Ký tự được đánh dấu: kinh đại bát niết bàn

  • 29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi Thứ Hai Mươi Chín

    Như Lai do sức đại tự tại, Tất cả thế gian được tự tại, Đại Bi bổn nguyện ở cõi nầy, Vòng quanh biển khổ độ chúng sanh. Vô lượng trí huệ sức thần thông, Ra vào sanh tử không chướng ngại, Một thân hiện ra làm nhiều thân, Nhiều thân một thân làm vô lượng. Thần biến ứng khắp người đều thấy, Không duyên liền hiện nhập[...]

     
  • 28. Phẩm Trà Tỳ Thứ Hai Mươi Tám

    Tất cả nhân dân buồn khóc rơi lệ trở vào trong thành làm kim quan dùng thất bảo trang nghiêm, cùng lo sắm ngàn bức bạch điệp vô giá, vô số bông đâu la miên mềm nhuyễn, vô sốchiên đàn, trầm thủy, hòa hương hương thủy, hương nê, phan lọng hoa hương v.v… Sắm sửa xong, cùng nhau đến trước Phật rơi lệ nghẹn ngào mà dâng lên[...]

     
  • 26. Phẩm Di Giáo Thứ Hai Mươi Sáu

    Các người nên biết pháp Đại Niết Bàn nầy là bảo tạng Kim Cangthường , lạc, ngã, tịnh hoàn toàn viên mãn của tất cả chư Phật. Tất cả chư Phật đều ở nơi pháp Đại Niết Bàn nầy mà nhập Niết Bàn. Pháp nầy là pháp tối hậu rốt ráo chí lý cùng tột không thiếu sót. Chư Phật đều phóng xả thân mạng nơi đây, do đó nên gọi là Đại[...]

     
  • 25. Phẩm Kiều Trần Như Thứ Hai Mươi Lăm

    Lúc bấy giờ đức Thế Tôn bảo Kiều Trần Như : “ Sắc là vô thường, do dứt sắc nầy được sắc thân thường trụ giải thoát. Thọ, tưởng, hành và thức cũng đều vô thường, do dứt thức ấmnầy mà được thức uẩn giải thoát thường trụ.

     
  • 24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát Thứ Hai Mươi Bốn

    Bạch Thế Tôn ! Thiện Tinh Tỳ Kheo là con trai của đức Phật lúc chưa xuất gia, sau khi làm Tỳ Kheo, Thiện Tinh thọ trì đọc tụng giải thuyết mười hai bộ kinh, phá kiết sử cõi dục chứng được tứ thiền. Tại sao đức Như Lai nói Thiện Tinh là hạng Nhứt Xiển Đề, là người hạ tiện người không thể trị được phải ở nơi địa ngục cả[...]

     
  • 23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát Thứ Hai Mươi Ba

    Bấy giờ Đức Phật bảo tất cả đại chúng : “ Nầy các Thiện nam tử ! Các người nếu nghi là có Phật không Phật, có Pháp không Pháp, có Tăng không Tăng, có khổ không khổ, có tập không tập, có diệt không diệt, có đạo không đạo, có thiệt không thiệt, có ngã không ngã, có lạc không lạc, có tịnh không tịnh, có thường không[...]

     
  • 22. Phẩm Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát Thứ Hai Mươi Hai

    Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát : “ Nầy Thiện nam tử ! Nếu có Đại Bồ Tát tu hành kinh Đại Niết Bàn như vậy, thời đặng mười công đức mà hàng Thanh Văn Bích Chi Phật chẳng có. Công đức nầy chẳng thể nghĩ bàn, người nghe đến sẽ kinh sợ. Công đức nầy chẳng phải trong ngoài, chẳng[...]

     
  • 21. Phẩm Anh Nhi Hạnh Thứ Hai Mươi Mốt

    Lại Anh Nhi chẳng thể tạo tác những việc lớn việc nhỏ. Cũng vậy, Bồ Tát chẳng tạo nghiệp sanh tử, đây gọi là chẳng làm việc lớn, việc lớn tức là tội ngũ nghịch. Việc nhỏ tức là tâm Thanh Văn Duyên Giác. Bồ Tát trọn chẳng thối tâm Bồ Đề mà tu hạnh Thanh Văn, Bích Chi Phật.

     
  • 20. Phẩm Phạm Hạnh Thứ Hai Mươi

    Những gì là Xà Đà Dà ? Lệ như đức Phật xưa kia làm vị Bồ Tát tu khổ hạnh. Như Phật nói : Nầy các Tỳ kheo ! Thuở quá khứ ta từng làm nai, làm gấu, làm cheo, làm thỏ, làm quốc vương, làm Chuyển Luân Thánh Vương, làm rồng, làm kim súy điểu v.v… Như trên đây gọi là Xa Đà Dà kinh (bổn sanh).

     
  • 19. Phẩm Thánh Hạnh Thứ Mười Chín

    Phật bảo ca-Diếp Bồ-Diếp : “Đại Bồ-Tát phải nên ở nơi kinh Đại-Niết- Bàn nầy chuyên tâm tư duy năm thứ hạnh : Một là thánh hạnh, hai là phạm hạnh, ba là thiên hạnh, bốn là anh-nhi-hạnh, năm là bịnh hạnh. Nầy Thiện-nam-tử ! Đại-Bồ-Tát thường nên tu tập năm thứ hạnh nầy. Lại có một hạnh, chính là Như-Lai hạnh, cũng[...]

