Bengaluru, Ấn Độ - Thầy tin rằng tùy vào chúng ta sống với vấn đề, tình huống trong cuộc sống hay chiến đấu lại nó. Khi mới 8 tuổi, thiền sư người Tây Tạng, thầy Yongey Mingyur Rinpoche đã bị bệnh rối loạn lo âu. Tuy nhiên, thầy đã chiến đấu lại nó thông qua thiền định. Là một nhà sư triệu phú, người sáng lập ra trung tâm thiền định Tergar khắp toàn cầu, thầy đang ở Bengaluru hướng dẫn một khóa học về kỹ thuật và thiết kế tại trường Srishiti.

Thầy nói về việc kiểm soát tâm, khoa học hiện đại và Phật giáo.

Thầy nói rằng tâm như là một con khỉ điên loạn – như là thị trường chứng khoáng – không kiểm soát và lên xuống từng hút. Tuy nhiên từ bỏ sự tiêu cực có lẽ là thử thách khó khăn nhất trong thời đại mà chúng ta đang sống. Là một thiền sư, thầy có lời khuyên nào để mọi người sống tích cực?

Tất cả là ở tâm, có phải không? Mọi thứ được tạo ra ở đây và kết thúc ở đây. Khi bạn nhìn vào con sóng của đại dương, tùy bạn liệu bạn muốn thấy con quái vật hay bất cứ dạng gì. Nó được tạo ra từ tâm. Tôi biết thật không dễ dàng để đóng lại sự lo lắng hay cảm xúc đi. Tôi mất năm năm để kiểm soát thông qua thiền định . Tại trung tâm của việc thiền định Tergar là vui với cuộc sống, sống tĩnh thức. Nó hoàn toàn miễn phí và thanh sạch. Nó cảm giác như là không gian. Cảm xúc như là đám mây. Vì thế thiền giúp bạn kết nối với không gian và làm sạch đám mây.

Các nhà khoa học thần kinh đã nói về chức năng của bộ não có thể thay đổi thông qua việc thiền định liên tục. Thầy có thể giải thích được không?

Mọi người đều có nền tảng hạnh phúc. Thật là khó để thay đổi nó. Tuy nhiên các nhà khoa học thần kinh đã tìm thấy rằng với thiền định, nền tảng này có thể thay đổi. Tiền bạc, lợi danh và quyền lực không thay đổi nền tảng hạnh phúc. Bạn có thể trúng vé số và cảm thấy vui vẻ trong hai năm nhưng sự vui vẻ biến dần. Bạn trở lại với cảm giác bình thường. Các nhà khoa học cũng bác bỏ rằng nếu bạn sinh ra không hạnh phúc, bạn sẽ phải sống như vậy trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên hiên nay, họ thấy rằng thiền định có thể thay đổi điều đó.

Thầy nói rằng có sự khác nhau giữa khoa học hiện đại và Phật giáo?

Khoa học nhìn vào sự thật và thực tế và Phật giáo cũng vậy. Tuy nhiên sự khác nhau là sau khi phát hiện ra điều này, họ không biết làm gì với sự khám phá của mình. Tuy nhiên, Phật giáo có câu trả lời sau mỗi sự phát hiện. Một trong những điều đó là thiền định. Khoa học ngày nay cho biết thời gian, nguyên tử và không gian là không cố định. Chúng tôi đã nói điều này cách đây hơn 2500 năm.

Thầy có thể cho chúng tôi biết về kỷ niệm đặc biệt nào mà thầy có trong khóa tu tĩnh tâm lang thang của thầy?

Tôi không có kế hoạch nào cả. Tôi rời tu viện Tergar ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Đô một ngày. Tôi muốn luyện cơ thể tôi rời bỏ mọi sự kết nối. Tuy nhiên, ngày trôi qua không hề dễ dàng gì. Tôi nghĩ là tôi sẽ chết. Trong ba ngày, tôi chỉ ngồi ở ga xe lửa trước khi tôi đến Câu Thi Na; Tội bị bệnh và cơ thể tôi đang từ bỏ. Tôi cảm thấy bị tê liệt. Vào ngày thứ năm, sau khi tôi rời Bồ Đề Đạo Tràng, tôi ngồi 5 giờ để thiền định. Tôi không thể giải thích sự nhận biết. Tâm tôi mở ra. Có một sự nhận biết mới bên trong tôi. Tôi cảm thấy rất tốt. Đó là kinh nghiệm tuyệt vời nhất của tôi.

Thầy có thấy càng ngày càng có nhiều người dựa vào tâm linh và thiền định ngày nay hơn là cách đây 10-15 năm?

Đúng, có nhiều người hiện nay hơn trước đây vì nhiều nguyên nhân. Khoa học giúp cho chúng ta đạt được điều này. Khoa học chứng minh rằng thiền định và tâm linh song hành với nhau mang lại bình an bên trong và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngưng tâm 5 phút mỗi ngày

Thầy Rinpoche cho biết thật không dễ để dừng tâm và thiền định. “Chúng ta không thể làm điều này và chúng ta cần phải chấp nhận nó. Tốt nhất là thực hành 5 phút ngưng tâm mỗi ngày. Hãy làm trong 30 ngày. Bạn sẽ dần dần dành được sự kiểm soát tâm. Sự thúc dục phải đi và lấy điện thoại di động sẽ dần dần tan đi.”

Ngọc Hằng dịch

Theo TNN



Có phản hồi đến “Khoa Học Chứng Minh Thiền Giúp Cải Thiện Chất Lượng Cuộc Sống”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com