Một ngôi chùa ở kinh đô ánh sáng Pari nơi có pho tượng Phật lớn nhất Châu Âu sẽ mở cửa trở lại vào cuối tuần này sau khi tiêu tốn 1 triệu bảng để trùng tu. Chùa Đại Phật, dù không được nhiều người dân trong vùng biết đến nhưng từng là nơi tổ chức triển lãm nghệ thuật thuộc địa quốc tế. Công trình cao 92 foot, được xây dựng vào năm 1931 mô phỏng theo nhà truyền thống của Châu Phi đã được mở rộng gấp ba gần diện tích ban đầu.

Khi cuộc triễn lãm kết thúc, hầu hết các tòa nhà đều bị đập bỏ nhưng gian hàng lớn với ngoại thất bằng gỗ chắc chắn vẫn được giữa nguyên. Sau đó, nó được biến thành viện bảo tàng và bị bỏ hoang cho đến nắm 1977 khi viện Phật Giáo Quốc Tế Pháp mua lại và tổ chức cuộc thi quốc tế tìm kiếm tượng Phật.

Kết quả là bức tượng Phật cao 33 foot bằng sợi thủy tinh vàng đã được tạo nên bởi nhà điêu khắc Yogoslavian bên trong studio huyền thoại Joan Miro ở Pari.

Ngôi chùa đã được khánh thành vào tháng 10/1977 bởi thị trưởng Jackques Chirac và nhanh chóng trở thành một địa điểm quan trọng cho Phật tử.

Tuy nhiên, ẩn giữa những tán lá xanh của tòa nhà, ngôi chùa lại bị đi vào lãng quên trong suốt bốn thập kỷ qua cho đến khi chính quyền thành phố Pari gần đây mua lại và tài trợ tiền để trùng tu.

"Những thành viên trong cộng động Phật tử Châu Á khá thờ ơ với nó mặc dù đây là một nơi vô cùng quan trọng để họ gặp mặt và trao đổi. Tuy nhiên, khi những người tôn quý đến từ Châu Á, nơi họ có rất nhiều chùa gìn giữ và trang hoàng rất đẹp, họ đã bất ngờ với hiện trạng của chùa." Liliane Lefait, phát ngôn viên của hội ái hữu phật tử Pháp cho biết "hiện nay, chúng tôi vô cùng hài lòng với ngôi chùa."

Để đón mừng lễ khánh thành chùa rất lớn, hội Phật tử đã tổ chức chương trình cả tuần  bao gồm các buổi hội thảo về thiền, thư pháp thiền cũng như các nghi lễ và các buổi hòa nhạc do nhà hát đàn sáo quốc gia Nhật Bản ở Tokyo trình diễn.

Ngọc Hằng dịch

Theo Artnet.com



Có phản hồi đến “Mở Cửa Chùa Có Tượng Phật Lớn Nhất Châu Âu”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com