VẤN: Thưa Sư, xin Sư cho con biết người xuất gia có nên bàn luận chính trị và tham gia vào các hoạt động chính trị không? Hiện nay trên mạng, con thấy rất nhiều bài viết của các vị tu sĩ chuyên bàn luận những vấn đề về chính trị trong nước, thế giới, chính sách của nhà nước thay cho chuyện tu học, giúp đỡ Phật tử an lạc. Các vị ấy lý luận rằng cũng là hòa nhập vào cuộc sống, phải hiểu biết mới có thể giúp đỡ Phật tử, phải có tiếng nói của mình. Họ nói rằng ngày xưa các vị vua Lý Trần, các thiền sư lỗi lạc như thiền sư Vạn Hạnh, thiền Sư Khuông Việt còn phải tham gia quản lý đất nước nên đó không phải là vấn đề gì cả. Nhưng con thấy lời lẽ của các vị tu sĩ này toàn là khói súng, chỉ trích hết chùa nọ thầy kia, vị lãnh đạo này đến lãnh đạo khác mà không có một chút an lạc nào. Giáo lý nhà Phật con ít khi thấy đề cập đến nhưng những bài báo phê bình chỉ trích, kể cả nước ngoài thì trích dẫn vô số. Xin Sư cho con biết con nên làm gì khi tiếp xúc với những vị này? Con xin cảm ơn Sư rất nhiều.
ĐÁP:
Cầu trả lời đầu tiên trong bài nầy là:”người con Phật không nên bàn việc thế sự (chính trị) không tham gia thế sự, vì trong thế sự không phải là bài học Phật pháp dành cho Phật tử tu hành. Trong Kinh Di Giáo, Chương I, trước khi tịch diệt Phật dạy:
Các thầy Tỷ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.
Giữ tịnh giới thì các thầy không được buôn, bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người, tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả việc này, hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai. Những việc chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các thầy. Các thầy hãy tiết chế cơ thể, ăn đúng thì giờ, sống bằng cách sống trong sạch, không được tham dự thế sự, lãnh sứ mạng liên lạc (không bàn việc chánh trị tham gia làm chính trị). Chú thuật, thuốc tiên, giao hảo quyền quý, và thân thiết với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn, tất cả đều không được làm. Phải tự đoan tâm, chánh niệm cầu độ. Không được che giấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng. Đối với bốn sự hiến cúng thì phải biết tự lượng và biết vừa đủ. Hễ được hiến cúng thì không nên tích trữ.
Với lời di chúc trên, tuy là Phật dạy chư Tăng, nhưng Phật tử cũng vẫn được khuyên không làm những điều nào không phù hợp với đạo, như : không làm bói tướng, không tham dự thế sự, liên lạc (không bàn việc chánh trị).v.v..
Là con nhà Phật, Phật tử nói chuyện Phật, tu Phật làm việc Phật, tất cả là nhà Phật, chúng ta chỉ có quyền nói chuyện nhà Phật, còn lại là chuyện thế gian chúng ta đừng bao giờ bàn các Bạn ạ!. Chuyện thế sự để người có trách nhiệm giải quyết, chúng ta không có quyền và không nên xen vào chuyện thế sự, sai chơn lý nhà Phật.
Sư nói thế tại sao Thiền sư Khuông Việt can dự triều chính giúp Vua Đinh, Vua Lê đánh nhà Tống ?
Thiền sư Khuông Việt thuộc dòng dõi hoàng tộc thời nhà Ngô. Việc của Thiền sư Khuông Việt là việc của Thiền sư ở một thời điểm đất nước luôn bị giặc Tống lăm le xâm chiếm, nên với khả năng của Thiền sư dĩ nhiên được các Vua Đinh Bộ Lĩnh, Vua Lê Đại Hành mời ra giúp nước, chứ thật ra các ngài chỉ muốn ẩn dật tu thân
“ ...Thiền sư Khuông Việt (933 – 1011), tục danh là Ngô Chân Lưu, người hương Cát Lợi, huyện Thường Lạc (nay thuộc Sóc Sơn, Hà Nội), hậu duệ vua Ngô Thuận Đế. Ông là người có “dáng mạo khội ngô tuấn tú, tính tình phóng khoán, có chí khí cao xa”. Lúc nhỏ theo học Nho, lớn lên quy y Phật rồi trở thành môn đệ thế hệ thứ tư dòng thiền Quan Bích, “đọc rộng kinh điển Phật giáo, hiểu sâu yếu chí Thiền học”. (Thạc sĩ Đinh Văn Viễn - Trường Đại học Hoa Lư Ninh Bình)
Thiền sư Khuôg Việt có tham gia việc triều chính, nhưng ở gốc độ hướng dẫn vua quan tu hành: “...đáp lại sự ưu ái, kỳ vọng của Đinh Tiên Hoàng. Thiền sư Khuông Việt có đóng góp cho dân tộc nhất là lĩnh vực văn Vương Đinh Liễn và cả gia đình cũng như triều đình tu theo Phật giáo, lấy đức trị dân, hướng dẫn chính pháp, theo đạo đức, nhân bản và hộ trì Phật pháp. Nhất là ủng hộ Đinh Liễn khắc các tràng kinh” (Thạc sĩ Đinh Văn Viễn - Trường Đại học Hoa Lư Ninh Bình)
Khi quân Tống xâm lược, đáp lại lời mời của nhà Vua, Thiền sư Khuông Việt giúp nước Đại Cồ Việt: “...Năm 981, khi quân Tống sang xâm lược, nhằm động viên tinh thần chiến đấu của quân lính, Thiền sư Khuông Việt (do Lê Đại Hành chỉ đạo) đã lập đàn cầu đảo ở chùa Vệ Linh (chùa Sóc ở Sóc Sơn, Hà Nôi) nhằm động viên sĩ khí quân dân đánh giặc. Thiền uyển tập anh chép: “năm Thiên Phúc thứ nhất (981), quân Tống sang xâm lược nước ta. Trước đó, vua đã biết chuyện này, bèn sai sư (Khuông Việt) đến cầu đảo xin thần phù hộ. Quân giặc kinh sợ lui về giữ sông Hữu Ninh. Đến đây, bọn chúng lại thấy gió nổi lên ùn ùn, giao long nhảy tung lên mặt nước, quân giặc sợ hãi tan chạy...” (bài của Thạc sĩ Đinh Văn Viễn - Trường Đại học Hoa Lư Ninh Bình)
Khi dẹp giặc xong Thiền sư về ẩn tu: “...Đến cuối đời Thiền sư Khuông Việt cáo quan về dựng chùa ở núi Du Hý. Nhưng có lẽ đây không đơn thuần chỉ vì già yếu để cáo quan, về dựng chùa mà có lẽ trước cảnh triều đình Lê Long Đĩnh suy đồi nên Khuông Việt đã về dạy học, đào tạo ra những học trò như Đa Bảo để họ theo gương thầy...”
