Thimphu, Bhutan - Trong chuyến viếng thăm đến Thimphu, thủ đô của Bhutan, tôi ngồi cạnh một người đàn ông tên là Karma Ura, người làm tôi hơi lo ngại. Có lẽ đó là ý do tại sao mà anh ta tên là Karma hay người mỏng gió bay làm tôi không còn lo sợ phòng ngừa nên tôi đã quyết định thú nhận một số điều rất cá nhân.

Trước đó không lâu, vừa mới thoát khỏi trạng thái trầm cảm, tôi đã trải qua một số triệu chứng đáng lo ngại. Ban đầu, tôi sợ là tôi bị nhồi máu cơ tim hay là sẽ bị điên khùng. Có lẽ cả hai. Vì thế tôi đến gặp bác sĩ để làm một loạt xét nghiệp và thấy là ... "chẳng có gì" Ura cho biết. Ngay cả trước khi tôi có thể kết thúc câu nói của mình, anh đã biết là nổi lo sợ của tôi đã không được tìm ra. Tôi không chết, ít ra là không nhanh như tôi nghĩ. Tôi chỉ bị hoảng loạn.

Những gì tôi muốn biết là tại sao hiện nay cuộc sống của tôi đang không được tốt và tôi cần phải làm gì?

"Bạn cần phải suy nghĩ về cái chết năm lần mỗi ngày"Ura đáp lại "Nó sẽ giúp chữa lành bệnh cho bạn."

"Nhưng bằng cách nào" Tôi nói đầy sững sờ.

"Là về vấn đề này, về nổi sợ hãi cái chết, nổi sợ hãi cái chết trước đây mà chúng ta đã đạt được và những gì chúng ta muốn hay mong con cái mình sẽ phát triển như vậy. Đây là điều đã làm bạn mệt mỏi."

"Nhưng ại sao tôi phải nghĩ về một điều gì quá trầm cảm vậy?"

"Những người giàu có ở phương tây, họ chưa bao giờ sờ vào người chết, những vết thương mới hay những thứ hư thối. Đây là vấn đề. Đây là điều kiện của con người. Chúng ta phải sẵn sàng cho giấy phút chúng ta ra đi."

Những nơi, như là con người, có một cách để làm cho chúng ta bất ngờ cũng như mở những cánh cửa không bị đè nặng vì những tri kiến. Quốc gia trên triền Himalaya được xem là quốc gia theo đuổi chính sách tổng giá trị hạnh phúc; đây là mảnh đất nơi hạnh phúc được ủng hộ và và đau khổ không có lối bước vào. Bhutan là một nơi rất đặc biệt (và Ura là giám đốc của trung tâm nghiên cứu Bhutan, một con người đặc biệt) nhưng sự đặc biệt đó có sắc thái và thẳng thắng, ít chói sáng hơn là hình ảnh mộng mơ Shangri-La mà chúng ta dựa vào nó.

Thật sự, bằng cách khuyên tôi nghĩ về cái chết mỗi ngày, Ura đang làm cho tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Trong văn hóa Bhutan, mỗi người đều phải suy nghĩ về cái chết năm lần mỗi ngày. Điều đó sẽ vô cùng ấn tượng cho bất cứ quốc gia nào, nhưng đặc biệt cho những ai đánh giá về hạnh phúc tương đồng như người Bhutan. Liệu đây có phải là bí mật của một đất nước của bóng tối và tuyệt vọng?

Không cần phải như vậy. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bằng cách nghĩ về cáci chết thường xuyên, người Bhutan có thể đang trên một điều gì đó. Một nghiên cứu và năm 2007 do các nhà tâm lý học tại trường đại học Kentucky là Nathan Dewall và Roy Baumesiter đã phân chia mấy chục sinh viên thành hai nhóm. Một nhóm được yêu cầu phải nghĩ về một chuyến đến gặp nha sĩ đầy đau đớn rong khi nhóm khác yêu cầu quán niệm về cái chết. Cả hai nhóm yêu cầu phải hoàn thành những cụm từ gốc "như là "jo" . Nhóm thứ hai - nhóm nghĩ về cái chết thường nghĩ về những từ ngữ tích cực như là "vui vẻ (joy)" Điều này làm cho các nhà nghiên cứu kết luận rằng "cái chết chỉ là một sự sợ hãi về tâm lý nhưng khi mọi người quán tưởng về nó, hệ thần tinh tự động sẽ tìm kiếm những suy nghĩ hạnh phúc."

