Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con. Con khóc, lòng mẹ đau xót, tâm cha lo âu. Con cười là nguồn vui của cha mẹ. Con đau ốm là cha mẹ thấp thỏm bỏ ăn mất ngủ lo chạy tìm thầy đủ thuốc cho con. Khi trái gió trở mùa thì cha mẹ quên chính mình mà lo cho con trước. Trọn đời cha mẹ hy sinh cho con. Hy sinh cả tinh thần lẫn vật chất, hy sinh cả tâm huyết lẫn thân hình. Những gì ngon tốt nhất trên đời, yêu quý nhất trên đời, nồng hậu ngọt bùi nhất trên đời, cha mẹ đều dành để cho con:

Mẹ cho con tất cả
Hết quãng đời tuổi xanh
Cả thương yêu dịu ngọt
Rộng hơn biển trời thanh…

Thử hỏi trên đời nầy có ai hy sinh cho mình bằng cha mẹ? Cha mẹ đã đem trọn cuộc đời trao hết cho con. Từ lúc con còn trong thai mẹ cho đến khi tiếng khóc chào đời, từ lúc con còn là hài nhi cho đến khi khôn lớn nên người lập thành gia nghiệp, không lúc nào mẹ ngừng nghỉ chiếu cố vỗ về săn sóc con. Tình thương của mẹ xuyên suốt liên tục trải dài như suối nguồn trong mát tuôn chảy bất tận đến cho con:

Một đời vốn liếng mẹ trao
Mẹ cho tất cả mẹ nào giữ riêng
Mẹ hiền như một bà tiên
Mẹ theo con suốt hành trình con đi.

Vì vậy mà tiền nhân cổ đức đã ví ân đức của cha mẹ như núi cao suối nguồn:

Công cha như núi Thái-sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Theo tinh thần luân thường đạo lý, ý nghĩa đạo đức nhân sanh, chân lý của hạnh phúc vững bền, hễ đã thọ ơn thì nên biết ơn để báo đền. Cứ lẽ tự nhiên, hễ đã vay thì phải trả, không trả là ngấm ngầm chiếm đoạt. Đã thọ ơn thì nên biết báo đáp ơn, không báo đáp tức là vong ơn bội nghĩa. Mượn mà không hoàn trả, thọ ân mà không nghĩ đến việc báo đáp là mặc nhiên chà đạp đạo lý luân thường, phá hoại kỷ cương đạo đức của lẽ sống nhân sanh, hậu quả đưa đến gia đình mất tôn ty hạnh phúc, làng nước mất thanh bình tự chủ.

Các bậc thánh hiền đã nhận rõ sự trọng yếu của hiếu đạo có năng lực xây dựng con người đôn hậu, xã hội an hòa, nhân dân lợi lạc, nên đã nói: “Hiếu vi vạn hạnh vi tiên”. Có nghĩa là hiếu đứng đầu trong muôn hạnh lành thiện. Người sống biết hiếu đạo là biết hòa thuận với mọi người, tạo cho cuộc đời vui tươi tiến bộ. Cho nên xưa nay các bậc tiên triết hiền thánh, khác miệng một lời đều khuyến giáo người đời: “Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là ngàn kinh muôn sách, hiếu nghĩa làm đầu. Thế nên, hạnh phúc gia đình thì cha hiền con hiếu làm gốc. Hạnh phúc quốc gia thì vua đức tôi trung làm gốc. Có hiếu thì mới có trung, tín, nghĩa, nhân. Hạnh phúc xã hội nhân quần thì tín làm gốc. Hạnh phúc thân bằng quyến thuộc thì nghĩa làm gốc. Thế nên hiếu là nền tảng xây dựng hạnh phúc an lành cho nhân quần xã hội. Do vậy, con người dù có thông bác tài cán đến đâu mà không biết đạo hiếu, không xem trọng đạo hiếu, không có tâm hiếu kính cha mẹ, thuận thảo anh em, hòa cùng láng giềng làng nước thì con người đó tự nhiên thành là kẻ bất hiếu bất nghĩa với gia đình quyến thuộc, là kẻ bất nhân, bất trung, bất tín với quốc gia dân tộc, và hậu quả tất nhiên nhất định đưa đến vô đạo với bà con, phi nhân vong bản với làng nước. Lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại đã chứng minh điều đó.

Nghĩa là kẻ bất hiếu không phụng thờ cha mẹ tổ tiên nhất định đưa đến bất nhân, bất nghĩa, bất tín, bất trung để rồi tác hại khổ đau đến đại chúng. Bằng chứng cho ta thấy xưa nay những lý thuyết, chủ nghĩa, giáo điều, tín ngưỡng nào mà phủ nhận tinh thần hiếu đạo, xem nhẹ việc phụng thờ tổ tiên cha mẹ thì nhất định sẽ tạo ra cảnh gia đình bất hạnh, cha mẹ già nhà vắng lạnh không con cái thân gần phụng dưỡng, xã hội bất ổn tranh chấp chèn ép thiếu tình người, quốc gia thường sanh sản ra cảnh tang thương đau lòng, người dân sống trong lo âu hồi hộp áp bức nặng nề.
Người không hiếu kính phụng thờ cha mẹ thì không cách nào thật tình thương dân thương nước. Người xem nhẹ đạo hiếu thường là người không phụng thờ cha mẹ tổ tiên, sống ngoài kỷ cương truyền thống sinh hoạt của giống nòi dân tộc, và sẵn sàng bội phản truyền thống của ông cha để làm ma nô lệ người ngoài, vọng ngoại cầu vinh tạm bợ, mặc cho ai than thở khổ đau, riêng mình được vinh thân phì da thỏa thích tham vọng là được. Đất nước Việt-Nam đã bao lần bị ngoại nhân xâm lăng dày xéo, triền miên chinh chiến khói lửa rách nát, dân sinh đói khổ lầm than đều do hậu quả của những kẻ vong bản vọng ngoại, học đòi những tà thuyết giáo điều phi nhân mất gốc vong nô để rồi hậu quả mang lại không biết bao là đau khổ cho dân tộc, làm xụp đổ sự an lành của đất nước phải rơi vào cảnh lạc hậu đói nghèo. Nguồn gốc sâu xa của hậu quả tang thương đau lòng trên đây đều khởi đi từ tâm lý xem nhẹ đạo hiếu, bỏ đạo truyền thống của ông cha tổ tiên dân tộc.

