VẤN: Con đang ở nước ngoài và đang theo một số bạn đạo đến chùa để tụng kinh, có khi là thiền. Thông thường con thiền quán niệm hơi thở hoặc đếm số. Tuy nhiên, có một số bạn và kể cả con đọc trên mạng nói rằng con nên theo phương pháp thiền Vô Vi của ông Tám, thầy Lương Sĩ Hằng như thế mới có khả năng đạt được cảnh giới cao, có khả năng xuất hồn và thấy được nhiều sự mầu nhiệm. Chỉ có thiền bằng cách này mới dễ được chứng đắc, sớm chứng ngộ được việc thoát ly sanh tử. Tuy nhiên trong các bài giảng của vị này cũng có nói niệm Phật. Một số bạn lại khuyên là không nên sẽ làm loạn tâm, sẽ bị điên loạn. Con không biết điều nào đúng, điều nào sai? Vậy thiền Vô Vi bản chất là như thế nào? Con có nên tu tập không? Xin Sư chỉ dạy cho con.

Đáp:

Người Phật tử phát tâm tụng kinh niệm Phật, hay tu thiền thì không khó, miễn Phật tử quyết tâm, kiên tâm trì chí thì việc tu có kết quả khả quan. Ngoài ra, Phật tử chúng ta phải tìm cầu, tầm sư học đạo, không nên ở nhà xem kinh, không nên nương vào phương tiện trên các trang website mà không cầu Sư Thầy hướng dẫn thì sẽ lầm lạc đó Bạn ạ! Ví như người học võ trên sách vỡ, không đương cự nổi với người học vỏ thật với Thầy. Đứng về góc độ người tu Phật, thì Kinh sách là phần thuyết minh hướng dẫn, Sư Thầy trách nhiệm hướng dẫn thực hành.

Sư Thầy là “kim chỉ nam”, là khuôn vàng thước ngọc, là ngọn hải đăng giúp Phật tử biết phương hướng, tu hành có nguyên tắc, thắp sáng niềm tin, bước đi vững chảy và thành công trên đường đạo.

I .

Làm con Phật thì học giáo lý Phật, không học lung tung, làm mất nhuệ khí của người con Phật Bạn ạ! Như Bạn đã từng quy y, giới sư dạy:

- Quy y Phật rồi không quy y thiên thần, quỷ vật

- Quy y Pháp rồi không quy y kinh điển ngọai đạo, tà giáo

- Quy y Tăng rồi không quy y đồ chúng ngọai đạo

Quy y Phât, làm theo hạnh Phật. Quy y pháp, làm theo lời dạy của Phật. Quy y Tăng rồi thì không nhạy cảm nghe theo Thầy khác bày vẽ, đó mới đúng là đệ tử Phật, con Phật.

Ban tu thiền quán sổ tức (niệm đếm số), tức là thực tập quán chiếu theo hơi thở để tĩnh tậm, đó là pháp thiền trong “ngũ đình tâm quán” của Phật từng dạy cho chư tôn giả ngày xưa tu hành, quán sổ tức là pháp tu thiền quán hơi thở đếm số, giúp tập trung tư tưởng, làm cho thân khầu ý thanh tịnh, không phóng túng buông lung, không phóng túng buông lung thì tai không còn nghe những âm thanh huyễn hoặc của phiền não mà nghe pháp lành; mắt không còn nhìn sự vật là thật, nên không đắm chìm trong sắc dục mà nhìn thấy chánh pháp lưu thông; ý không nhạy cảm nghe theo người khác, mà cương quyết đi theo pháp tu của Bạn đang thực hành, của Thầy Tổ truyền đạt, tu như thế mới đạt hiệu quả và không bị lầm lạc.

II .

Năm phép thiền cơ bản của Phật:

Theo pháp thiền nầy, làm con Phật ai cũng phải học, phải tu trong buổi ban đầu, Sư có những lời khuyên như sau: “...Muốn sự nhận định được sáng suốt, muốn cho lòng ta dừng đuổi theo ngũ dục mà mắc phải phiền não khổ đau, ta phải tìm phương pháp chận đứng vọng tâm là quán tưởng. Quán tưởng là dùng trí huệ quán sát, phân tích hay suy nghiệm để tìm ra sự thật...”

Có năm phép quán để chận đứng vọng tâm, để đối trị các chứng bệnh trầm kha trong tâm hồn chúng ta, là:

Thứ nhất là quán Sổ tức (điều hòa hơi thở và đếm số):

Quán Sổ tức là pháp tu của Bạn đang tu đó, tức là đếm hơi thở. Quán là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích hay suy nghiệm đến một vấn đề. Sổ tức quán là tập trung tâm trí để hơi thở ra vào của mình điều hòa, mà mục đích là để đình chỉ tâm tán loạn.

Thứ hai là quán bất tịnh: để đối trị lòng tham sắc dục.

Thứ ba là quán Từ bi: để đối trị lòng sân hận.

Thứ tư là quán Nhân duyên: để đối trị lòng si mê.