Những điều này, tôi chắc là chẳng làm cho Ura hay bất cứ người Bhutan nào ngạc nhiên. Họ biết rằng chết chỉ là một phần của cuộc sống dù chúng ta thích hay không và phớt lờ sự thật cần thiết này sẽ mang đến những giá trị tâm lý vô cùng nặng nề.

Linda Leaming, tác giả của quyển sách rất hay là "Cách đưa đến hạnh phúc: Điều mà tôi đã học ở Bhutan về cách sống, yêu thương và tỉnh thức, cũng cho biết về điều này "Tôi nhận ra rằng suy nghĩ về cái chết không hề làm tôi cảm thấy trầm cảm. Lời khuyên chân thành của tôi là hãy đi đến đó đi. Nghĩ về những gì không thể suy nghĩ được, những gì làm bạn sợ hãi thì hãy nghĩ về nó nhiều lần trong ngày."

Không như nhiều người trong chúng ta ở phương Tây, người Bhutan không hề cô lập cái chết. Chết và các hình cảnh về chết hiện diện khắp mọi nơi, đặc biệt là trong những biểu tượng Phật Giáo bạn sẽ thấy những hình ảnh mô tả đầy màu sắc và khủng khiếp. Không có ai, ngay cả trẻ em sợ những hình ảnh này hay những điệu múa về cái chết.

Nghi lễ giúp giảm đau buồn và với người Bhutan đó là một hoạt động rất lớn cộng đồng. Sau khi một ai đó chết, sẽ có khoảng thời gian tưởng niệm trong 49 ngày với rất nhiều nghi lễ được dàn xếp cẩn thận. Điều này tốt hơn những loại thuốc chữa trầm cảm" Tshewang Dendup, một nam diễn viên Bhutan cho tôi biết. Người Bhutan có thể cảm thấy cô lập trong thời gian này. Họ không phải vậy. Họ đang tưởng niệm thông qua nghi lễ.

Tại sao lại có một thái độ khác lạ như vậy với vấn đề chết? Một lý do mà người Bhutan nghĩ về cái chết thường xuyên vì nó luôn gần bên họ. Với một quốc gia nhỏ bé như vậy lại có rất nhiều các chết. Bạn có thể gặp thần chết trên những con đường quanh co hay những con đường nguy hiểm. Bạn có thể bị đánh chết bởi một con gấu, ăn phải nấm độc hay chết vì tiếp xúc một thứ gì đó.

Một sự lý giải khác là vì quốc gia này tin vào Phật Giáo, đặc biệt là luân hồi. Nếu bạn biết bạn sẽ có một đời sống khác thì bạn sẽ không còn sợ về cái chết ở kiếp này. Như các Phật tử thường nói, bạn không nên sợ chết hơn việc sợ phải bỏ đi những loại áo quần cũ.

Điều này có nghĩa là người Bhutan không biết sợ hay biết buồn. Hiển nhiên là họ biết. Tuy nhiên, Leaming cho tôi biết họ không trốn chạy những cảm xúc này "Chúng ta ở phương tây muốn sửa nó nếu chúng ta buồn. Chúng ta sợ buồn. Đó là một điều gì chúng ta có thể vượt qua nhờ thuốc. Ở Bhutan, đó là sự chấp nhận. Đó là một phần trong cuộc sống."

Bài học của Ura đã đánh gắn liền với tôi. Tôi phải bắt đầu nghĩ về cái chết mỗi ngày. Trừ khi tôi cảm thấy mình quá buồn chán hoặc chìm vào một nổi sợ hãi không giải thích, tôi sẽ nghĩ về cái chết hai lần mỗi ngày.

Ngọc Hằng dịch

Theo BBC



Có phản hồi đến “Người Bhutan Nghĩ Về Cái Chết Mỗi Ngày Để Được Hạnh Phúc”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com