Loài súc sanh cũng được sự nuôi dưỡng của mẹ và đôi lúc cũng có loài được sự hợp lực của cha. Nhưng khi lớn lên chúng chẳng còn biết ân nghĩa, nên thường vì miếng ăn và ái dục mà chúng tranh giành cấu xé gây thương đau cho nhau. Tuy nhiên, quạ già nhờ quạ con kiếm mồi về nuôi. Dương già nhờ dương con ngậm cỏ cho vú bú sữa để sống. Loài súc sanh mà còn như thế, còn loài người sao nỡ quên hiếu đạo phụng dưỡng kính thờ mẹ cha? Bởi do lòng ích kỷ với ý đồ tham vọng thống trị, nên sản sanh ra những giáo điều, lý thuyết phủ nhận đạo hiếu. Những thứ giáo điều lý thuyết nầy cho rằng con người do cha mẹ ái dục sanh ra; hoặc phán rằng con người do thần linh thượng đế tạo ra, nên không có đạo hiếu. Những học thuyết giáo điều chủ trương như vậy là ý đồ đẩy nhân loại sống mất gốc quên nguồn, sống phi nhân phi nghĩa như cầm thú, để rồi mặc tình mê hoặc thống trị nô lệ hóa con người.

Con người đạo đức, con người có dòng máu truyền thống luân thường đạo lý, là con người không cuồng tín vọng ngoại, là con người sống biết ân nghĩa thành tín. Người biết ân nghĩa thành tín tất nhiên biết hiếu đạo, thì chẳng những không bao giờ làm khổ người khác mà còn nghĩ đến cách phải làm sao lợi lạc nhân quần xã hội. Người hiếu đạo nhân đức là người khi thấy tha nhân bất hạnh khổ đau thì lòng xót xa ra tay mở lượng cứu giúp; khi thấy người an vui thì vui mừng; khi thấy người làm việc lành thiện thì tùy hỷ công đức; khi thấy người có hành vi tâm niệm bất thiện thì khuyến hóa cải tà quy chánh, ấy là tâm hạnh của kẻ hiếu đạo theo tinh thần Phật giáo. Đặc biệt tinh thần đạo Phật, ban ân không cầu báo đáp. Nhưng thọ ân phải có bổn phận báo đền. Cây kia cho người bóng mát, sông kia cho người nước ngọt, người kia cho bát nước chén cơm lúc lỡ đường mạt vận không cần cầu báo đáp, nhưng bổn phận người uống nước phải nhớ nguồn, ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây. Người tín chủ ủng hộ sư tăng, cha mẹ tận tình cho con nguồn sống không mong báo đền, nhưng sư tăng có bổn phận tu hành thành tâm hồi hướng phước đức cho người thí chủ, con có bổn phận dâng lòng hiếu kính mẹ cha.

Người đời cũng như các đạo giáo khác có đề xướng việc báo hiếu bằng cách lo cung cấp vật chất cho cha mẹ hiện đời hoặc cầu hồn cha mẹ về cõi trời cõi tiên khi cha mẹ qua đời. Báo hiếu của đạo Phật đặt nặng cả hai phương diện. Ấy là khi cha mẹ còn sanh tiền và khi cha mẹ quá vãng. Khi cha mẹ còn hiện tiền trên đời thì người con ngoài việc đem tâm thương kính cha mẹ, phụng dưỡng săn sóc cha mẹ về các thứ ăn mặc thuốc thang đỡ đần an ủi ra, còn đặc biệt cố gắng khuyên cha mẹ quy y Tam-Bảo, thọ trì giới pháp, tin nhân quả luân hồi, tu tâm sửa tánh hành thiện. Nếu gặp phải chướng duyên, cha mẹ không chịu tu tâm hành thiện, tin Tam-Bảo, thì người con vẫn nên ẩn nhẫn thành tâm nguyện cầu Phật lực gia hộ, tiếp tục uyển chuyển khéo léo tìm cơ hội thuận duyên khuyến hóa cha mẹ cải tà quy chánh, phát tâm quy y Tam-Bảo, tin sâu nhân quả luân hồi. Bởi người không tin nhân quả luân hồi thì người đó có thể làm bất cứ tội ác gì, theo đó, nghiệp quả kéo lôi đọa đày vào chốn khổ đau trọn kiếp. Kinh nói: “Giả sử trăm ngàn kiếp đã làm những ác nghiệp thì những nghiệp đó không mất, một khi nhân duyên đến thì phải tự lãnh thọ”.

