Tôm hùm là món ăn được yêu thích với các cư dân vùng biển nhưng liệu việc luộc chúng khi còn sống có nhân đạo không?
Trong điều luật mới, chính phủ Thụy Sĩ đã cấm việc thực hành phổ biến là bỏ các động vật giáp xác vào nước sôi khi chúng còn tỉnh táo.
Động thái này xem như là phản ứng từ một vài nghiên cứu khuyên rằng tôm hùm có thể cảm nhận được hệ thần kinh cấp cao và sẽ cảm thấy đau đớn.
Từ tháng 3/2018, tôm hùm được chuẩn bị ở Thụy Sĩ cần phải được làm bất tỉnh trước khi làm cho chúng chết hay chết ngay lập tức. Chúng cũng cần phải có sự bảo vệ trong quá trình vận chuyển.
“Các loại động vật giáp xác, bao gồm cả tôm hùm sẽ không còn được vận chuyển trên đá hay nước đá. Các loài động vật hải sản cần phải được giữ trong môi trường tự nhiên.” Theo điều luật mới từ Swiss Info. “Động vật giáp xác hiện nay cần phải được làm choáng trước khi bị giết chết.”
Điều luật mới đến từ một cuộc thức tỉnh của luật nước Ý gần đây rằng tôm hùm không được giữ trên đá trong các nhà bếp nhà hàng.
Quyết định của Thụy Sĩ được giáo sư Robert Elwood, giáo sư hàng đầu về sinh thái, tiến hóa, hành vi và kinh tế môi trường tại đại học Queens, Belfast tán thán.
Giáo sư Elwood đã tiến hành hàng loạt thí nghiêm cho thấy các loài giáp xác có cảm giác và nếu luộc chúng khi còn sống là vô nhân đạo
“Với những thông tin mà chúng ta biết, rất có khả năng động vật sẽ đau đớn. Chúng ta bảo vệ chim và động vật có vú, và hiện nay chúng ta có rất ít sự bảo vệ đối với các loài động vật giáp xác – tôm hùm và cua và câu hỏi đặt ra là sự khác nhau này là gì?”
Nghiên cứu của giáo sư Elwood cho biết loài động vật giáp xác sẽ đưa ra quyết định sinh tử khi bị đau. Trong các thí nghiệm, những con cua đã nhanh chóng từ bỏ mai khi tiếp xúc với một luồng điện gây giật cao.
“Chúng thật sự từ bỏ nguồn sống quý giá nhất có ý nghĩa với cuộc đời mình để thoát khỏi các kích thích độc hại.” Giáo sư Elwood giải thích.
Vị giáo sư cho biết ông rất vui khi chính phủ xem xét dữ liệu và đưa ra sự thay đổi sau đó.
“Đây là một bước tiến tích cực, người Thụy Sĩ đang nhìn ra vấn đề tiềm tàng và cố gắng đương đầu với nó.” Ông cho biết.
Tuy nhiên với giáo sư Elwood, đây chỉ là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề này.
“Tôi không biết có bao nhiêu con tôm hùm bị luộc ở Thụy Sĩ mỗi năm, nhưng có lẽ chỉ là một lượng nhỏ so với hàng tỷ hàng tỷ con vật giáp xác được sử dụng mỗi năm trong chuỗi thức ăn của con người.” Ông cho biết.
Luật mới không có nghĩa là sẽ lấy tôm hùm ra khỏi thực đơn. Có nhiều phương pháp giết chúng nhưng được xem là nhân đạo hơn mà các đầu bếp Thụy Sĩ có thể sử dụng.
“Với một đầu bếp kinh nghiệm, sử dụng một con dao lớn, bén đặt đúng vào chỗ đầu con tôm hùm và cắt dọc theo sống lưng – có thể giết chết con tôm hùm nhanh chóng và hiệu quả và có lẽ là cách nhân đạo nhất trong một cuộc giải phẫu nhỏ.” Giáo sư Elwood cho biết.
Giáo sư Elwood cũng chỉ ra một thiết bị gọi là Crustastun, có thể phá hủy hệ thần kinh của con tôm tùm.
Ông hy vọng không chỉ giảm việc luộc mà còn cắt khi con vật còn sống. “Tôi đặt câu hỏi về việc sử dụng điều đó trong xã hội hiện đại.”
Thời gian sẽ cho biết liệu các quốc gia khác có noi gương theo Thụy Sĩ hay không.
Ngọc Hằng dịch
Theo cnn.com