New Delhi – Giải thích vấn đề có thể luôn tốt hơn thông qua đối thoại và hiểu biết. Đức Dalai Latma cho biết sự sân si thù hận che khuất khả năng của con người có thể thấy sự vật rõ ràng hơn cũng như dẫn đến các hành động không thực tế.

Hôm chủ nhật, trước khi đến giảng dạy ba ngày ở New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, theo lời thỉnh cầu của người Nga, nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng đã trả lời phỏng vấn đầu tiên với một hãng thông tấn của Nga.

Các câu hỏi bắt đầu với việc chúng ta sẽ hy vọng điều gì từ kết quả của sự thay đổi trong thế giới phương Tây. Đức Dalai Latma đáp lại rằng thế giới phương Tây là một phần của thế giới nhưng là Nga vậy. Mọi người vẫn là con người và đó là một kinh nghiệm thông thường của con người cảm nhận khi những người khác đang chết dần, nghèo đói và bị giết chết.

“Trong thế kỷ qua đã thấy quá nhiều sự chiến đấu. Gần cuối của thế kỷ 20 là chiến tranh lạnh nhưng vẫn là tốt hơn một chiến tranh nóng. Tôi khâm phục tinh thần của cộng đồng Châu Âu nơi những cựu thù như Pháp và Đức đã vượt qua sự bất hòa, cùng làm việc nhau như những người bạn và phát triển liên minh Châu Âu. Lien minh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Liên bang Xô Viết bị sụp đổ bởi vì đó là sự độc tài. EU thành công vì đó là sự dân chủ.”

Khi được hỏi Ngài có suy nghĩ rằng chúng ta có thể nhìn về một thời đại an bình hơn không? Đức Dalai Latma đã trả lời rằng không có sự lựa chọn nào khác. Ngài cho biết nếu chiến tranh leo thang trở thành chiến tranh vũ khí hạt nhân, mọi người sẽ đau khổ. Vậy điều mà một con người lý trí muốn gì? Nhấn mạnh khi nói về bất bạo động trong thế giới đầy bạo loạn, Ngài trả lời:

“Sử dụng lý trí thông thường và nhìn mọi thứ từ một góc nhìn rộng hơn. Bạo loạn liên hệ đến giận dữ và thù ghét. Giận dữ che khuất khả năng thấy mọi thứ rõ ràng, dẫn chúng ta đến hàng loạt những hành động không thực tế. Vấn đề có thể được giải quyết tốt đẹp hơn thông qua đối thoại và hiểu biết. Chúng ta nên tránh làm tăng lên sự giận dữ - thật là khờ dại để tán thán những ai giận dữ.”

Một phụ nữ đáp lại với chương trình tivi STS của Nga hỏi làm thế nào Tuva nên bảo tồn văn hóa. Ngài cho cô ấy biết bảo tồn ngôn ngữ rất quan trọng. Với văn hóa Phật giáo, như Phật giáo Tây Tạng được bắt nguồn từ truyền thống Nalanda. Gìn giữ để nó được sống yêu cầu hơn đòi hỏi của tâm linh mà cần sự hiểu biết. Đức Dalai Latma nhắc lại những lời khuyên Ngài thường chia sẻ cho các tín đồ - hãy là Phật tử của thế kỷ thứ 21.

“Học – phát triển sự hiểu biết toàn diện hơn về các ý niệm của Phật giáo, cảm giác rằng có khoảng trống giữa hiện thực và bên ngoài và đưa ra chi tiết khi làm việc của thân và tâm.”

“Hôm nay, chúng ta cùng tập trung về đây theo yêu cầu của mọi người từ Nga.” Đức Dalai Latma tuyên bố “Khi tôi là một đứa trẻ có rất nhiều học giả nổi tiếng từ Kalmykia, Buryatia và Tuva trong các tu viện của chúng ta. Hiện nay, có khoảng 500 sinh viên từ những nơi này và Mông Cổ đang tu học tại các tu viện ở Nam Ấn Độ.

“Truyền thống Nalanda mà chúng ta đi theo giải thích làm thế nào chúng ta chuyển đổi tâm của mình được rõ hơn và nhận thức bằng cách thanh lọc những cảm xúc tiêu cực .

Đức Phật không rửa sạch những hành động bất thiện bằng nước

Hay loại bỏ sự khổ đau bằng tay

Hay khai ngộ sự nhân thức từ người khác

Dạy về sự thật để giải thoát chúng sinh.’
“Nói một cách khác, chúng thể hiện điều cơ bản, con đường và kết quả. Sử dụng trí thông minh để phân tích những lời dạy. Với lòng từ bi và trí tuệ để phát triển niềm tin và áp dụng những gì bạn hiểu biết vào cuộc sống.”

Đức Dalai Latma cho biết Ngài đã tổ chức các buổi thảo luận với các nhà khoa học trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, hiện nay có các nhà sư có thể sử dụng vai trò của mình và giải thích theo quan điểm của Phật giáo trong những cuộc thảo luận như vậy như họ đã thể hiện trong trong hội nghị chuyên đề của Tây Tạng tại Drepung các đây vài ngày. Ngài tuyên bố Ngài rất ấn tượng.

Đức Dalai Latma lưu ý rằng Phật tử thường lạy cầu nguyện cho tất cả chúng sinh nhưng nhấn mạnh rằng nếu những lời cầu nguyện ấy phải có ý nghĩa nếu được thể hiện bằng hành động. Ngài cũng làm rõ hơn rằng chỉ có những người chúng ta sống cùng trên trái đất là những người mà chúng ta có thể làm được điều gì đó.

Ngài mô tả một thí nghiệm mà Ngài đã theo dõi từ những phản ứng tích cực của trẻ em từ những hình ảnh phim hoạt hình trẻ em giúp đỡ lẫn nhau. Họ cũng chỉ ra những sự lầm lẫn về hình ảnh tương tự của các trẻ em gây cản trở lẫn nhau. Từ những phản ứng này giữa các trẻ em còn quá nhỏ để có thể nói, các nhà khoa học kết luận rằng bản chất của con người là cơ bản tích cực và từ bi. Ngài cho biết đó là dấu hiệu trong sự bất cập của giáo dục đã thất bại trong việc gìn giữ và phát triển những mặt tốt đẹp cần thiết này. Ngài đề cập đến một dự thảo chương trình học cho các trường đang được phát triển nhằm khắc phục tình trạng bất cân bằng này.

Nhắc về tầm quan trọng của hòa hợp và tôn trọng giữa các tôn giáo trên thế giới, Đức Dalai Latma rút ra lòng từ bi giữa những sự khác nhau và trong nhiều truyền thống tôn giáo và ngay cả với các trường phái Phật giáo Tây Tạng khác nhau. Sự khác nhau đến từ sự khác nhau trong sự cần thiết, thời gian và hoàn cảnh. Ngài khẳng định rằng mặc dù Ngài đã từ bỏ trách nhiệm trong các vấn đề chính trị Tây Tạng, Ngài vẫn tiếp tục cống hiến trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và gìn giữ văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ Tây Tạng được tồn tại.

Ngọc Hằng dịch

Theo Thetibetpost.com



Có phản hồi đến “Đức Dalai Latma: Hãy Là Một Phật Tử Đúng Nghĩa Trong Thế Kỷ Thứ 21”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com