Thế nên một khi cha mẹ qua đời, thì con cháu đem hết khả năng sẵn có của mình và những của cải cha mẹ còn để lại dồn hết năng lực để lo việc cúng dường Tam-Bảo, trai tăng, làm phước, cúng phát nguyện đoạn kỳ trai giới, tụng kinh niệm Phật v.v… tất cả công đức lành nầy đều hồi hướng cho hương linh cha mẹ. Có được như vậy họa hoằn mới hy vọng làm tròn đạo hiếu, mới báo đáp thâm ân cha mẹ. Nếu không làm như thế thì cha mẹ sẽ bị đọa lạc chốn khổ đau, con cháu thiếu bổn phận lớn lao, và từ đó gia đạo khó có cơ phát đạt. Có những bậc cha mẹ bất hạnh gặp phải con cháu vô đạo không có niềm tin Phật pháp, nên chi khi cha mẹ qua đời, liền bày tiệc thết rượu đãi đằng bạn bè chè chén say sưa, điều nầy chỉ tạo thêm tội lỗi cho cả người chết lẫn kẻ sống.

Đảng phái không trọng hiếu đạo, không tin nhân quả luân hồi là đảng phái tàn ác, sẽ tự đưa đến chỗ băng hoại. Tôn giáo không trọng hiếu đạo, không kính thờ cha mẹ, không tin nhân quả luân hồi là tôn giáo không thích hợp chân lý, không phù hợp nhân bản đạo đức, là phản khoa học, là sức cản trở sự tiến bộ của nhân loại, tạo vô vàn tang tóc cho loài người, khiến cho người nhân trí hoài nghi và tôn giáo đó khó tránh khỏi bị đào thải suy thoái. Với giáo lý sáng chói của đạo Phật, qua lăng kính thực nghiệm của khoa học, dưới hào quang rạng rỡ của chân lý chứng đắc, nếu văn minh nhân loại được hướng dẫn trong tinh thần trí huệ từ bi hỷ xả bình đẳng của đạo Phật thì nhân loại tất sẽ được hưởng thanh bình an lạc của thiên đàng cực lạc ngay cõi trần gian nầy. Nhưng thực tế trần gian vẫn dẫy đầy nghiệt ngã khổ đau, chính do cá nhân, cộng đồng, đảng phái, tôn giáo không tin sâu nhân quả luân hồi nghiệp báo, không tôn trọng hiếu đạo báo đáp ân nghĩa. Do vậy mà tạo ra lắm điều phiền khổ cho nhau.

Đạo hiếu là đạo nhân bản, là đạo thánh hiền. Thế nên hiếu với cha mẹ thì thuận với anh em và hòa với làng nước. Người chân chính thực hành hiếu đạo có thể chịu cái khổ trước người, hưởng cái vui sau người. Đem hiếu hòa xây dựng cuộc đời để người và mình cùng chung hưởng hạnh phúc tiến bộ thanh bình an lạc. Nên Bồ-Tát-Giới Kinh nói: “Hiếu là giới, cũng gọi là đạo, là chuỗi anh lạc, là hương trang nghiêm vi diệu” có công năng đưa người trở về sống với đặc tánh nhân bản, và xây dựng cuộc đời an lạc hướng đến chân thiện mỹ. Thế nên, hiếu là chất liệu phát triển tình yêu quê hương, yêu đồng bào nhân loại, yêu đạo lý làm người, yêu cuộc đời, yêu lời thơ tiếng hát nhân tình.

Mẹ ơi! Nhớ nước nhớ nguồn
Thương quê, yêu đạo, con còn làm thơ.

Dù niệm Phật ăn chay hay đến cả cạo tóc làm tăng mà tâm lăng xăng theo danh lợi hơn thua, thì chẳng những không lợi ích gì cho nhân quần xã hội mà ngay cả bản thân cũng chẳng được thăng tiến lương thiện, nói chi đến chuyện đền đáp bốn ân, cứu giúp ba đường.

HT Thích Đức Niệm


longme_05Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con. Con khóc, lòng mẹ đau xót, tâm cha lo âu. Con cười là nguồn vui của cha mẹ. Con đau ốm là cha mẹ thấp thỏm bỏ ăn mất ngủ lo chạy tìm thầy đủ thuốc cho con. Khi trái gió trở mùa thì cha mẹ quên chính mình mà lo cho con trước. Trọn đời cha mẹ hy sinh cho con. Hy sinh cả tinh thần lẫn vật chấthy sinh cả tâm huyết lẫn thân hình. Những gì ngon tốt nhất trên đời, yêu quý nhất trên đời, nồng hậu ngọt bùi nhất trên đời, cha mẹ đều dành để cho con:

Mẹ cho con tất cả
Hết quãng đời tuổi xanh
Cả thương yêu dịu ngọt
Rộng hơn biển trời thanh…

Thử hỏi trên đời nầy có ai hy sinh cho mình bằng cha mẹ? Cha mẹ đã đem trọn cuộc đời trao hết cho con. Từ lúc con còn trong thai mẹ cho đến khi tiếng khóc chào đời, từ lúc con còn là hài nhi cho đến khi khôn lớn nên người lập thành gia nghiệp, không lúc nào mẹ ngừng nghỉ chiếu cố vỗ về săn sóc con. Tình thương của mẹ xuyên suốt liên tục trải dài như suối nguồn trong mát tuôn chảy bất tận đến cho con:

Một đời vốn liếng mẹ trao
Mẹ cho tất cả mẹ nào giữ riêng
Mẹ hiền như một bà tiên
Mẹ theo con suốt hành trình con đi.

