VẤN: Thưa Sư, con được biết trong giới luật nhà Phật thì các vị xuất gia không được nghe ca nhạc, các thứ giải trí tiêu khiển đời thường phim ảnh để không bị nhiễu loạn tâm mình. Thế nhưng hiện nay con thấy rất nhiều chùa đều tổ chức ca nhạc vào các dịp lễ, thậm chí mời ca sĩ rất nổi tiếng đến hát, sản xuất phim ảnh, cải lương, âm nhạc. Như vậy có là phạm giới luật không và nếu Phật tử như chúng con có bị phạm tội nếu mời các nhà sư tham dự các chương trình ca nhạc về Phật Giáo? Con xin cảm ơn Sư ạ.
ĐÁP:Theo giới luật Phật từ 10 giới cho đến Bát quan trai giới thì không cho phép tu sĩ nghe xem múa hát đờn kèn chổ yến tiệc vui đông, tuy nhiên đây chỉ là phạm khinh cấu tội, thuộc về thô tội, phạm thô tội nhiều lần gọi ác tác, ác tác nhiều lần bị giáng cấp, tiếp đến lần lượt rời khõi cộng đồng tu sĩ xuất gia trước khi làm Tỳ kheo, Sa môn.
Tuy nhiên theo giáo nghĩa đại thừa, trong kinh Pháp Hoa Phật dạy có sử dụng âm nhạc, nhưng:”…âm nhạc là để cúng dường Phật, chớ không phải làm vui cho mình…” (trang 125,Sa di Luật giải)
Nhạc thì có ca, ca thì có bài, bài thì có bản, cho nên gọi ca vịnh là lời nói có “phù” có “trầm”. Lời nói có bài bản thì gọi là “ca”. Ca và đàn ăn nhịp với nhau, thân múa giởn cợt gọi là “võ” cũng gọi là “múa võ”. Xướng tụng nương vào các loại đàn sắt, ống tiêu, ốngng quản, tất cả đều không được sự dụng (Sa di luật giải)
Âm nhạc gồm những thứ như: Tỳ bà, náo, bạt, ông tiêu, thiều, đàn…tất cả đều do cư sĩ đứng ra tổ chức để cúng dường Phật, chứ không phải Sa môn, chư Tăng Ni đứng ra tổ chức đàn ca hát xướng…(trang 123,124,125 Sa di Luật giải).
Từ những lý lẽ trên và trong kinh Pháp Hoa, ở trong các chùa ngày nay, mỗi lần cúng lễ quan trọng có tổ chức đàn ca hát xướng là vậy. Tức là do Phật tử đứng ra tổ chức văn nghệ, hát xướng cúng dường Phật, cúng dường chư Tăng Ni, không phải cho Tăng Ni bày vẽ tổ chức.
HT Thích Giác Quang