Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, núi Kailash (cao 6.638m) cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng hơn 1.000 km về hướng Tây, được thế giới mệnh danh là 'vũ trụ tâm linh', còn kinh tạng Phật giáo gọi là núi Tu Di. Đây cũng là nơi duy nhất Đức Phật Thích Ca và 500 vị Alahán đã đặt chân đến.

Kailash và 500 vị Phật

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, núi Kailash (cao 6.638m) cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng hơn 1.000 km về hướng Tây. Ngọn núi này được thế giới mệnh danh là "vũ trụ tâm linh", còn kinh tạng Phật giáo gọi là núi Tu Di. Đây cũng là nơi duy nhất Đức Phật Thích Ca và 500 vị Alahán đã đặt chân đến.

Kailash được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ tát Quan Âm. Kailash là ngọn núi linh thiêng, huyền bí, tuyết phủ quanh năm…

Ngày 21.5, tại chùa Pho Sa Pathum, ban (làng) Kutsakon, tiểu quận Kutsakon, H.Trakan Pheuetphon, tỉnh Ubon Chathathani, Thái Lan đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Đầu đà hành hương qua 5 quốc gia vùng hạ lưu sông Mê Kông gồm: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và VN.

Những thông tin nêu trên về Kailash không gây ấn tượng cho tôi nhiều lắm. Nhưng khi đọc được cuốn Những điều huyền bí tiềm ẩn của Đức Phật Osho (1931-1990), tôi như bị Kailash cuốn hút. Trong buổi thuyết pháp tại Mumbai (Ấn Độ), Osho nói: “Kailash đã từng là nơi chốn linh thiêng của Hindu giáo cũng như Phật giáo Tây Tạng. Nhưng Kailash tuyệt đối lẻ loi, hoang tàn, nó không có nhà và không có người sống ở đó – không người thờ cúng, không tu sĩ… Nhưng bất kỳ ai ngồi tham thiền ở Kailash sẽ nhận ra nhiều người ở đó. Từ thời điểm bạn tới Kailash, nếu bạn có khả năng vào thiền thì bạn sẽ nói rằng đó là cuộc sống của nhiều linh hồn, và cũng là những con người tuyệt vời. Nhưng nếu bạn tới đó và không thể thiền, vậy thì đối với bạn Kailash chỉ là trống rỗng”.

Osho nhấn mạnh: “Ngay bây giờ tôi nói rằng ở Kailash có một dạng cư ngụ không có mặt trên trần gian. Khoảng năm trăm siddha Phật giáo thường xuyên nghỉ ở đó là điều gần như chắc chắn; năm trăm cá thể chứng ngộ thành phật sẽ luôn ở Kailash”.

Trước khi hành hương về Kailash, chúng tôi đã kể cho nhau nghe về sự mầu nhiệm của những nơi chốn linh thiêng. Theo kinh sách nhà Phật, trong một kiếp sống xa xưa, người đàn ông xuất gia Shrijata là một con ruồi. Có lần, chú ruồi ấy tìm thức ăn và bay quanh một bảo tháp linh thiêng. Nhờ thiện nghiệp này mà trong một kiếp sau đó, chú ruồi tái sinh thành một nhà sư và tu chứng quả Alahán. Cho nên việc kora (đi nhiễu) núi Kailash sẽ giúp tịnh hóa nghiệp bất thiện và đem đến kết quả không thể nghĩ bàn.

Ladakh, thường được mệnh danh là một 'Tiểu Tây Tạng', nằm ở phía tây bắc Ấn Độ, nép mình giữa các dãy thần sơn quanh năm tuyết phủ và có một nền tảng văn hóa bản địa đặc sắc khác hẳn với phần còn lại của Ấn Độ.

Núi chọn người

Những người đã từng kora Kailash truyền miệng nhau: “Núi chọn người chứ không phải người chọn núi”. Điều này ngụ ý: để kora Kailash, bạn phải hội đủ những điều kiện cần thiết.

Về vật chất, bạn phải chuẩn bị những thứ cho chuyến đi đến vùng núi cao, băng tuyết, không khí loãng, thiếu oxy: giày leo núi, túi ngủ, đèn pin, quần áo chống thấm…

Về thể lực, trước khi kora, bạn nên tập thiền đều đặn ít nhất 6 tháng, đi bộ ít nhất 3 tháng (mỗi ngày đi 2 tiếng) hoặc tập các bài thể dục rèn luyện sức khỏe. Nếu được, bạn nên ăn chay (đủ chất) trong vài tháng. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn nhẹ nhàng, dẻo dai khi leo núi.