Vì vậy mà tiền nhân cổ đức đã ví ân đức của cha mẹ như núi cao suối nguồn:

Công cha như núi Thái-sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Theo tinh thần luân thường đạo lýý nghĩa đạo đức nhân sanh, chân lý của hạnh phúc vững bền, hễ đã thọ ơn thì nên biết ơn để báo đền. Cứ lẽ tự nhiên, hễ đã vay thì phải trả, không trả là ngấm ngầm chiếm đoạt. Đã thọ ơn thì nên biết báo đáp ơn, không báo đáp tức là vong ơn bội nghĩa. Mượn mà không hoàn trả, thọ ân mà không nghĩ đến việc báo đáp là mặc nhiên chà đạp đạo lý luân thườngphá hoại kỷ cương đạo đức của lẽ sống nhân sanh, hậu quả đưa đến gia đình mất tôn ty hạnh phúc, làng nước mất thanh bình tự chủ.

Các bậc thánh hiền đã nhận rõ sự trọng yếu của hiếu đạo có năng lực xây dựng con người đôn hậu, xã hội an hòa, nhân dân lợi lạc, nên đã nói: “Hiếu vi vạn hạnh vi tiên”. Có nghĩa là hiếu đứng đầu trong muôn hạnh lành thiện. Người sống biết hiếu đạo là biết hòa thuận với mọi người, tạo cho cuộc đời vui tươi tiến bộ. Cho nên xưa nay các bậc tiên triết hiền thánh, khác miệng một lời đều khuyến giáo người đời: “Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là ngàn kinh muôn sách, hiếu nghĩa làm đầu. Thế nên, hạnh phúc gia đình thì cha hiền con hiếu làm gốc. Hạnh phúc quốc gia thì vua đức tôi trung làm gốc. Có hiếu thì mới có trung, tín, nghĩa, nhân. Hạnh phúc xã hội nhân quần thì tín làm gốc. Hạnh phúc thân bằng quyến thuộc thì nghĩa làm gốc. Thế nên hiếu là nền tảng xây dựng hạnh phúc an lành cho nhân quần xã hội. Do vậy, con người dù có thông bác tài cán đến đâu mà không biết đạo hiếu, không xem trọng đạo hiếu, không có tâm hiếu kính cha mẹthuận thảo anh em, hòa cùng láng giềng làng nước thì con người đó tự nhiên thành là kẻ bất hiếu bất nghĩa với gia đình quyến thuộc, là kẻ bất nhân, bất trung, bất tín với quốc gia dân tộc, và hậu quả tất nhiên nhất định đưa đến vô đạo với bà conphi nhân vong bản với làng nước. Lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại đã chứng minh điều đó.

Nghĩa là kẻ bất hiếu không phụng thờ cha mẹ tổ tiên nhất định đưa đến bất nhân, bất nghĩa, bất tín, bất trung để rồi tác hại khổ đau đến đại chúng. Bằng chứng cho ta thấy xưa nay những lý thuyếtchủ nghĩagiáo điềutín ngưỡng nào mà phủ nhận tinh thần hiếu đạo, xem nhẹ việc phụng thờ tổ tiên cha mẹ thì nhất định sẽ tạo ra cảnh gia đình bất hạnhcha mẹ già nhà vắng lạnh không con cái thân gần phụng dưỡng, xã hội bất ổn tranh chấp chèn ép thiếu tình người, quốc gia thường sanh sản ra cảnh tang thương đau lòng, người dân sống trong lo âu hồi hộp áp bức nặng nề.
Người không hiếu kính phụng thờ cha mẹ thì không cách nào thật tình thương dân thương nước. Người xem nhẹ đạo hiếu thường là người không phụng thờ cha mẹ tổ tiên, sống ngoài kỷ cương truyền thống sinh hoạt của giống nòi dân tộc, và sẵn sàng bội phản truyền thống của ông cha để làm ma nô lệ người ngoài, vọng ngoại cầu vinh tạm bợ, mặc cho ai than thở khổ đau, riêng mình được vinh thân phì da thỏa thích tham vọng là được. Đất nước Việt-Nam đã bao lần bị ngoại nhân xâm lăng dày xéo, triền miên chinh chiến khói lửa rách nát, dân sinh đói khổ lầm than đều do hậu quả của những kẻ vong bản vọng ngoại, học đòi những tà thuyết giáo điều phi nhân mất gốc vong nô để rồi hậu quả mang lại không biết bao là đau khổ cho dân tộc, làm xụp đổ sự an lành của đất nước phải rơi vào cảnh lạc hậu đói nghèo. Nguồn gốc sâu xa của hậu quả tang thương đau lòng trên đây đều khởi đi từ tâm lý xem nhẹ đạo hiếu, bỏ đạo truyền thống của ông cha tổ tiên dân tộc.

Loài súc sanh cũng được sự nuôi dưỡng của mẹ và đôi lúc cũng có loài được sự hợp lực của cha. Nhưng khi lớn lên chúng chẳng còn biết ân nghĩa, nên thường vì miếng ăn và ái dục mà chúng tranh giành cấu xé gây thương đau cho nhau. Tuy nhiên, quạ già nhờ quạ con kiếm mồi về nuôi. Dương già nhờ dương con ngậm cỏ cho vú bú sữa để sống. Loài súc sanh mà còn như thế, còn loài người sao nỡ quên hiếu đạo phụng dưỡng kính thờ mẹ cha? Bởi do lòng ích kỷ với ý đồ tham vọng thống trị, nên sản sanh ra những giáo điềulý thuyết phủ nhận đạo hiếu. Những thứ giáo điều lý thuyết nầy cho rằng con người do cha mẹ ái dục sanh ra; hoặc phán rằng con người do thần linh thượng đế tạo ra, nên không có đạo hiếu. Những học thuyết giáo điều chủ trương như vậy là ý đồ đẩy nhân loại sống mất gốc quên nguồn, sống phi nhân phi nghĩa như cầm thú, để rồi mặc tình mê hoặc thống trị nô lệ hóa con người.

