Trong khi cộng đồng người Nhật ở San Jose thấy các nhà hàng gia đình đóng cửa và nhiều tòa nhà được xây dựng làm thay đổi khu phố của họ nhưng truyền thống đón mừng đại lễ Vu Lan Obon thường niên không đổi trong suốt 84 năm qua.
Đại lễ vu Lan, được biết đến như là lễ hội của niềm vui là một truyền thống của Phật giáo Nhật Bản nhằm tưởng niệm người qua đời sẽ được đánh dấu bằng một điệu nhảy bon odori.
Phyllis Yoshikawa, 77 tuổi đã tham dự lễ nhảy Oban từ khi cô 12 tuổi.
Yoshikawa được sinh ra vào tháng 1/1942, nhiều tháng trước khi gia đình cô di chuyển đến trại tị nạn ở Arizona. Khi họ được phóng thích khỏi trại và trở về lại California, gia đình của cô đã đến khu phố Nhật ở San Jose và cô đã nhảy tại lễ hội Obon từ đó.
“Mỗi năm đều có người nào đó trong gia đình qua đời mà tôi tưởng niệm.” Yoshikawa cho biết Năm ngoái là lần đầu tiên cô không nhảy bởi vì bị thương ở chân.
Lễ hội bắt đầu với câu chuyện về một vị đại đệ tử của Đức Phật, Mogallana, khi mẹ của Ngài qua đời và đọa vào địa ngục trở thành quỷ đói. Đau buồn, Ngài đã hỏi Đức Phật làm thế nào để Ngài có thể giải thoát cho mẹ của Ngài khỏi tình trạng này và Đức Phật dạy Ngài nên tổ chức cúng trai tăng cho các đệ tử của Phật.
Sau lễ cúng trai tăng, Ngài Mục Liền Liên đã thấy mẹ ngài thoát khỏi địa ngục và bắt đầu nhảy múa vui mừng cùng với các nhà sư khác tham dự.
Mỗi năm tại lễ Vu Lan, những vũ công ở chùa mời người tham dự cùng họ tưởng niệm người đã qua đời.
“Điều quan trọng là lời dạy cảu Đức Phạt – ra ngoài và hòa nhập với cộng đồng.” Gerald Sakamoto, người đứng đầu của một ngôi chùa tổ chức lễ hội năm nay cho biết.
Dù câu chuyện được thực hiện theo nghĩa đen hay nghĩa bón, lễ hội không chỉ là để cảm ơn người đã qua đời mà còn là chánh niệm làm thế nào cuộc sống được duy trì với các mối quan hệ của chúng ta.
“Nếu chúng ta thấy chết là điểm kết thúc, chúng ta không thấy các mối quan hệ tiếp tục là một phần trong cuộc sống của chúng ta như thế nào.” Sakamoto cho biết.
Lễ hội Vu Lan đầu tiên ở San Jose được tổ chức vào giữa những năm 1030 mặc dù lễ hội không được tổ chức vào chiến tranh thế giới thứ hai khi người Nhật ở Mỹ khắp Hoa Kỳ, bao gồm cả ở khu phố Nhật tại San Jose bị yêu cầu phải tập trung vào trại tập trung.
Hai ngày của Lễ hội được tổ chức ở đường số năm ngay trước chùa sẽ bao gồm các trò chơi của trẻ em, quầy thực phẩm, biểu diễm trống, bán sách và văn hóa phẩm cũng như nói chuyện về Phật giáo.
Nhiều thế hệ của nhiều gia đình và tổ chức cộng đồng, cùng với người thân, hàng xóm, đồng nghiệp điều hành các quầy thức ăn.
Trường học ngôn ngữ Nhật bản tổ chức các lớp học cuối tuần tại chùa sẽ điều hành quầy làm bánh bao. Tổ chức Phật giáo dành cho người lớn sẽ bán áo thun.
“Các trò chơi là như nhau mà tôi có thể nhớ khi tôi bảy tuổi. Lễ hội chỉ là lớn hơn hiện nay thôi.” Jeff Ota, 47 tuổi, người chưa bao giờ bỏ qua lễ hội Vu Lan cả cuộc đời giờ mang hai đứa con cùng đến tham dự.
Gia đình của Ota đã điều hành quầy thông tin và trước đó ông nội của anh điều hành.
“Nếu bạn tiếp quản một gian hàng, bạn sẽ ở đây thêm 40-50 năm nữa.” Ota đùa.
Đó là một trong vài lần Ota thấy cả gia đình lớn của mình, khoảng 400 ngườ ở xung quanh San Jose.
“Nó như là một cuộc đoàn tụ gia đình. Nhưng mỗi năm, một ai đó qua đời nên chúng tôi nhảy múa để tưởng nhớ họ. Và những ai vẫn còn sống họ đến để chào nhau.”
Ernie Inoye, 89 tuổi đã tiếp quản quầy bán gà teriyaki tại lễ Vu Lan hơn 35 năm.
Trong hai ngày lễ Vu Lan, Inouye và một nhóm các em nhỏ, kể cả bên chồng phục vụ khoảng 7,000 miếng gà cho đám đông.
“Đây là một vấn đề của gia đình – tôi đe dọa họ.” Bà nói.
Khi Inoye gần 90 tuổi, người con trai gần 60 tuổi của bà chuẩn bị tiếp quản lại cửa hàng.
“Tôi vẫn chưa xuống đất. Tôi đang đi trên cỏ.”Bà nói
Ngọc Hằng dịch
Theo Mercurynews.com