Về tinh thần, nếu bạn không có niềm tin tôn giáo thì hành trình kora của bạn chỉ là chuyến leo núi, khám phá thiên nhiên mà thôi. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, nếu bạn tâm niệm kora Kailash là sự trở về nguồn cội tâm linh, là cơ hội để tịnh hóa nghiệp ác… thì dường như bạn có thêm sức mạnh để vượt qua thử thách trên hành trình khó khăn này.

Đoàn hành hương Kailash của chúng tôi do Migola Travel tổ chức, gồm 5 người ở Hà Nội và 7 người ở TP.HCM tham gia.

Sáng hôm sau 24.5, từ Lhasa, ô tô đưa chúng tôi đi về hướng Tây. Cùng đi với đoàn có ba người đàn ông Tạng khỏe mạnh: anh lái xe Abubu cao to như hộ pháp; Tenzin đẹp trai, Tiles vui tính, cả hai nói tiếng Anh lưu loát. Theo lịch trình, chúng tôi phải vượt qua chặng đường khoảng 1.000km, qua các thành phố và thị trấn của Tây Tạng như: Shigatse (độ cao hơn 3.800m), Sakya (độ cao hơn 4.200m), Saga (độ cao hơn 4.400m), Darchen (độ cao 4.675m). Hành trình này giúp chúng tôi làm quen dần với độ cao, đồng thời ngắm cảnh núi non hùng vĩ, bao la, đa sắc màu của Tây Tạng. Hai bên đường quốc lộ là những dãy núi hầu như không có cây, những con sông xanh ngắt màu trời, những thung lũng, đồng cỏ bao la; những đàn cừu, ngựa, bò yak thong dong gặm cỏ. Nhiều người nhận xét: có lẽ không ở đâu trời xanh bằng trời Tây Tạng, không ở đâu mây trắng bằng mây trời Tây Tạng. Khi xe đi qua địa hình tiểu sa mạc, chúng tôi sững sờ trước hình thù và màu sắc kỳ lạ của núi đồi, đồng cỏ, sông suối ở đây.

Trên đường đi, chúng tôi còn trải qua sự thất thường của thời tiết Tây Tạng: Trời đang nắng, bỗng nhiên mây mù kéo đến, mưa tuyết rơi. Tuyết phủ dày núi đồi, nhà cửa, đồng cỏ. Xe chạy khoảng chục cây số, bầu trời lại trong xanh, nắng, gió…

Sau ba ngày rong ruổi trên con đường thiên lý, khoảng 17 giờ ngày 27.5, chúng tôi đến Darchen, cửa ngõ đi vào Kailash. Trong nắng chiều vàng, ngọn Kailash trắng tuyết hiện ra trên nền trời xanh. Tối đến, chúng tôi nhắc nhau tắm gội, thay quần áo mới để hành trình kora ngày mai thêm thanh tịnh.

Hành trình kora

Ngày 26.5, khi ô tô khởi hành đi Saga, anh Phan Hiếu (Migola Travel), phụ trách đoàn hành hương, thông báo: căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mình, tối nay, mỗi người sẽ đăng ký kora Kailash bằng ngựa hay đi bộ. Đây là một trong những vấn đề mà đoàn kora Kailash nào cũng thảo luận sôi nổi. Cuối cùng, đoàn có 4 phụ nữ đi ngựa, 7 người còn lại (4 nam, 3 nữ) đi bộ. Tenzin theo dõi nhóm đi ngựa. Tiles đi theo đàn bò yak chở hành lý và cùng anh Phan Hiếu, Abubu hỗ trợ nhóm đi bộ.