Con người đạo đứccon người có dòng máu truyền thống luân thường đạo lý, là con người không cuồng tín vọng ngoại, là con người sống biết ân nghĩa thành tín. Người biết ân nghĩa thành tín tất nhiên biết hiếu đạo, thì chẳng những không bao giờ làm khổ người khác mà còn nghĩ đến cách phải làm sao lợi lạc nhân quần xã hội. Người hiếu đạo nhân đức là người khi thấy tha nhân bất hạnh khổ đau thì lòng xót xa ra tay mở lượng cứu giúp; khi thấy người an vui thì vui mừng; khi thấy người làm việc lành thiện thì tùy hỷ công đức; khi thấy người có hành vi tâm niệm bất thiện thì khuyến hóa cải tà quy chánh, ấy là tâm hạnh của kẻ hiếu đạo theo tinh thần Phật giáoĐặc biệt tinh thần đạo Phật, ban ân không cầu báo đáp. Nhưng thọ ân phải có bổn phận báo đền. Cây kia cho người bóng mát, sông kia cho người nước ngọt, người kia cho bát nước chén cơm lúc lỡ đường mạt vận không cần cầu báo đáp, nhưng bổn phận người uống nước phải nhớ nguồn, ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây. Người tín chủ ủng hộ sư tăngcha mẹ tận tình cho con nguồn sống không mong báo đền, nhưng sư tăng có bổn phận tu hành thành tâm hồi hướng phước đức cho người thí chủ, con có bổn phận dâng lòng hiếu kính mẹ cha.

Người đời cũng như các đạo giáo khác có đề xướng việc báo hiếu bằng cách lo cung cấp vật chất cho cha mẹ hiện đời hoặc cầu hồn cha mẹ về cõi trời cõi tiên khi cha mẹ qua đời. Báo hiếu của đạo Phật đặt nặng cả hai phương diện. Ấy là khi cha mẹ còn sanh tiền và khi cha mẹ quá vãng. Khi cha mẹ còn hiện tiền trên đời thì người con ngoài việc đem tâm thương kính cha mẹ, phụng dưỡng săn sóc cha mẹ về các thứ ăn mặc thuốc thang đỡ đần an ủi ra, còn đặc biệt cố gắng khuyên cha mẹ quy y Tam-Bảo, thọ trì giới pháp, tin nhân quả luân hồitu tâm sửa tánh hành thiện. Nếu gặp phải chướng duyên, cha mẹ không chịu tu tâm hành thiện, tin Tam-Bảo, thì người con vẫn nên ẩn nhẫn thành tâm nguyện cầu Phật lực gia hộtiếp tục uyển chuyển khéo léo tìm cơ hội thuận duyên khuyến hóa cha mẹ cải tà quy chánhphát tâm quy y Tam-Bảo, tin sâu nhân quả luân hồi. Bởi người không tin nhân quả luân hồi thì người đó có thể làm bất cứ tội ác gì, theo đó, nghiệp quả kéo lôi đọa đày vào chốn khổ đau trọn kiếp. Kinh nói: “Giả sử trăm ngàn kiếp đã làm những ác nghiệp thì những nghiệp đó không mất, một khi nhân duyên đến thì phải tự lãnh thọ”.

Thế nên một khi cha mẹ qua đời, thì con cháu đem hết khả năng sẵn có của mình và những của cải cha mẹ còn để lại dồn hết năng lực để lo việc cúng dường Tam-Bảo, trai tăng, làm phước, cúng phát nguyện đoạn kỳ trai giớitụng kinh niệm Phật v.v… tất cả công đức lành nầy đều hồi hướng cho hương linh cha mẹ. Có được như vậy họa hoằn mới hy vọng làm tròn đạo hiếu, mới báo đáp thâm ân cha mẹNếu không làm như thế thì cha mẹ sẽ bị đọa lạc chốn khổ đau, con cháu thiếu bổn phận lớn lao, và từ đó gia đạo khó có cơ phát đạt. Có những bậc cha mẹ bất hạnh gặp phải con cháu vô đạo không có niềm tin Phật phápnên chi khi cha mẹ qua đời, liền bày tiệc thết rượu đãi đằng bạn bè chè chén say sưa, điều nầy chỉ tạo thêm tội lỗi cho cả người chết lẫn kẻ sống.

Đảng phái không trọng hiếu đạo, không tin nhân quả luân hồi là đảng phái tàn ác, sẽ tự đưa đến chỗ băng hoại. Tôn giáo không trọng hiếu đạo, không kính thờ cha mẹ, không tin nhân quả luân hồi là tôn giáo không thích hợp chân lý, không phù hợp nhân bản đạo đức, là phản khoa học, là sức cản trở sự tiến bộ của nhân loại, tạo vô vàn tang tóc cho loài người, khiến cho người nhân trí hoài nghi và tôn giáo đó khó tránh khỏi bị đào thải suy thoái. Với giáo lý sáng chói của đạo Phật, qua lăng kính thực nghiệm của khoa học, dưới hào quang rạng rỡ của chân lý chứng đắc, nếu văn minh nhân loại được hướng dẫn trong tinh thần trí huệ từ bi hỷ xả bình đẳng của đạo Phật thì nhân loại tất sẽ được hưởng thanh bình an lạc của thiên đàng cực lạc ngay cõi trần gian nầy. Nhưng thực tế trần gian vẫn dẫy đầy nghiệt ngã khổ đau, chính do cá nhâncộng đồng, đảng phái, tôn giáo không tin sâu nhân quả luân hồi nghiệp báo, không tôn trọng hiếu đạo báo đáp ân nghĩa. Do vậy mà tạo ra lắm điều phiền khổ cho nhau.

