Từ lâu đã thành thông lệ, sau thời khắc giao thừa, nhiều người Việt hay đi lễ chùa để hái lộc, cầu phúc, cầu may mắn cho bản thân và gia đình.

Đối với người Việt, đi chùa đầu năm đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người, đây là một việc làm không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Nó đã trở thành một nét đẹp trong đời sống tâm linh của họ.

Người Việt tin rằng, đến chùa không chỉ hái lộc, cầu may, mà ở đó người ta còn tìm được giây phút quý giá để hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống đời thường. Chính vì vậy, mỗi khi người ta đặt chân đến chốn linh thiêng và tôn kính là lúc mỗi người tìm về với cội nguồn dân tộc. Bởi vậy, người Việt không chỉ đi chùa vào đêm giao thừa và ngày mùng 1 Tết, mà họ còn có phong tục đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết.

Theo quan niệm người xưa, đi chùa phải mang lộc, mang những điều may mắn về nhà. Vì vậy trước cửa mỗi chùa thường có những cây đa, cây si, cây đề,... để khi người Việt đi lễ vào đêm giao thừa, lúc trở ra sẽ bẻ một nhánh đem về nhà với ngụ ý lấy lộc trời đất ban cho. Họ quan niệm, xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong có sức sống dẻo dai, mạnh khỏe. Vì vậy, cành lộc mang về được đặt trên bàn thời tổ tiên cho đến khi tàn khô, với niềm tin cành lộc hái về trong đêm giao thừa sẽ may mắn cả năm.

Ngay trong đêm giao thừa, người dân Sài Gòn đã đến các chùa để hái lộc, cầu phúc. Rất nhiều ngôi chùa trên thành phố đông đúc người đến.

(Theo giaoduc)



Có phản hồi đến “TP Hồ Chí Minh: Dòng Người Đi Lễ Chùa Sau Thời Khắc Giao Thừa ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com