Thứ năm là quán Giới phân biệt: để đối trị chấp ngã.

Năm phép quán ấy gọi là "Ngũ đình tâm quán". Khi quán Sổ tức đã thuần phục rồi, thì các phép quán sau mới dễ có kết quả, nghĩa là mới có thể trừ diệt dần các tâm bệnh: tham, sân, si, mạn. (Phật học phổ thông - khóa IV - HT Thích Thiện Hoa)

Bạn ơi, pháp tu của Bạn đang thực hành vừa nghe qua Sư hồi tưởng mình trẻ lại đó, Nhớ lại lúc mới nhập môn năm 14 tuổi, các nhà Sư đều được quý Thầy trong Trường Phật học dạy tu pháp quán sổ tức giúp Sư tu hành đạt hiệu quả cao, vững bền tâm chí trên hành trình giáo hóa nhân sanh.

Sư có lời sách tấn Bạn, nội dung như sau:

Bạn vốn là đệ tử của Phật Thích Ca!

Nếu có một vị Phật nào đó xuất hiện nói:

- Bạn tu theo Phật Thích Ca khó đắc đạo lắm, Ban nên tu theo pháp nầy... pháp nầy mau kết quả!

Lúc bấy giờ Bạn sẽ nghĩ sao? chắc chắn Bạn phải nói như vầy thôi:

- Bạch Đức Phật, con đã quy y Phật Thích Ca rồi, con không thể quy y lần thứ hai và làm theo lời dạy của Ngài được! Mong Ngài hỉ xả!

Bạn ơi! Làm con Phật phải giữ lề giữ lối sắc son như vậy đó Bạn ạ!

III .

Nguồn gốc của Thiền vô vi huyền bí:

Phương pháp Thiền theo vô vi do cụ Đỗ Thuần Hậu (1883-1967) (tục gọi Ông Tư) tìm ra năm 1942 tại Việt Nam, sau một khoảng thời gian dài tìm đường học đạo. Và hiện nay đang được phát triển dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Lương Sĩ Hằng (pháp danh Vĩ Kiên, tục gọi ông Tám).

Phương pháp Thiền này có tên là Đời Đạo Song Tu, nghĩa là không bắt buộc người hành Thiền phải theo điều kiện gì, như ăn chay, cạo đầu hay không có gia đình v.v... Đời sống vẩn bình thường và Thiền mỗi tối thế là đủ, mọi việc lần lần nó sẽ tới tùy theo căn cơ.

Thực vậy, khác hẳn các Pháp Thiền khác, Thiền Vô Vi đặt căn bản trên Điển Quang và có 3 Pháp (động tác) chính:

Soi Hồn: Mục đích của Pháp này là dùng nhân điện trong người đặt trên các huyệt châm cứu trên đầu để khai thông những nẻo hóc “lố bịch của thần kinh” làm giảm đi sự sân hận của con người. Trên quan điểm Đạo khi ngồi Soi Hồn là tập trung tinh khí thần trong người lên bộ đầu để giúp cho khai mở trung tim bộ đầu là Thiên Môn.

Pháp Luân Thường Chuyển: Hay nôm na là Thở ngồi. Mỗi ngày chúng ta đưa vào người biết bao nhiêu kí lô thực phẩm, mà từ bao nhiêu năm nay nên trong cơ thể chúng ta nhiều Trược hơn là Thanh. Phương pháp Thở này khác hơn Thở bình thường là chúng ta Thở bằng bụng chớ không bằng phổi theo thông thường. Nhờ vậy số lượng dưỡng khí vào người sẽ nhiều hơn, kích thích sự hoạt động của ngũ tạng và loại dần những chất bã trong người và biến nó thành trong sạch (khứ Trược lưu Thanh). Trên quan điểm Đạo “Pháp Luân Thường Chuyển Huệ Tâm Khai”, sẽ đưa đến “con mắt thứ 3 thấy được những cái mà người thường không thấy”.

Thiền Định: Tập trung trí ý trên Đỉnh đầu hay giữa trung tâm chân mày để quy tụ luồng Điển trong nội tạng về đó. Khi ngồi Thiền, ông Tư dặn: An Trí, an Tánh, an Thần - Chẳng lo, chẳng nghĩ, chẳng cần việc chi.

Đây là pháp thiền vô vi có danh nghĩa “thiền vô vi khoa học huyền bí”, một thời phổ biến tại Việt Nam, sau đó truyền sang một số nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc... truyền đạt đến một số tín đồ tu theo.

Tuy nhiên đây là “pháp thiền vô vi” kết quả là làm cho thân Bạn có sức khỏe, soi hồn, xuất hồn... tiện lợi, chỉ cần ngồi thiền mỗi ngày một lần theo cách tu của Cụ Đỗ Thuần Hậu và Cụ Lương Sĩ Hằng, không phải pháp giáo của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca.

IV .

Thời mạt pháp, ai có duyên đâu thì học đạo nơi đó, Đức Phật và đệ tử của Ngài không vận động, mời gọi, bắt buộc ai phải theo Phật. Đi theo Đức Phật phải là người tĩnh thức (sáng suốt), giác ngộ (một lòng với Phật). Muốn tìm người như thế khó lắm!