Đạo hiếu là đạo nhân bản, là đạo thánh hiền. Thế nên hiếu với cha mẹ thì thuận với anh em và hòa với làng nước. Người chân chính thực hành hiếu đạo có thể chịu cái khổ trước người, hưởng cái vui sau người. Đem hiếu hòa xây dựng cuộc đời để người và mình cùng chung hưởng hạnh phúc tiến bộ thanh bình an lạc. Nên Bồ-Tát-Giới Kinh nói: “Hiếu là giới, cũng gọi là đạo, là chuỗi anh lạc, là hương trang nghiêm vi diệu” có công năng đưa người trở về sống với đặc tánh nhân bản, và xây dựng cuộc đời an lạc hướng đến chân thiện mỹ. Thế nên, hiếu là chất liệu phát triển tình yêu quê hương, yêu đồng bào nhân loạiyêu đạo lý làm người, yêu cuộc đời, yêu lời thơ tiếng hát nhân tình.

Mẹ ơi! Nhớ nước nhớ nguồn
Thương quê, yêu đạo, con còn làm thơ.

Dù niệm Phật ăn chay hay đến cả cạo tóc làm tăng mà tâm lăng xăng theo danh lợi hơn thua, thì chẳng những không lợi ích gì cho nhân quần xã hội mà ngay cả bản thân cũng chẳng được thăng tiến lương thiện, nói chi đến chuyện đền đáp bốn ân, cứu giúp ba đường.


longme_05Cha mẹ là nguồn sống của con. Người sống trên đời ai mà không do từ cha mẹ sanh thành, ai mà không được cha mẹ nuôi nấng lớn khôn? Cha mẹ đã trải dài năm tháng tốn hao biết bao là tâm huyết tiền của để lo cho con ăn ngon mặc đẹp mạnh khỏe nên người. Cha mẹ đã ngày đêm nhọc nhằn cưu mang quên ăn bỏ ngủ để vỗ về săn sóc con. Con khóc, lòng mẹ đau xót, tâm cha lo âu. Con cười là nguồn vui của cha mẹ. Con đau ốm là cha mẹ thấp thỏm bỏ ăn mất ngủ lo chạy tìm thầy đủ thuốc cho con. Khi trái gió trở mùa thì cha mẹ quên chính mình mà lo cho con trước. Trọn đời cha mẹ hy sinh cho con. Hy sinh cả tinh thần lẫn vật chấthy sinh cả tâm huyết lẫn thân hình. Những gì ngon tốt nhất trên đời, yêu quý nhất trên đời, nồng hậu ngọt bùi nhất trên đời, cha mẹ đều dành để cho con:

Mẹ cho con tất cả
Hết quãng đời tuổi xanh
Cả thương yêu dịu ngọt
Rộng hơn biển trời thanh…

Thử hỏi trên đời nầy có ai hy sinh cho mình bằng cha mẹ? Cha mẹ đã đem trọn cuộc đời trao hết cho con. Từ lúc con còn trong thai mẹ cho đến khi tiếng khóc chào đời, từ lúc con còn là hài nhi cho đến khi khôn lớn nên người lập thành gia nghiệp, không lúc nào mẹ ngừng nghỉ chiếu cố vỗ về săn sóc con. Tình thương của mẹ xuyên suốt liên tục trải dài như suối nguồn trong mát tuôn chảy bất tận đến cho con:

Một đời vốn liếng mẹ trao
Mẹ cho tất cả mẹ nào giữ riêng
Mẹ hiền như một bà tiên
Mẹ theo con suốt hành trình con đi.

Vì vậy mà tiền nhân cổ đức đã ví ân đức của cha mẹ như núi cao suối nguồn:

Công cha như núi Thái-sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Theo tinh thần luân thường đạo lýý nghĩa đạo đức nhân sanh, chân lý của hạnh phúc vững bền, hễ đã thọ ơn thì nên biết ơn để báo đền. Cứ lẽ tự nhiên, hễ đã vay thì phải trả, không trả là ngấm ngầm chiếm đoạt. Đã thọ ơn thì nên biết báo đáp ơn, không báo đáp tức là vong ơn bội nghĩa. Mượn mà không hoàn trả, thọ ân mà không nghĩ đến việc báo đáp là mặc nhiên chà đạp đạo lý luân thườngphá hoại kỷ cương đạo đức của lẽ sống nhân sanh, hậu quả đưa đến gia đình mất tôn ty hạnh phúc, làng nước mất thanh bình tự chủ.

Các bậc thánh hiền đã nhận rõ sự trọng yếu của hiếu đạo có năng lực xây dựng con người đôn hậu, xã hội an hòa, nhân dân lợi lạc, nên đã nói: “Hiếu vi vạn hạnh vi tiên”. Có nghĩa là hiếu đứng đầu trong muôn hạnh lành thiện. Người sống biết hiếu đạo là biết hòa thuận với mọi người, tạo cho cuộc đời vui tươi tiến bộ. Cho nên xưa nay các bậc tiên triết hiền thánh, khác miệng một lời đều khuyến giáo người đời: “Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là ngàn kinh muôn sách, hiếu nghĩa làm đầu. Thế nên, hạnh phúc gia đình thì cha hiền con hiếu làm gốc. Hạnh phúc quốc gia thì vua đức tôi trung làm gốc. Có hiếu thì mới có trung, tín, nghĩa, nhân. Hạnh phúc xã hội nhân quần thì tín làm gốc. Hạnh phúc thân bằng quyến thuộc thì nghĩa làm gốc. Thế nên hiếu là nền tảng xây dựng hạnh phúc an lành cho nhân quần xã hội. Do vậy, con người dù có thông bác tài cán đến đâu mà không biết đạo hiếu, không xem trọng đạo hiếu, không có tâm hiếu kính cha mẹthuận thảo anh em, hòa cùng láng giềng làng nước thì con người đó tự nhiên thành là kẻ bất hiếu bất nghĩa với gia đình quyến thuộc, là kẻ bất nhân, bất trung, bất tín với quốc gia dân tộc, và hậu quả tất nhiên nhất định đưa đến vô đạo với bà conphi nhân vong bản với làng nước. Lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại đã chứng minh điều đó.

