Cơ quan lập pháp của quốc đảo Đài Loan hôm thứ ba đã thêm vào điều luật bảo vệ động vật khi áp dụng mức xử phạt khá nặng cho những hành vi tàn ác với động vật. Điều luật bao gồm sử phạt khoảng 20,000 đến 250,000 dollar Đài Loan ($1,600 -$8000) cho những ai bị bắt bán hay tiêu thụ thịt chó mèo hay các sản phẩm có chứa thịt động vật này. Cơ quan thông tấn Trung Ương Đài Loan cho biết. Chính phủ sẽ công bố danh sách và hình ảnh của những kẻ vi phạm.
Các hành vi tàn ác với động vật hiện nay có thể sử phạt đến hai năm tù và bị phạt từ 200 ngàn đến 2 triệu Dollar Đài Loan (khoảng $6500 đến $65400). Trước đó, hình thức xử phạt cao nhất là một năm tù và 1 triệu dollar Đài Loan ($32,700).
Việc sửa đổi luật bảo vệ động vật được ban hành vào năm 1988 diễn ra tại thời điểm nhận thức về sự tàn ác với động vật dâng cao ở đất nước này. Tổng thống Đài Loan là Thái Anh Văn đã nhận nuôi ba con chó và tháng mười và bà cũng có hai con mèo. Hãng thông tấn Trung Ương tường thuật.
Tuy vậy, thịt chó mèo vẫn được tiêu thụ phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Hoa, Hàn Quốc, Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippine và Bắc Ấn Độ, theo hiệp hội nhân quyền quốc tế. Việc tiêu thụ này cũng tồn tại ở nhiều nơi tại Châu Phi và các vùng xa xôi của Thụy Sĩ.
Có lẽ, cuộc tranh cãi nhiều nhất là lễ hội ăn thịt chó ở Trung Hoa tại thành phố Yulin, nơi hàng ngàn con chó bị giết hại hàng năm. Sự kiện này dấy lên những đơn thỉnh nguyên và các chiến dịch trên mạng trong những năm gần đây.
Vào năm 2016, các nhà hoạt động vì quyền động vật quốc tế và Trung Hoa đã đưa lên thỉnh nguyện với 11 triệu chữ ký nhằm chống lại lễ hội ăn thịt chó. Họ cho biết nhiều con chó hoặc bị bắt hay bị lạc đường rồi bị nhồi nét trong các lồng nhỏ và đánh đến chết tại các lò giết mổ.
Trung Hoa giết hại khoảng 10 triệu con chó trong tổng số 30 triệu con chó bị giết hại trên thế giới, theo tổ chức nhân quyền quốc tế. Bốn triệu con mèo bị giết mỗi năm tại đất nước này.
Ở Hàn Quốc, nơi chó để dành cho con người tiêu thụ, có khoảng 2 triệu con được giữ ở 17,000 cơ sở và rất nhiều bị giết hại bằng điện. Luật của quốc gia về chấm dứt tình trạng buôn bán thịt chó vẫn còn chưa rõ ràng và những nỗ lực của chính phủ để chấm dứt tình trạng này vẫn còn nửa vời.
Việc tiêu thụ chó đã gây nên sự tranh cãi và bực bội ở Châu Á.
Rất nhiều người Trung Hoa, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu và khu vực thành thị thiên về khuynh hướng sở hữu con vật như thú cưng.
Hơn 80 ngàn con chó đã được phóng thích khỏi các nông trại ở Hàn Quốc. Các con vật được đưa đến những nhà nuôi giữ ở Hoa Kỳ. Bảy nông trại nuôi chó ăn thịt đã bị đóng cửa.
Tổ chức nhân quyền quốc tế cho biết họ đã đưa tiền và tư vấn cho các nông dân về việc từ bỏ ngành công nghiệp nuôi chó ăn thịt.
Vào năm 2013, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Lào đã thực hiện một thỏa thuận chống lại việc buôn bán chó ăn thịt,
Ở Philippines, thư ký bộ nông nghiệp Proceso J. Alcala đã kêu gọi việc từ bỏ ngành công nghiệp nuôi chó ăn thịt. Alacada đã ký một chỉ thị vào tháng 1/2016 để phát thảo nên chiến dịch chấm dứt việc buôn bán thịt chó cho đến năm 2020. Một phần của kế hoach nhằm tăng nhân thức của công chúng về tác hại đến sức khỏe trong việc ăn thịt chó và sự chú trọng của chính phủ để phá bỏ những cơ sở vẫn chưa thực thi điều luật này.
Việc giết hại và buôn bán chó lấy thịt đã bị cấm ở thủ đô Manila hơn 30 năm. Chiến dịch cấm toàn quốc được thực thi vào năm 1998. Đạo luật chống bệnh dại ban hành vào năm 2007 đưa ra nhiều mức xử phạt và trừng phạt việc buôn bán chó lấy thịt Tuy nhiên, Alcala thừa nhận nhân viên thiếu vắng để thực thi các điều luật này.
“Trong khi công chúng có lẽ nhận thức lệnh cấm buôn bán chó lấy thịt và sự tàn bạo cơ bản cùng các hệ lụy liên quan đến việc hành xử với chó, tầm mức ảnh hưởng về đe dọa đến việc ăn thịt chó và những tác hại về sức khỏe bị suy giảm hay làm lơ.”
Trong một thông báo ca ngợi những hành động của cơ quan lập pháp Đài Loan gần đây, hiệp hội nhân quyền quốc tế cho biết sự thay đổi trong điều luật nên gởi một thông điệp đến đại lục Trung Hoa và các quốc gia nơi việc tiêu thụ chó vẫn còn là hợp pháp.
“Cơ quan lập pháp Đài Loan đã tiến hành một bước tiến vĩ đại trong việc chấm dứt tiêu thụ thịt chó. Hầu hết mọi người ở các quốc gia Châu Á không ăn thịt chó mèo và hầu hết đều cảm thấy đó là tàn bạo và thường gây ra tội ác kinh khủng."
Điều luật cũng giới hạn nhưng tồn tại ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, luật liên bang hồi tháng trước, điều luật cấm buôn bán thịt chó mèo sẽ cấm cả việc giết hại và buôn bán chó mèo để con người tiêu thụ tại đất nước này.
Ngọc Hằng dịch
Theo Washingtonpost.com