Không có lời khuyên nào bằng “Bạn tự chủ”, trong tính tự giác tự ngộ gồm có: Giáo Pháp Phật + Tôn chỉ của Thầy Tổ + Phát nguyện của Bạn = Nền tảng vững chắc.

Bạn là con Phật, tu hành có Thầy có Tổ đã là rốt ráo rồi, đã có nền tảng vững chắc, không nên suy viễn nữa, nên làm theo lời dạy của Phật và của Thầy Tổ dẫn đường thì đúng hơn. Xưa nay tu niệm Phật, thiền quán hơi thở, thì nay cũng tu niệm Phật, quán hơi thở và tiến lên... Sư không biết rõ Bạn tu thế nào, chứ niệm Phật, thiền quán sổ tức, đếm hơi thở, làm cho tuệ lực, định lực, sức khỏe hiệu quả lắm vậy!

Thầy Tổ là kim chỉ nam, người sẽ dẫn dắt Bạn tiến lên từng bước trong việc tu niệm Phật, thiền quán để đạt hiệu quả cao, dù có chậm nhưng bảo đaảm hơn, vì đó là “chánh pháp”, đồng thời cũng thể hiện tính đạo đức “niềm tin” của Bạn với Thầy Tổ.

HT Thích Giác Quang



Có 2 phản hồi đến “Có Phải Thiền Vô Vi Theo Ông Tám Lương Sĩ Hằng Mới Giúp Chứng Đắc Nhanh Hơn?”

  1. đã nói

    Mình đang tu thiền vô vi ! Quả thực rất hợp với những phật tử tại gia . Giúp mình buông bỏ được nhiều thứ và nội tâm an nhiên hơn trước nhiều .

  2. Quoc Tran đã nói

    Ngày xưa đức Phật Thích Ca cũng bị các "Tôn Giáo" có trước chỉ trích là tà đạo vì ngài đả phá các tư tưởng mê tín, thờ lạy,...và cuối cùng để lại một pháp tu gọi nôm na là THIỀN (thời gan đó ai tin). Ở đời có các môn nghệ thuật, hoặc ngành nghề thì có các "dân nhà nghề" chỉ nghe người ta nói qua là biết là nổ giả hay thiệt. THIỀN cũng vậy, nhiều dân nổ chỉ xem qua bài viết hay quẹt quẹt sơ sơ vài ngày tháng cũng bình luận về thiền. Điều này gây khó khăn không it cho người muốn tầm đạo. Cũng nên nhắc lại là Đức Phật chỉ để lại pháp Thiền của ngài là trực tiếp và đòi hỏi sự dày công mà thôi. Sau đó nhiều người pha chế thêm cho dễ hành ví dụ như nghĩ đến gì đó, hoặc tập trung vào gì gì đó cho dễ và kết qủa là sửa pháp đưa ra nhiều pháp thiền QUÁN khác nhau. Kỳ thật phương pháp của Đức Phật là buôn bỏ, thả long hết cho tâm vắn lặng gọi là ĐỊNH. Ngày nay nhiều người không có duyên học được trực tiếp từ các vị đắc đạo nên ta thấy nhiều pháp thiền quán cũng được gọi là của Đức Phật. Ngày nay cũng như xưa, pháp thiền "mới" ra đời cũng bị cho là tà. Nếu ta thành tâm muốn tầm đạo xin hay nghiên cứu, suy nghĩ kỹ, hỏi thăm tìm hỏi những người "trong nghề" đã và đang hành thiền cả cuộc đời như là một nghề chuyên môn. Hay mở rộng tâm, đừng chê khen thành kiến, tôi nghĩ bạn sẽ tìm được pháp tốt cho chính bạn. Phật Pháp tuy là bảo pháp nhưng không quảng cáo, không thu tiền lệ phí, không đòi hỏi phải tuyên thệ, hay lệ thuộc "phái" nào. Phật Pháp trao tay mien phí không cần hình thức quy y (vì khi tu luyện theo Phật Pháp là đã quy y rồi) Bạn không phải đắng đo sợ bỏ đạo mà bạn đang quy y hoặc phản đạo. Yên chí đi, đạo của tất cả các tôn giáo là "ĐẠO ĐỨC " không phải đạo A, hay đạo B, C ...do con người bày ra. Nên nhớ là hành thiền để đi đến ĐẠO ĐỨC mới là đạo tự nhiên của vũ trụ thích hợp với tự nhiên trong trời đất người. Gần đây bạn có thể xem trên các website thiền nếu tìm được pháp thích hợp cứ âm thầm thực hành không sợ bị tội phản đạo gì hết. Sau thời gian ngắn lien tục nếu bạn thấy tánh tình, nhân bản, tật xấu, lời ăn tiếng nói thay đổi theo chiều hướng tốt như là một người tu đạo thì đó là pháp đúng của bạn rồi. Chúc các bạn sớm ngộ duyên lành và vui tiến .

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com