     
  • 18. Phẩm Hiện Bịnh Thứ 18

    Bạch Thế-Tôn ! Có hai nhơn duyên thời không bệnh khổ ! Một là thương xót tất cả chúng sanh, hai là cung cấp thuốc men cho người bịnh. Từ xưa đức Như-Lai đã tu đạo Bồ-Tát trong vô lượng muôn ức kiếp : Thường thật hành lời nói dịu dàng, thân yêu, lợi ích cho chúng sanh chẳng để họ phải khổ não, bố thí các thứ thuốc men[...]

     
  • 17. Phẩm Đại Chúng Sở Vấn Thứ 17

    Bấy giờ đức Thế-Tôn từ trên mặt phóng các thứ ánh sáng màu : Những ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, chiếu thân Thuần-Đà. Thuần-Đà gặp ánh sáng nầy, bèn cùng quyến thuộcmang những thức ăn đến rừng Ta-La để cúng dường đức Phậtlần cuối cùng và cúng dường chúng Tỳ-kheo.

     
  • 16. Phẩm Bồ Tát Thứ Mười Sáu

    Nầy Thiện-nam-tử ! Như ánh sánng mặt trời mặt trăng hơn hết trong các ánh sáng. Ánh sáng Đại-Niết-Bàn rất là thù-thắng đối với ánh sáng của các khế kinh. Ánh sáng của các khế kinh không thể kịp được. Vì ánh sáng Đại-Niết-Bàn có thể chiếu vào các lỗ chơn lông của chúng sanh. Chúng sanh dầu không có tâm bồ- đề, nhưng có[...]

     
  • 14. Phẩm Điểu Dụ Thứ Mười Bốn

    Phật nói : :” Nầy Thiện-nam-tử ! Pháp khổ khác, pháp lạc khác, pháp thường khác, pháp vô thường khác, pháp ngã khác, pháp vô ngã khác. Ví như lúa gạo khác với mè bắp. Mè bắp lại khác với đậu mía. Các thứ ấy từ mầm mộng của nó, nhẫn đến trổ lá, đơm bông đều là vô thường. Đến lúc thành trái thành hột khô chín, mọi người[...]

     
  • 13. Phẩm Văn Tự Thứ Mười Ba

    “A” (giọng ngắn), là chẳng phá hoại, chẳng phá hoại gọi là Tam-bảo, dụ như chất kim-cang. Lại A là chẳng lưu-dật, chẳng lưu-dật tức là Như-Lai. Vì cửu-khiếu của Như-Lai không có chảy ra, nên là chẳng lưu-dật. Lại không có cửu- khiếu, nên chẳng lưu-dật. Chẳng lưu-dật, thời là thường, thường chính là Như-Lai. Vì thế[...]

     
  • 12. Phẩm Như Lai Tánh Thứ Mười Hai

    Như cô gái nghèo, trong nhà có nhiều kho tàng vàng vòng, tất cả người nhà không ai biết. Một hôm có người khách lạ khéo biết phương tiện bảo cô gái nghèo : “ Nay tôi thuê cô dọn cỏ rác cho tôi”. Cô gái liền đáp : “ Nếu ông có thể chỉ kho vàng cho tôi, rồi tôi sẽ dọn cỏ rác cho ông”. Người khách nói : “ Tôi biết[...]

     
  • 11. Phẩm Tứ Đảo Thứ Mười Một

    (Hán bộ phần sau quyển thứ bảy) Phật bảo Ca-Diếp Bồ-tát : “ Nầy thiện-nam-tử ! Thế nào là Tứ-Đảo ? (bốn điều điên đảo ) “ Nơi chẳng phải khổ tưởng cho là khổ”, gọi là điên đảo. Chẳng phải khổ chỉ cho Như-Lai. Tưởng cho là khổ, tức là cho rằng Như-Lai là vô thường biến đổi. Nếu có người nói Như-Lai là vô[...]

     
  • 10. Phẩm Đế Thứ Mười

    Nếu có người hay biết Như-Lai thường trụ không có biến đổi, hoặc nghe tiếng nói hai chữ “thường trụ” một lần phớt qua tai, bèn được sanh lên cõi trời. Về sau, lúc được giải thoát, mới được chứng biết Như-Lai thường trụ không có biến đổi. Khi đã chứng biết bèn tự nói : “ Ngày trước, tôi từng nghe nghĩa thường trụ nầy,[...]

     
  • 09. Phẩm Tà Chánh Thứ Chín

    Bấy giờ Ca-Diếp Bồ-Tát thưa ! “ Bạch Thế-tôn ! Có phải cần y-chỉ theo bốn hạng người như trên đã nói chăng ? Phật dạy : “ Chính thế ! Nầy Ca-Diếp ! Nên phải y-chỉ như Như-Lai đã nói . Sao lại phải y chỉ với bốn bực ấy ? Vì rằng có bốn thứ ma”.

     
  • 08. Phẩm Tứ Y Thứ Tám

    Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp : Trong kinh Đại-Niết-Bàn vi diệu nầy có bốn hạng người hay hộ trì chánh pháp, kiến-lập chánh pháp, ức-niệm chánh pháp. Thương xót và làm lợi ích an lạc nhiều cho thế gian và làm chỗ nương tựa cho thế gian

     
 
<<  
1 2  >>
 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com