Khoảng 10 giờ sáng 28.5, ô tô của chính quyền địa phương đưa chúng tôi đến Taboche (vùng ngoại ô Darchen), điểm bắt đầu vòng kora (độ cao 4.830m). Theo kế hoạch, hành trình kora theo chiều kim đồng hồ, được chia làm 3 chặng: Ngày đầu tiên đi chặng thứ nhất, khoảng 10km; ngày thứ hai đi khoảng 22km, ngày thứ ba đi khoảng 6km. Người đi kora chỉ mang theo một túi nhỏ, đựng nước uống, thuốc men, bình oxy và những thứ thiết yếu. Còn hành lý do bò yak vận chuyến đến trạm nghỉ đêm. Có một kinh nghiệm cần nhớ: nếu bạn ăn no quá hoặc thiếu dinh dưỡng sẽ rất mệt khi bước đi.

Trước khi hành trình kora bắt đầu, các thành viên trong đoàn hướng về phía núi Kailash, chắp tay tạ ơn chư Phật, các vị bồ tát và thần linh, xin được gia hộ trong chuyến đi này. Rồi cả đoàn nắm tay nhau cầu nguyện.

Tôi cùng nhóm đi bộ khởi hành trước. Nhóm đi ngựa bốc thăm chọn ngựa, rồi cùng nài ngựa lên đường. Thời thiết dễ chịu, nắng nhẹ, nhiệt độ chừng 8-10 độ C. Đường dễ đi, ít dốc cao. Tôi không mang theo máy ảnh và đi trong chánh niệm: khi thì quan sát bước chân, khi thì quan sát mặt đường cách bước chân khoảng 1m. Gặp những đoạn tương đối bằng phẳng, tôi nhắm mắt bước đi cho đỡ tốn năng lượng. Có lẽ thấy tôi lớn tuổi nhất đoàn, lại gầy như cò hương, nên Abubu “hộ pháp” theo sát tôi từng bước. Đến những vị trí nhìn rõ đỉnh Kailash, Abubu lại chỉ tay, nhắc tôi: “Kailash”. Tôi dừng lại, nhìn đỉnh Kailash, tạ ơn chư Phật, các vị bồ tát… rồi đi tiếp. Sau hơn hai giờ đi bộ, chúng tôi dừng chân tại một quán ven đường, ăn trưa, lấy thêm nước uống và tiếp tục hành trình.

Khoảng 17 giờ, nhóm đi bộ về đến nhà nghỉ. Đó là khu nhà trọ đơn giản, nằm gần tu viện Dira-puk. Cạnh đó là dòng suối nhỏ. Mọi người đi bộ ra suối, ngâm chân trong nước lạnh buốt, để chân bớt phù và mạch máu co lại. Vài người ngồi thiền ven suối và cảm thấy rất dễ chịu. Hoa hậu C.T.D (nhóm đi ngựa) kể: Khoảng 15 giờ 30, nhóm đi ngựa về đến nhà nghỉ. Thấy ngọn Kailash sừng sững trước mặt, chị D. và chị H. (Đài Truyền hình Hà Nội) leo lên một triền đồi, với ý định đến gần núi thiêng. Đến đỉnh đồi, họ thấy Kailash rất gần, tưởng chừng chỉ cách khoảng 500m. Bỗng nhiên, chị D. có cảm giác như bị trấn áp, tim rất nặng. Cả hai không dám đi tiếp và xuống núi.

Những người đã từng kora Kailash vòng trong (19km, đi trong một ngày), cho biết: Để kora vòng này, bạn phải hoàn thành 13 lần kora vòng ngoài (mỗi vòng 52km). Kora vòng trong chỉ dành cho các bậc cao tăng, có công phu tu hành và công lực vững chãi. Người bình thường đến quá gần núi Kailash có thể gặp nguy hiểm.

Hôm sau, cả đoàn thức dậy rất sớm, tranh thủ ăn sáng, để có thể khởi hành chặng hai kora trước lúc mặt trời mọc (như thông lệ của người địa phương). Vừa ra khỏi khu nhà nghỉ (độ cao 5.080m), chúng tôi đã thấy con đường dốc chạy hun hút lên cao. Trên đoạn đường khoảng 12km, chúng tôi phải di chuyển lên đỉnh đèo Dolma, độ cao 5.648m. Hai bên đường là sông băng, thung lũng và những dãy núi sừng sững tuyết phủ, lấp lóa dưới ánh mặt trời. Càng lên cao, không khí càng loãng, thiếu oxy, cảm giác mệt đứt hơi càng dồn dập. Tôi đưa cả hai túi xách cho Abubu mang dùm. Có lúc, đi được chừng 10 bước, tôi phải dừng lại, nhắm mắt, thở sâu. Để có sức đi tiếp, tôi thực hành quán vô ngã: có cảm giác mệt nhưng không có người mệt, có bước đi nhưng không có ai đi…

Cách Amsterdam 121 km ( mất 2 giờ ngồi tàu điện) về phía đông bắc là ngôi làng Giethoorn ngập nước nổi tiếng thế giới được mệnh danh là Venice của Hà Lan với khung cảnh nên thơ và lãng mạn đến từng... xăng ti mét.

