Trong hành trình của chúng ta để tìm hiểu mục đích và giá trị của cuộc sống – hay đạt được sự tự chủ bắt đầu từ giây phút chúng ta vừa sinh ra. Nó đòi hỏi sự cam kết xây dựng tính kiên nhẫn, kỷ luật và nhận thức.

Trong hành trình của tôi trở thành một cao tăng của Thiếu Lâm Tự, tôi đã trải qua 30 năm để học và thực hành sự tương tác giữa thân và tâm. Đây là một phần cần thiết trong triết lý và văn hóa võ thuật của Thiếu Lâm bắt đầu từ hơn 1500 năm về trước.

Một trong những giáo lý quan trọng là “năm chướng ngại cho sự tự chủ”. Đây là các trạng thái cốt lõi của tâm ngăn cản chúng ta nhìn thấy một cách rõ ràng, đưa qua các quyết định sáng suốt và đạt được mục tiêu và sống một cuộc sống hạnh phúc hơn, hài hòa hơn.

1 Ham muốn nhục dục

Ham muốn nhục dục là niềm vui xem kẻ và nó nảy sinh khi chúng ta khao khát một điều gì để kích thích năm giác quan (nhìn, nghe, ngửi, sờ và nếm)

Hãy tưởng tượng bạn trải qua tuần vừa rồi để tập luyện chạy bán marathon. Nhưng trong tuần thứ hai, bạn bị ngăn trở bởi điện thoại thông minh cầu xin sự chú ý của bạn.

Bạn nhượng bộ và kết thúc bằng việc dành nhiều giờ trên mạng xã hội. Thời gian ban dành để tập luyện hiện nay bị lãng phí. Bạn đã mất dấu vết.

Ham muốn nhục dục không phải luôn luôn xấu. Ý tưởng rằng mọi ham muốn (khỏe mạnh hay không khỏe mạnh) có thể dễ dàng chuyển thành ám ảnh hoặc nghiện ngập làm chúng ta mất tập trung khỏi mục tiêu của mình.

Tu tập để vượt qua sự ham muốn cá nhân: cách duy nhất để chống lại cám dỗ này là nghĩ sâu và cẩn thận về hậu quả của nó. Lần tới khi ham muốn nhục dục trỗi lên, hãy hỏi bản thân: Liệu điều này có giúp hay làm tổn thương tôi trong một thời gian dài? Bằng cách nào?

2. Ý chí xấu

Ý chí xấu trái ngược với ham muốn nhục dục. Nó là trạng thái không muốn gì, bởi vì cảm giác không thích hay phản ứng mạnh về nó. Nó có thể bao gồm một hành động, tình huống hay con người.

Để khắc phục một mối quan hệ không tốt với bạn bè, ví dụ, bạn cần phải ngồi xuống và nói về vấn đề ảnh hưởng đến mối quan hệ. Tuy nhiên vì bạn ghét cuộc đối đầu, ngay cả không hề hung bạo, bạn tránh nói chuyện với nhau. Và bạn tiếp tục như vậy với các mối quan hệ khác.

Cảm xúc tiêu cực (sợ hãi, giận dữ, bực bội) là một phần tự nhiên của cuộc sống. Nhưng nhấn chìm vào chúng ngăn cản chúng ta tiến lên, chúng ta chỉ nói là dính mắc vào trạng thái cảm xúc.

Thực hành vượt qua sự thiếu thiện chí: thay vì bỏ qua sự thiếu thiện chí, điều tra nguồn gốc của chúng. Nếu bạn ghét sự đối đầu, hãy hỏi bản thân vì sao. Có lẽ là vì bạn chưa thành công để tìm ra giải pháp cho sự xung đột. Nghĩ về kinh nghiệm đã qua: Điều gì sao? Điều gì có thể làm khác đi?
Hãy xem đây là một cơ hội để học thêm về bản thân bạn bằng cách để cho những cách thức cũ qua đi và thử nghiệm cách thức mới.

3. Lười biếng và tàn phá

Một trạng thái thụ động dẫn đến sự lười biếng và tàn phá. Nó là kết quả của việc có năng lượng thấp và thiếu ý chí. Lười biếng cũng có thể đến như một dạng của thất bại, tiếc nuối, sự thương hại, suy nghĩ vô ích , tự mãn thậm chí là trầm cảm.