Phật dạy: việc tu hành, việc thiền môn quý Sư có rỗi rảnh đâu mà bàn thế sự hay tham gia thế sự. Thử xem thời dụng biểu tu hành hằng ngày của chư Tăng Ni trong một tu viện hiện nay, chúng ta sẽ thấy có thời gian nào để tham gia bàn việc thế sự:
04 giờ 00 - Công phu Lăng Nghiêm
05 giờ 00 - Quả đường cháo
06 giờ 00 - Khóa lễ tụng kinh Bộ
08 giờ 00 - Lao tác
10 giờ 00 - Hành đường
11 giờ 00 - Cúng cơm Phật
11 giờ 30 - Cúng quá đường
13 giờ 00 - Chỉ tịnh
14 giờ 00 - Tụng thần chú Đại bi - Cầu An
15 giờ 00 - Học Phật pháp
17 giờ 00 - Dược thạch - ăn chiều
19 giờ 00 - Khóa lễ Tịnh Độ tối
23 giờ 00 - Niệm Phật
24 giờ 00 - Chỉ tịnh
Chư Tăng Ni lo tu hành, hằng ngày không tham gia thế sự mới thật sự là Chư Tăng Ni đệ tử Đức Phật. Vả lại như Thiền sư Khuông Việt, phò nước Việt khi có quân Tống xâm lăng, nhưng khi đã hòa bình thì Thiền sư trở về vị trí ẩn dật tu hành của mình, không còn đoái hoài đến thế sự.
Đất nước chúng ta hiện nay đã hòa bình độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đâu còn có ngoại bang xâm lăng mà bàn thế sự.
II.
Sanh tiền Đức Phật, trước là vị hoàng thái tử, Xá Lợi Phật là vị luật sư nhưng Phật và các Ngài đã xuất gia, cởi bỏ cân đai áo mão, Phật thì làm Phật, Tôn giả Xá Lợi Phất thì làm hòa thượng không tham chánh. Dù Phật rất thân với các Nhà Vua như hoàng đế Ba Tư Nặc, hoàng đế Tần Bà Sa La, hoàng đế A Xà Thế...các hoàng đế nầy cũng là đệ tử Phật, nhưng chưa bao giờ Phật tham gia bàn việc triều chánh.
* Có lần hoàng đế A Xà Thế xin Phật đi đánh xứ Bạt Kỳ. Hoàng đế A-xà-thế có tham khảo ý kiến Phật có nên xâm chiếm nước Bạt Kỳ không?, để thu phục dân tình quy y theo Phật. Phật dạy:” Đại Vương nên cho sứ thần đi xem dân tình xứa Bạt Kỳ sống như thế nào, chứ không nên đánh, để tránh cảnh chết chóc trong thiên hạ.
Cuối cùng sứ thần đi và về báo tin xứ Bạt Kỳ là một xứ vốn có chính sách dân chủ, vua quan biết thương yêu nhau tin nhau. Phật cho biết Bạt Kỳ không bao giờ thua vì dân nước đó rất đoàn kết. Từ đó A-xà-thế coi trọng dân chủ, coi trọng Tăng-già và qua đó có phần tỉnh ngộ không gây chiến với nhân dân xứ Bạt Kỳ (Pi Vajji). Về sau nhân dân xứ Bạt Kỳ cũng tin Phật, quy y Phật (Từ điển Phật học Đoàn Trung Còn)
Các Bạn có biết không Đức Phật không bao giờ tham chánh, nhưng có tư vấn cho Vua A Xà Thế không nên gây chiến tranh
Đạo Phật là đạo hòa bình
Lý tưởng hòa hợp không nhìn nhận hai
Sĩ Đạt Ta cũng anh tài
Vì đạo giải thoát mà Ngài chủ trương
Không thế sự không bạc tiền
Chủ trương tháo bỏ xích xiềng buộc tâm
Dù ai nói vạn nói trăm
Không bằng lê hoác du tăng thanh nhàn
Không tham chánh sự không bàn
Là con họ đạo ông hoàng Thích Ca
Khắp khuyên Phật tử gần xa
Không còn nghi vấn chuyện ta chuyện người
Khấn nguyện!
HT Thích Giác Quang