Nghĩa là kẻ bất hiếu không phụng thờ cha mẹ tổ tiên nhất định đưa đến bất nhân, bất nghĩa, bất tín, bất trung để rồi tác hại khổ đau đến đại chúng. Bằng chứng cho ta thấy xưa nay những lý thuyếtchủ nghĩagiáo điềutín ngưỡng nào mà phủ nhận tinh thần hiếu đạo, xem nhẹ việc phụng thờ tổ tiên cha mẹ thì nhất định sẽ tạo ra cảnh gia đình bất hạnhcha mẹ già nhà vắng lạnh không con cái thân gần phụng dưỡng, xã hội bất ổn tranh chấp chèn ép thiếu tình người, quốc gia thường sanh sản ra cảnh tang thương đau lòng, người dân sống trong lo âu hồi hộp áp bức nặng nề.
Người không hiếu kính phụng thờ cha mẹ thì không cách nào thật tình thương dân thương nước. Người xem nhẹ đạo hiếu thường là người không phụng thờ cha mẹ tổ tiên, sống ngoài kỷ cương truyền thống sinh hoạt của giống nòi dân tộc, và sẵn sàng bội phản truyền thống của ông cha để làm ma nô lệ người ngoài, vọng ngoại cầu vinh tạm bợ, mặc cho ai than thở khổ đau, riêng mình được vinh thân phì da thỏa thích tham vọng là được. Đất nước Việt-Nam đã bao lần bị ngoại nhân xâm lăng dày xéo, triền miên chinh chiến khói lửa rách nát, dân sinh đói khổ lầm than đều do hậu quả của những kẻ vong bản vọng ngoại, học đòi những tà thuyết giáo điều phi nhân mất gốc vong nô để rồi hậu quả mang lại không biết bao là đau khổ cho dân tộc, làm xụp đổ sự an lành của đất nước phải rơi vào cảnh lạc hậu đói nghèo. Nguồn gốc sâu xa của hậu quả tang thương đau lòng trên đây đều khởi đi từ tâm lý xem nhẹ đạo hiếu, bỏ đạo truyền thống của ông cha tổ tiên dân tộc.

Loài súc sanh cũng được sự nuôi dưỡng của mẹ và đôi lúc cũng có loài được sự hợp lực của cha. Nhưng khi lớn lên chúng chẳng còn biết ân nghĩa, nên thường vì miếng ăn và ái dục mà chúng tranh giành cấu xé gây thương đau cho nhau. Tuy nhiên, quạ già nhờ quạ con kiếm mồi về nuôi. Dương già nhờ dương con ngậm cỏ cho vú bú sữa để sống. Loài súc sanh mà còn như thế, còn loài người sao nỡ quên hiếu đạo phụng dưỡng kính thờ mẹ cha? Bởi do lòng ích kỷ với ý đồ tham vọng thống trị, nên sản sanh ra những giáo điềulý thuyết phủ nhận đạo hiếu. Những thứ giáo điều lý thuyết nầy cho rằng con người do cha mẹ ái dục sanh ra; hoặc phán rằng con người do thần linh thượng đế tạo ra, nên không có đạo hiếu. Những học thuyết giáo điều chủ trương như vậy là ý đồ đẩy nhân loại sống mất gốc quên nguồn, sống phi nhân phi nghĩa như cầm thú, để rồi mặc tình mê hoặc thống trị nô lệ hóa con người.

Con người đạo đứccon người có dòng máu truyền thống luân thường đạo lý, là con người không cuồng tín vọng ngoại, là con người sống biết ân nghĩa thành tín. Người biết ân nghĩa thành tín tất nhiên biết hiếu đạo, thì chẳng những không bao giờ làm khổ người khác mà còn nghĩ đến cách phải làm sao lợi lạc nhân quần xã hội. Người hiếu đạo nhân đức là người khi thấy tha nhân bất hạnh khổ đau thì lòng xót xa ra tay mở lượng cứu giúp; khi thấy người an vui thì vui mừng; khi thấy người làm việc lành thiện thì tùy hỷ công đức; khi thấy người có hành vi tâm niệm bất thiện thì khuyến hóa cải tà quy chánh, ấy là tâm hạnh của kẻ hiếu đạo theo tinh thần Phật giáoĐặc biệt tinh thần đạo Phật, ban ân không cầu báo đáp. Nhưng thọ ân phải có bổn phận báo đền. Cây kia cho người bóng mát, sông kia cho người nước ngọt, người kia cho bát nước chén cơm lúc lỡ đường mạt vận không cần cầu báo đáp, nhưng bổn phận người uống nước phải nhớ nguồn, ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây. Người tín chủ ủng hộ sư tăngcha mẹ tận tình cho con nguồn sống không mong báo đền, nhưng sư tăng có bổn phận tu hành thành tâm hồi hướng phước đức cho người thí chủ, con có bổn phận dâng lòng hiếu kính mẹ cha.