Theo hướng dẫn, chặng kora này, người hành hương có thể thấy gương tử thần, lưỡi rìu nghiệp lực, hồ Đại Bi… Nhưng tôi chỉ chú ý đến việc đi nên không để ý nhiều đến cảnh vật xung quanh. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại gặp những nhóm nam nữ người Tạng kora Kailash. Có nhóm đi bộ. Có nhóm đi theo kiểu “ngũ thể nhập địa”: cứ chắp tay đi ba bước (tam bộ) là ngũ thể (gồm chân, tay, ngực, trán, bụng) của họ lại một lần chạm đất (nhập địa). Cứ như thế, họ hoàn thành vòng kora hàng chục cây số. Tận mắt thấy người hành hương “ngũ thể nhập địa”, bạn sẽ cảm nhận được sự kiên nhẫn của họ đến nhường nào. Trên đường kora, chúng tôi còn được những người Tạng đồng hành chia sẻ nước uống, lương khô, đường phèn… hoặc dắt những người yếu mệt cùng đi.

Đến gần đỉnh đèo Dolma, tôi nghe tiếng Abubu nói chuyện với ai đó từ phía sau. Bỗng một thanh niên Tạng đi nhanh về phía tôi, dắt tôi đi như chạy. Tôi nhắm mắt, cố bước đi, mệt nhọc. Lên đến đỉnh đèo, người thanh niên buông tay tôi. Abubu giang hai tay, diễn tả: đã đến đỉnh đèo Dolma! Tôi chắp tay cảm ơn người thanh niên Tạng. Anh xua tay ý nói không cần thiết. Từ đỉnh đèo Dolma, tôi quay về hướng Kailash, tạ ơn các chư Phật, các vị bồ tát, các bậc thầy… rồi cùng Abubu xuống núi.

Thung lũng A Di Đà mênh mông tuyết phủ. Tôi bước đi, tâm hồn như tràn ngập lòng biết ơn và sự bình yên khó tả. Tôi vừa vượt qua thử thách lớn nhất trong hành trình kora Kailash, và cũng là vượt qua một trong những đỉnh cao nhất của cuộc đời mình. Không để cảm giác mãn nguyện lan man, tôi tiếp tục bước đi trong chánh niệm… Vượt qua chặng đường hơn 10km nữa, chúng tôi đến nhà nghỉ, ngay sát tu viện Dzultripuk (độ cao 4.835m).

Sáng hôm sau, đồi núi xung quanh tuyết phủ. Mưa tuyết rơi lắc rắc. Chúng tôi tiếp tục chặng cuối kora trên con đường tuyết xốp. Ven đường, trên những khóm hoa, bụi cỏ, tuyết đã đóng thành băng. Khi về đến trạm dừng chân cuối cùng của hành trình, mọi người nắm tay nhau, quay về hướng núi Kailash, tạ ơn chư Phật và hồi hướng công đức cho chúng sinh trong khắp các cõi…

*

Có người kora Kailash với hy vọng sẽ có bước chuyển mới trong cuộc sống. Có người cầu xin chư Phật mách bảo hoặc giao phó cho mình sứ mệnh nào đó. Cũng có người đến Kailash chẳng cầu xin gì cả. Họ chỉ tạ ơn chư Phật rồi thực hành kora trong chánh niệm, hoặc quán vô ngã, vô thường. Nếu kora Kailash trong trạng thái tỉnh thức và không mong cầu, có thể bạn sẽ hấp thu một chút năng lượng bí ẩn nào đó từ ngọn núi linh thiêng nhất thế giới này…

(Theo Thanh Niên)



Có phản hồi đến “Huyền Bí Ngân Sơn - Hành Hương Về Kailash, Tây Tạng”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com