Thư viện quốc hội vừa công bố một bản kinh Phật rất quý hiếm cách đây 2,000 năm vào hôm thứ hai giúp đưa ra một cái nhìn thoáng qua về lịch sử Phật giáo trong những năm vừa hình thành
Bản kinh cổ có nguồn gốc ở Gandhara, một khu vực Phật giáo cổ xưa ở miền bắc của Afghanistan và Pakistan. Chỉ có vài trăm bản kinh Gandharan được phổ biến cho các học giả trên thế giới và mỗi bản kinh là cần thiết để hiểu về sự phát triển ban sơ của văn học Phật giáo. Với việc sử dụng phân tích ngôn ngữ, các học giả nghiên cứu các bản kinh để lập biểu đồ về sự truyền bá của Phật giáo khắp châu Á.
Kinh cổ Gandhara được tường thuật bởi Đức Phật Thích Ca, nhà lãnh đạo tôn giáo còn biết với tên Sĩ Đạt Ta cho biết về câu chuyện của 13 vị Phật tiền thân trước Ngài, sự xuất hiện của Ngài và sự tiên đoán một vị Phật tương lai. Thông tin về mỗi vị Phật được sống bao lâu và bao lâu những tầng lớp xã hội khi các Ngài được sinh ra và thời gian mà giáo lý tồn tại .
“Đây là một vật phẩm độc nhất bởi vì nó rất cổ xưa so với các bản kinh tương tự và vì thế nó mang đến cho chúng ta, nói theo lịch sử, gần gũi với cuộc đời của Đức Phật.” Jonathan Loar, người thủ thư tham khảo tại thư viện quốc hội cho biết.
Bản kinh ở thư viện chứa đựng khoảng 80% bản kinh nguyên mẫu chỉ mất phần đầu và phần cuối. Hầu hết các bản kinh Gandharan mà các học giả biết đến đều rất rời rạc.
“Tôi muốn tìm ra một cách để chia sẻ vật phẩm vô cùng độc đáo này đến với công chúng.” Loar cho CNN biết
“Bản kinh được bảo quản rất tốt và cảm ơn công sức của những người bảo quản ở thư viện nhưng nó vẫn vô cùng mong manh.”
Được mua vào năm 2003 từ một nhà sưu tầm cá nhân, bản kinh là một trong những vật phẩm mong manh và phức tạp nhất mà thư viện quốc hội từng xử lý. Các nhà bảo quản phải mất nhiều năm để các nhà bảo quản mới đưa ra được chiến dịch phục hồi và họ phải dùng kỹ thuật không cuộn lại hay làm khô trên cigar.
Việc sử lý bản kinh sẽ không thể thực hiện được nếu không có điều kiện độc nhất lưu trữ.
“Một lý do mà kinh Gandharan, như là bản kinh ở thư viện Quốc hội thường được chôn trong các bình đất nung hay bảo tháp thường có kinh Phật hay xá lợi. Một lý do khác là khí hậu khô cằn và cao ở vùng Gandharan giúp bảo tồn các vật liệu như là kinh trên vỏ cây bạch dương."
Mặc dù các bản kinh rất mong manh để cho công chúng chiêm ngưỡng, với bản thảo bằng điện tử, thư viện có thể chia sẻ về phần lịch sử quan trọng này với công chúng.
Ngọc Hằng dịch
Theo CNN