Người đời cũng như các đạo giáo khác có đề xướng việc báo hiếu bằng cách lo cung cấp vật chất cho cha mẹ hiện đời hoặc cầu hồn cha mẹ về cõi trời cõi tiên khi cha mẹ qua đời. Báo hiếu của đạo Phật đặt nặng cả hai phương diện. Ấy là khi cha mẹ còn sanh tiền và khi cha mẹ quá vãng. Khi cha mẹ còn hiện tiền trên đời thì người con ngoài việc đem tâm thương kính cha mẹ, phụng dưỡng săn sóc cha mẹ về các thứ ăn mặc thuốc thang đỡ đần an ủi ra, còn đặc biệt cố gắng khuyên cha mẹ quy y Tam-Bảo, thọ trì giới pháp, tin nhân quả luân hồitu tâm sửa tánh hành thiện. Nếu gặp phải chướng duyên, cha mẹ không chịu tu tâm hành thiện, tin Tam-Bảo, thì người con vẫn nên ẩn nhẫn thành tâm nguyện cầu Phật lực gia hộtiếp tục uyển chuyển khéo léo tìm cơ hội thuận duyên khuyến hóa cha mẹ cải tà quy chánhphát tâm quy y Tam-Bảo, tin sâu nhân quả luân hồi. Bởi người không tin nhân quả luân hồi thì người đó có thể làm bất cứ tội ác gì, theo đó, nghiệp quả kéo lôi đọa đày vào chốn khổ đau trọn kiếp. Kinh nói: “Giả sử trăm ngàn kiếp đã làm những ác nghiệp thì những nghiệp đó không mất, một khi nhân duyên đến thì phải tự lãnh thọ”.

Thế nên một khi cha mẹ qua đời, thì con cháu đem hết khả năng sẵn có của mình và những của cải cha mẹ còn để lại dồn hết năng lực để lo việc cúng dường Tam-Bảo, trai tăng, làm phước, cúng phát nguyện đoạn kỳ trai giớitụng kinh niệm Phật v.v… tất cả công đức lành nầy đều hồi hướng cho hương linh cha mẹ. Có được như vậy họa hoằn mới hy vọng làm tròn đạo hiếu, mới báo đáp thâm ân cha mẹNếu không làm như thế thì cha mẹ sẽ bị đọa lạc chốn khổ đau, con cháu thiếu bổn phận lớn lao, và từ đó gia đạo khó có cơ phát đạt. Có những bậc cha mẹ bất hạnh gặp phải con cháu vô đạo không có niềm tin Phật phápnên chi khi cha mẹ qua đời, liền bày tiệc thết rượu đãi đằng bạn bè chè chén say sưa, điều nầy chỉ tạo thêm tội lỗi cho cả người chết lẫn kẻ sống.

Đảng phái không trọng hiếu đạo, không tin nhân quả luân hồi là đảng phái tàn ác, sẽ tự đưa đến chỗ băng hoại. Tôn giáo không trọng hiếu đạo, không kính thờ cha mẹ, không tin nhân quả luân hồi là tôn giáo không thích hợp chân lý, không phù hợp nhân bản đạo đức, là phản khoa học, là sức cản trở sự tiến bộ của nhân loại, tạo vô vàn tang tóc cho loài người, khiến cho người nhân trí hoài nghi và tôn giáo đó khó tránh khỏi bị đào thải suy thoái. Với giáo lý sáng chói của đạo Phật, qua lăng kính thực nghiệm của khoa học, dưới hào quang rạng rỡ của chân lý chứng đắc, nếu văn minh nhân loại được hướng dẫn trong tinh thần trí huệ từ bi hỷ xả bình đẳng của đạo Phật thì nhân loại tất sẽ được hưởng thanh bình an lạc của thiên đàng cực lạc ngay cõi trần gian nầy. Nhưng thực tế trần gian vẫn dẫy đầy nghiệt ngã khổ đau, chính do cá nhâncộng đồng, đảng phái, tôn giáo không tin sâu nhân quả luân hồi nghiệp báo, không tôn trọng hiếu đạo báo đáp ân nghĩa. Do vậy mà tạo ra lắm điều phiền khổ cho nhau.

Đạo hiếu là đạo nhân bản, là đạo thánh hiền. Thế nên hiếu với cha mẹ thì thuận với anh em và hòa với làng nước. Người chân chính thực hành hiếu đạo có thể chịu cái khổ trước người, hưởng cái vui sau người. Đem hiếu hòa xây dựng cuộc đời để người và mình cùng chung hưởng hạnh phúc tiến bộ thanh bình an lạc. Nên Bồ-Tát-Giới Kinh nói: “Hiếu là giới, cũng gọi là đạo, là chuỗi anh lạc, là hương trang nghiêm vi diệu” có công năng đưa người trở về sống với đặc tánh nhân bản, và xây dựng cuộc đời an lạc hướng đến chân thiện mỹ. Thế nên, hiếu là chất liệu phát triển tình yêu quê hương, yêu đồng bào nhân loạiyêu đạo lý làm người, yêu cuộc đời, yêu lời thơ tiếng hát nhân tình.

Mẹ ơi! Nhớ nước nhớ nguồn
Thương quê, yêu đạo, con còn làm thơ.

Dù niệm Phật ăn chay hay đến cả cạo tóc làm tăng mà tâm lăng xăng theo danh lợi hơn thua, thì chẳng những không lợi ích gì cho nhân quần xã hội mà ngay cả bản thân cũng chẳng được thăng tiến lương thiện, nói chi đến chuyện đền đáp bốn ân, cứu giúp ba đường.



Có phản hồi đến “5. Hiếu Trong Đạo Phật”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com