Đà Nẵng, Việt Nam –Việt Nam và Ấn Độ đã phát triển mối quan hệ từ thế kỷ thứ ba, các nhà sư Phật giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc làm bền vững mối quan hệ này.

Đó là kết luận của nhiều diễn giả tại hội thảo ở Đà Nẵng vào ngày 25/8 với đề tài “Di sản văn hóa chung của Việt Nam và Ấn Độ” . Sự kiện được tổ chức như là một phần trong các hoạt động tổ chức nhiều lễ kỷ niệm quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ. Ngài Parvathaneni Harish, đại sứ của Ấn Độ tại Việt Nam cho biết.

Năm nay là lễ kỷ niệm lần thứ 45 việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Việt Nam, lễ kỷ niệm lần thứ mười mối quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam và lần thứ 25 việc thiết lập mối quan hệ đối thoại giữa Ấn Độ và ASEAN.

Thượng tọa Thích Đức Thiện, tổng thư ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã giải thích chi tiết về sự ảnh hưởng của các nhà sư Phật giáo Ấn Độ ở miền trung Việt Nam.

Thầy cho biết các nhà sư Ấn Độ đã đi theo các nhà buôn trên các thuyền buôn để đến các khu vực duyên hải ở Việt Nam từ thế kỷ thứ ba khi Việt Nam phát triển hàng hải. Các nhà sư này đến để cầu nguyện bảo vệ các thuyền buôn từ những mối nguy hiểm trên biển và họ mang Phật giáo đến đất nước này.

“Vẫn còn nhiều thuyết về sự hình thành của Phật giáo dọc theo vùng duyên hải của Việt Nam.” Thầy Thích Đức Thiện cho biết “Hai chùa – chùa Phật Tích và chùa Dâu ở tỉnh miền Bắc là Bắc Ninh vẫn còn là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam.

“Chùa Phật Tích là nơi các nhà sư Ấn Độ bắt đầu công việc sứ mệnh.”Thầy cho biết.

Đại sứ Harish lưu ý rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ chỉ phát triển mạnh hơn kể từ khi các nhà sư Ấn Độ lần đầu tiên đến đây hàng trăm năm về trước. Và nghiên cứu về các mối liên hệ về văn hóa đã chỉ ra sự liên hệ này. Các học giả đã chỉ ra rằng sự trao đổi văn hóa bắt nguồn từ lâu vẫn hiện hữu cho đến ngày nay.

“Di sản được chia sẻ này không chỉ được phản ánh trên các tượng đài và kiến trúc của Phật giáo và Ấn Độ Giáo từ thời Champa cổ đại mà còn được gìn giữ trong cuộc sống hàng ngày của người Chàm ngày nay, đặc biệt trong niềm tin và kinh điển của họ” Ông nói thêm.

Ông cho biết hội thảo được chú trọng vào việc thể hiện nghiên cứu về các mối quan hệ văn hóa lịch sử giữa Ấn Độ và Trung Hoa, bảo tồn các di vật và những di sản văn hóa và tăng sự nhận thức về việc cần thiết phải bảo tồn và phát triển di sản văn hóa được chia sẻ trong tương lai.

Ông cho biết một nhóm các nhà khảo cổ Ấn Độ và Việt Nam đang hợp tác trong việc khảo cổ tại thánh địa Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam. Cuộc khai quật chung đã khám phá ra con đường cổ xưa dưới lòng đất và một số cổ vật tại Mỹ Sơn vào tháng tư.

Các nhà khảo cổ cũng khám phá ra các di tích quý giá khác ở quá khứ bao gồm hai pho tượng đá với thân người đầu sư tử và các đồ đạt làm bằng đất nung được chôn ở chân các tháp cổ. Những cổ vật này có niên đại từ thế kỷ thứ 11 và 12.

Ông Võ Văn Thắng, giám đốc của bảo tạng điêu khắc Champa cũng như bảo tàng dân tộc tại Đà Nẵng và chủ tịch của hiệp hội Ái hữu Việt Ấn tại Đà Nẵng cho biết văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam gần 1000 năm trước qua con đường thương buôn hàng hải.

“Những kiến trúc, di tích tương tự tại chùa được tìm thấy tại các tòa tháp Champa ở miền trung Việt Nam cho thấy mối liên hệ này với Ấn Độ.” Ông Thắng nói.

Cựu giám đốc khảo cổ Ấn Độ, ông Tewari cho biết sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ có thẻ được tìm thấy tại các tòa tháp với những mái hình tàu.

Tiến sĩ Tanveer Nasreen trạnh luận rằng những tác phẩm điêu khắc này phản ảnh những vấn đề cơ bản về nghệ thuật trong văn cổ Ấn Độ. Ông Nasreen cho biết những hiện vật này phản ánh những vấn đề cơ bản về nghệ thuật trong các kinh sách Ấn Độ cổ xưa. Ông Nasreen cho biết sự tương đồng được tìm thấy giữa điêu khắc Champa và Ấn Độ là kết quả của các mối quan hệ văn hóa ở mức độ trí tuệ đáng kể chú không chỉ là sự thích nghi bề ngoài.

Ngọc Hằng dịch

Theo VNA



Có phản hồi đến “Các Nhà Sư Ấn Độ Mang Phật Giáo Vào Việt Nam Hơn 1000 Năm Trước”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com