư viện sách khổng lồ. Ngài cho biết thờ sách mà không đọc hay hiểu gì cả thì rất dễ. Tuy nhiên, Ngài ủng hộ việc khám phá sách với một con mắt nghiêm túc.

"Tu viện cần phải là trung tâm tu học nơi sách cũng như kinh điển được nghiên cứu." Ngài nói. Sau đó, Ngài khuyến khích những sinh viên tốt nghiệp và các giáo sư từ trường đại học Maitripa cùng tập trung quanh Ngài để chụp ảnh.

Không ai từ chối cơ hội này và sau nhiều ánh đèn chớp, Ngài rời khỏi phòng cũng yên lặng như khi Ngài bước vào. Từ cánh cửa mở, Ngài liếc nhìn vào bên trong thiền đường.

"Cảm ơn. Hẹn gặp lại các bạn" Ngài nói.

Bên ngoài trường đại học, một nhóm người cùng tập trung xem buổi thuyết giảng từ một màn hình khổng lồ được đặt trên một chiếc xe tải.

Ngọc Hằng dịch

Theo Oregonlive.com



Có phản hồi đến “Ba Lan: Đức Dalai Latma Thuyết Giảng Vai Trò Của Khoa Học Trong Vấn Đề Tái Sinh Và Tâm Thức”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com