Bây giờ là 6h sáng thứ hai, Băng Cốc chỉ vừa thức dậy. Những người bán thức ăn đường phố phục vụ thức ăn khi các con đường và lối đi đầy những người đi làm buổi sáng.

Phía sau cổng chùa Wat Yannawa, các nhà sư đi chân trần với y áo màu nghệ đang tiến đến. Từ các nhà sư trẻ nhất đến già nhất, các nhà sư đều có cùng một thói quen hàng ngày: đi khất thực theo truyền thống của Phật giáo.

Trong những chiếc bát bằng kim loại, các nhà sư nhận thực phẩm, nước uống và thỉnh thoảng là tiền cúng dường. Các nhà sư chú nguyện cho những ai cúng dường và trở về chuẩn bị bữa ăn vừa được cúng dường.

Hơn 90% dân số Thái Lan theo Phật giáo và các nhà sư ở đây có một vị trí rất cao. Tuy nhiên, đang có sự lo ngại về tình trạng sức khỏe của các nhà sư: Các nhà sư Thái Lan tăng cân quá nhanh

Chế độ ăn uống gia giảm

Văn phòng ủy ban quốc tế Thái Lan cho biết có gần 349,000 nhà sư ở Thái Lan và gần một nửa là quá cân và béo phì

Có rất nhiều nhân tố nhưng vấn đề then chốt là thói quen khất thực hàng ngày và sự thay đổi của bản chất đồ ăn khất thực được đặt vào bát các nhà sư.

Các nhà sư không thể kiểm soát được chế độ ăn uống của mình . Đó là ở lòng từ bi của việc cúng dường các nhà sư thọ nhận mỗi buổi sáng. Theo truyền thống, những thực phẩm cúng dường rất giàu năng lượng, thường là tự làm hay được làm sẵn với niềm tin Phật giáo muốn cúng dường cái gì đó có giá trị và hương vị cao hơn.

Các nhà sư cũng bị cấm không được ăn sau 12h và chỉ có một hay hai bữa từ lúc 6h sáng đến trưa

Điều này có nghĩa là rất khó cho các nhà sư thay đổi chế độ ăn uống của mình

Giáo sư Jongijit Angkatavanich, một dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia về sức khỏe nghiên cứu về sức khỏe các nhà sư trong 8 năm qua mô tả tình trạng là “kích quả bom nổ chậm.”

“Khi chúng ta nhìn tỷ lệ béo phì, nó như là dấu mốc đầu tiên mà chúng tôi sử dụng như là chỉ số.” Jongjit cho biết

Các nhà sư trải nghiệm các vấn đề như tiểu đường, cao huyết áp, vấn đề về mắt và đau khớp nhưng họ biết rất ít về chúng. Rất nhiều nhà sư chưa bao giờ nghe đến tiểu đường.

Khoảng 48% các nhà sư thừa cân so với 39% nam dân số Thái Lan

Hương vị nước ngọt

Tỷ lệ béo phì giữa các nhà sư Thái Lan cao hơn dân số , 48% so với tỷ lệ béo phì của nam giới Thái Lan 39%, theo nghiên cứu của Jongjit. Trong khi mọi người thường nghĩ rằng các nhà sư chỉ là do ăn nhiều hơn nhưng trong trường hợp này là không phải. Các nhà sư tiêu thụ 150 calorie ít hơn các nam giới Thái Lan

Vậy điều gì xảy ra với các nhà sư Thái Lan

“Sau giữa ngày, các nhà sư thường dựa vào các thức uống. Nó thay đổi theo thời gian, từ cổ xưa và hiện nay, nước ngọt, nước có ga và nước đường.”

Còn gì nữa, cô nói, là các nhà sư thường tiêu thụ thêm các loại nước đường khi bụng đói” Đường trong nước sẽ hấp thụ nhanh hơn. “Nó có nghĩa là ảnh hưởng hay hậu quả của việc thêm nước đường trở nên tồi tệ cho một nhà sư.”

