Mathieu Ricard là một nhà sư Tây Tạng và có sự liên kết với Đức Dalai Latma. Ngài trở nên nổi tiếng toàn cầu với những quyển sách bán rất chạy và trình bày về hạnh phúc.

Ngài (dù không muốn) đạt được danh hiệu “người hạnh phúc nhất thế giới” từ báo chí phương Tây vì mức độ hoạt động của não đạt được qua các kiểm tra chụp não khi Ngài thiền định.

Nhà sư Ricard cũng là một nhiếp ảnh gia đầy kinh nghiệm và các bức ảnh của Ngài phản ánh về cuộc đời của Ngài như thế nào ở dãy Himalaya tại Nepal.

Một ngày của Ngài bao gồm thiền, làm từ thiện và thời gian với các bạn đồng tu.

Cuộc sống tiêu biểu của một nhà sư Tây Tạng bao gồm tách xa những hỗn tạp hiện đại, dành thời gian chủ yếu trong tu viện ở trên núi. Thầy Mathieu Ricard không phải là một nhà sư tiêu biểu như vậy.

Thầy sinh ra ở Pháp vào năm 1946 có cha mẹ rất nổi tiếng, cha là một nhà triết học, mẹ là một họa sĩ. Thầy nhận bằng tiến sĩ về di truyền học phân tử tại viện Pasteur nổi tiếng uy tín trước khi cống hiến cuộc đời mình trở thành nhà sư ở Himalaya. Ngài nghiên cứu rất nhiều vấn đề trước khi trở thành nhà sư ở tuổi 30 và trở thành người thông dịch tiếng Pháp cho Đức Dalai Latma vào năm 1989.

Thầy cùng viết một quyển sách với cha thầy vào năm 1997 với tiêu đề “Nhà sư và nhà triết học” chủ yếu là kinh nghiệm kết hợp với người cha già nhưng nó bất ngờ trở thành một quyển sách bán rất chạy ở Pháp. Và khi truyền thông chú ý đến Ngài, Ngài từ chối trở thành một dạng nổi tiếng. Báo chí phương Tây cũng công nhận Ngài là “người hạnh phúc nhất còn sống”, một cái tiên mà Ngài không hề muốn có sau khi song gamma trong não của thầy được xác nhận là cao nhất so với các bạn đồng tu từ nghiên cứu tại trường đại học Wisconsin về thiền vào năm 2000.

Theo sự hướng dẫn của Đức Dalai Latma, thầy Ricard quyết định sử dụng phương tiện truyền thông để quảng bá các bài giảng về hạnh phúc và từ bi và cũng như những bài chia sẻ trong các hoạt động của Ngài đến với tổ chức từ thiện mang tên Karuna-Shechen.

Tùy vào năm, thầy Ricard có thể dành hầu hết thời gian ở nước ngoài hay ở các tu viện hay nói chuyện với các tổ chức như TED và Google hay Liên Hiệp quốc nhưng nhà thật sự của thầy là ở tu viện Shechen tại Nepal.

Vào buổi sáng, thầy thức dậy khi còn tối và nhìn mặt trời mọc từ trên núi.

Thầy chỉ có một phòng nhỏ với vài chiếc y, một nhà bếp nhỏ và một bãi cỏ phía trước.

Ngài cho biết Ngài không cho phép chụp ảnh trong nhà của mình vì đó là nơi thầy thật sự thoát khỏi với thế giới bên ngoài.

Thầy Ricard nhìn mọi người trong làng bên dưới cũng như các nhà sư khác tại tu viện Shechen bắt đầu cuộc sống với một ngày mới.

Nếu thầy có một năm bận rộn thuyết trình hay các sự kiện khắp thế giới, thầy chỉ ở nhà vài tháng. Tuy nhiên năm nay, thầy ít đi giảng và dành thời gian ở Nepal

Thầy sẽ đi đến các ngôi làng gần bên thăm trường học mà thầy xây dựng từ quỹ từ thiện Karuna-Shechen của thầy. Thầy thường mang theo máy chụp ảnh.

Quỹ từ thiện Karuna-Shechen chú trọng vào việc đưa ra các cơ hội học tập cho phụ nữ và các em gái với truyền thống thường bị bỏ rơi. Các trẻ em rất vui chào đón thầy Ricard.

“Tình thương yêu từ bi và lòng trắc ẩn là nền tảng cho hạnh phúc thật sự” Thầy viết

Quỹ từ thiện của thầy còn xây dựng bệnh viện Shechen Clinic gần tu viện vào năm 2000. Bệnh viện phục vụ cho những cộng đồng nghèo trong khu vực.

Thầy Richard viết “Làm việc tốt vì mọi người không có nghĩa là hy sịn hạnh phúc của bản thân mà kết quả chỉ ngược lại.”

Thầy là một người ăn chay và tin rằng “Mọi chúng sanh là một kho báu đang chờ đợi để được tiết lộ.” Cũng như hầu hết các nhà sư Tây Tạng tại tu viện, chế độ ăn chủ yếu của thầy là rau quả.

Trên đường đến tu viện, thầy và các nhà sư thường đi bộ vòng quanh tháp Boudhanath ở trong thị trấn, tháp Phật giáo rất lớn giữ tầm quan trọng tâm linh với Phật giáo Tây Tạng. Mất khoảng mười phút đi bộ từ tu viện.

Thầy quá cố của Thầy Richard, cũng là thầy của Đức Dalai Latma là Dilgo Khyentse Rinpoche đã xây dựng nên phiên bản của tu viện Shenchen vào năm 1985.

Ngoài sân tổ chức rất nhiều nghi lễ, kể cả nghi lễ đốt lửa tượng trưng cho việc làm sạch tâm linh. Nhảy theo nghi lễ cũng được xem là một dạng thiền.

Thầy Ricard cho biết việc tu tập thiền được thực hiện “là cách để làm quen chính chúng ta với một cái nhìn mới hơn.”

Thầy cũng xem các nghi lễ này từ phía khan giả cùng với thầy trụ trì tu viện Rabkam Rinpoche và bác sĩ giải phẫu nhãn khoa Sandak Ruit, người đã mang y khoa hiện đại đến các vùng hẻo lánh trên thế giới, bao gồm cả một chuyến đi bí mật đến Bắc Hàn.

Sau một ngày nghi lễ dài kết thúc, dưới nến thơm đốt bằng bơ ở tu viện và thiền, thầy Ricard, 71 tuổi bắt đầu thiền sâu từ khi thầy ở tuổi 20 và đã làm chủ nhiều dạng thiền khác nhau.

Thiền mà thầy khuyên mọi người bắt đầu là dạng thiền chánh niệm chú tâm vào từ bi khi hành giả bỏ ra khoảng 10-15 phút chú tâm vào cảm giác của tình yêu thương từ bi cho một cá nhân hay một nhóm nào đó.

Ngọc Hằng dịch

Theo businessinsider.com



Có phản hồi đến “Một Ngày Bình Thường Của Nhà Sư Hạnh Phúc Nhất Thế Giới Ở Nepal”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com