Có lẽ bạn đang trải nghiệm trong nghề nghiệp bởi vì bạn cảm giác không có động lực để làm việc bạn đang làm hay bạn không nghĩ bạn đủ tốt để làm.

Trong Phật giáo, nó thường được mô tả là tự tù đày. Bạn càng cho phép nó kiểm soát tâm và thân của bạn, các bức tường sẽ đóng vào bạn càng nhanh.

Thực hành vượt qua sự lười biếng và sự tàn phá:Như với tất cả các chướng ngại vật, bạn phải xác định điều gì dẫn bạn đến trạng thái tâm thần như vậy. Sau đó nhắc nhở chính bạn về mục tiêu và điều gây cảm hứng đầu tiên. Bắt đầu thực hiện các bước để đẩy qua bức tường; chúng có thể nhỏ và đơn giản như tiếp cận một người cố vấn hay thiền hành.

4. Sự bồn chồn

Sự bồn chồn là trạng thái tâm không được yên tĩnh. Nó thưởng xay ra với những ai liên tục lo lắng hay lo sợ về tương lai hoặc với ai thường đánh giá các hành động của người khác.

Trong Phật giáo, sự bồn chồn thường liên hệ đến “tâm khỉ”. Thường xuyên chuyền từ cành này sang cành khác, không thể chú tâm

Trong thời gian không yên tĩnh, chúng ta trở nên dễ bị tổn thương và có thể hành động theo cách mà chúng ta hối hận sau này, do đó càng gây nên sự trở ngại.

Thực hành vượt qua sự bồn chồn: quán chiếu sự bồn chồn khi nó xảy ra. Tâm của bạn có lẽ bị khuấy động với sự bực bội về một điều gì đó bạn tiếc nuối đã làm tuần trước. Thừa nhận cảm giác này, hiểu nó và để nó đi qua.

Thiền là một trong những phương cách hữu hiệu để vượt qua sự bồn chồn. Điểm then chốt là làm trống tâm bạn về sự lộn xộn bắt bược để bạn có thể tìm được bình an và yên tĩnh ở hiện tại.

5. Nghi ngờ hoài nghi

Nghi ngờ hoài nghi dẫn đến sự do dự và đặt câu hỏi không thể kiểm soát. Sự do dự này như là một bồn nước khuấy với bùn và được đặt trong phòng tối. Sự thiếu ánh sáng và mây mờ làm cho nó khó thấy rõ ràng.

Bạn có thể hỏi khả năng của bạn (Liệu tôi có khả năng làm điều này không? Nếu tôi thất bại thì sao) hay là ý kiến của người hướng dẫn (Ông ấy có thể chưa trải nghiệm đủ. Tôi biết nhiều hơn người ấy) hay là quyết định của bạn (Liệu tôi có đang làm việc đúng không? Nếu điều gì xấu xảy ra thì sao?)

Thực hành vượt qua sự hoài nghi, nghi ngờ: nghi ngờ có thể thật sự là bạn của bạn. Nó có thể tồn tại như là một dấu hiệu mà bạn cần phải dừng lại để xem xét chọn lựa của mình hay nó chỉ ra một điều gì đó (quyết định hay nhiệm vụ được giao) vi phạm các giá trị của bạn.

Chìa khóa là thử thách sự nghi ngờ của bạn. Hỏi bản thân bạn: Liệu lý do đằng sau sự nghi ngờ của bạn có logic và có ý nghĩa không? Hay nó chỉ là sự ngắt kết nối của bạn với mục tiêu của bạn?

Đại sư Shi Heng Yi thuộc dòng thứ 35 của phái Thiếu Lâm. Thầy là một trong những người lãnh đạo của Theieus Lâm Tự nơi thầy dạy võ và các phương pháp để phát triển sự kết nối giữ thân và tâm.

Ngọc Hằng dịch

Theo CNBC



Có phản hồi đến “Năm Lời Khuyên Của Cao Tăng Thiếu Lâm Tự Giúp Cân Bằng Cuộc Sống”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com