Để làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, các nhà sư không tập thể dục, xem là vô ích. Hướng về các hạn chế này là một phần quan trọng cho các giải pháp dài hạn

Nhà sư Somdet Phra Mahathirajarn là trụ trì của chùa Yannawa, nhà sư có trưởng thượng cấp cao.

Sư đang lãnh đạo đưa đến việc áp dụng các sự thay đổi do cô Jongjit và nhóm của cô đề xuất bao gồm tìm ra cách xung quanh vấn đề giới hạn thể dục thể thao và có lựa chọn thực đơn khỏe mạnh hơn cho các nhà sư tập sự vào giữa buổi và các nhà sư có thể thọ thực một buổi trưa tại chùa trước 12h trưa ngoài một bữa khất thực buổi sáng.

“Chúng tôi xem xét đến ý định khi nói về thể dục thể thao, cho phép ngoại lệ nếu có các lý dọ về sức khỏe. “Khu vực của tôi phải kết hợp với chính phủ để đề cử các đơn vị y tế lưu động giáo dục các nhà sư để họ có thể học về thể thao hợp lý, nghỉ ngơi và sống đúng.

Kiểm soát

Một trong những đơn vị y tế lưu động đã đến sau đó. Đội ngũ nhân viên y tế được trang bị với máy đo huyết áp để đo sức khỏe cho các nhà sư. Từ lượng đường cho đến trọng lượng và chỉ số cơ thể và được lưu vào hồ sơ, nhiệm vụ không hề nhỏ để xem xét số lượng tuyệt đối với tất cả các chùa và các nhà sư ở Băng Cốc.

“Chúng tôi bắt đầu với sự kiểm tra sức khỏe cho các nhà sư ở các chùa khắp Thái Lan và đặc biệt là ở Băng Cốc.” Bác sĩ Somchai, giám đốc của bộ phận phát triển sức khỏe cho khu vực Băng Cốc cho biết. “Chúng ta có 454 chùa ở Băng Cốc với 16,000 nhà sư.”

Để có thể bao quát hết mọi người, tất cả phòng khám y tế và tư nhân đều tham gia với sự thúc đẩy của văn phòng sức khỏe quốc gia vào năm 2017. Mục tiêu là để giảng dạy không chỉ các nhà sư mà còn cả công chúng về dinh dưỡng đúng đắn để họ có thể chăm sóc lẫn nhau.

Sư Phupha Srichalerm, 17 tuổi đến từ một tỉnh miền tây của Thái Lan. Sư đã tu học ở chùa Yannawa gần 5 năm và hiện nay là chương trình Phật giáo sư học cũng bao gồm dinh dưỡng.

“Nó rất tốt bởi vì nó làm cho tôi nhận thức về chế độ dinh dưỡng. Tôi đã thay đổi thói quen ăn uống” Ban đầu, Sư thường chỉ lấy những loại thức uống có đường thay cho nước. Ngược lại, Sư hiện đã hiểu rằng nguy cơ béo phì và bệnh đến từ các loại nước uống có đường rất nguy hiểm.

Trong suốt 8 năm kể từ khi cô Jongiit bắt đầu công việc, cô đã thấy có sự tiến triển.

“Chúng tôi bắt đầu với số lượng nhỏ. Nhưng chúng tôi đã truyền thông điệp. Hiện nay, chúng tôi gọi nó là “một ngôi chùa, một bệnh viện.” Và với chiến lược sức khỏe của quốc gia, chúng tôi sẽ phân phối phương tiện truyền thông giáo dục cho ít nhất 11,000 bệnh viện ở Thái Lan- từ các bệnh viện chính ở tỉnh cho đến các bệnh viện cộng quận huyện, nguồn gốc của cộng đồng” , đi dến tận nơi để giúp đỡ trái tim của cộng đồng.

Ngọc Hằng dịch

Theo CNN



Có phản hồi đến “Tại Sao Thái Lan Phải Đưa Ra Chế Độ Ăn Kiêng Cho Các Nhà Sư”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com