Mathieu Ricard là một nhà sư Phật giáo và là tác giả có số lượng sách bán chạy nhất thế giới về lòng vị tha, quyền động vật, hạnh phúc và trí tuệ. Các nỗ lực về nhân đạo của Ngài đã giúp quê hương Ngài trao tặng huân chương quốc gia Pháp cho Ngài về công đức (Nơi ở của Ngài là ở một tu viện tại Nepal). Ngài là thông dịch viên tiếng Pháp của Đức Dalai Latma và có bằng tiến sĩ về di truyền tế bào học. Vào đầu những năm 2000, các nhà nghiên cứu tại trường đại học Wisconsin đã cho thấy sóng gamma ở não Ngài Ricard, sóng não liên hệ đến việc học hành, chú tâm và trí nhớ - có mức độ khác biệt rõ rệt đến nổi truyền thông đã đặt tên cho Ngài là “người hạnh phúc nhất thế giới.”

Sau đây là cuộc phỏng vấn của Ngài với báo New York Times

Tôi đã thiền hai lần một ngày trong 15 năm và tôi cảm thấy nó giúp cải thiện khả năng kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc thay vì để chúng kiểm soát tôi. Nhưng vẫn có lúc tôi bước qua một cái gương và cảm thấy ghê tởm bản thân tột độ. Hoặc tôi bực bội vì những thứ ngớ ngẫn như tìm chỗ đậu xe. Liệu những thứ này có qua đi không?

Dĩ nhiên, chúng có thể, chắc chắn như vậy. Bạn biết tôi đã từng nói trên báo India Today Conclave. Họ nói “liệu Ngài có thể chia sẻ cho chúng tôi ba bí quyết hạnh phúc?” Tôi nói “Đầu tiên, không có bí quyết. Thứ hai, không chỉ có ba điểm. Thứ ba, nó cần cả cuộc đời nhưng đó là điều đáng giá nhất bạn có thể làm.” Tôi hạnh phúc vì cảm thấy tôi đã đi đúng đường. Tôi không thể tưởng tượng cảm giác thù ghét hay muốn ai đó đau khổ.

Nó không phải là điều tốt nhất để nói nhưng tôi có thể dễ dàng tưởng tượng việc muốn ai đó đau khổ. Làm thế nào để chúng ta giải quyết các thái độ trái ngược một cách hài hòa trong thế giới mà cảm giác các cực độ tăng lên? Ý tôi là Đức Dalai Latma có thể nói về Vladimir Putin mọi thứ Ngài muốn nhưng Putin sẽ không nói “Sự từ bi của Ngài đã thay đổi tôi.” Một lần, rất lâu rồi, có ai đó đã nói với tôi rằng, ai là người bạn muốn dành thời gian 24 tiếng một mình với? Tôi nói đó là Saddam Hussein. Tôi nói “Có lẽ, có lẽ một sự thay đổi nhỏ trong ông ấy là có thể” Khi chúng ta nói về từ bi, bạn muốn mọi người tìm thấy hạnh phúc. Không có ngoại lệ. Bạn không thể chỉ làm điều đó cho những ai gần gũi với bạn. Nó là toàn cầu. Bạn có thể nói Putin và Bashar Alassad là cặn bã của nhân loại và đúng như vậy. Nhưng từ bi là khắc phục sự đau khổ và nguyên nhân gây đau khổ. Nó giống như thế nào? Bạn có thể ước muốn rằng hệ thống cho phép ai đó như vậy thay đổi. Tôi thỉnh thoảng tưởng tượng Donald Trump sẽ vào bệnh viện, chăm sóc mọi người, mang người nhập cư vô nhà ông ấy. Bạn có thể ước rừng sự tàn ác, thờ ơ và lòng tham có thể biến mất khỏi tâm trí mọi người. Đó là từ bi. Đó là sự công bằng.

Nhưng vì sao từ bi phải phổ quát?

Bởi vì nó khác với sự đánh giá về đạo đức. Nó không ngăn cản bạn nói về những kể tâm thần biến đi, rằng họ không có trái tim. Nhưng từ bi là chữa lành sự đau khổ dù với bất cứ hình tướng hay do ai gây ra. Vì thế chủ thể của từ bi ở đây là gì? Nó là thù hận và người đang bị thù hận chiếm quyền. Nếu ai đó đánh bạn bằng cây, bạn không giận cái cây mà bạn giận người đánh bạn. Những người mà chúng ta đang nói như cây gậy trong tay của sân hận và vô minh. Chúng ta có thể đánh giá hành động của một người tại một thời điểm nhưng từ bi là mong muốn rằng khía cạnh của đau khổ và nguyên nhân gây đau khổ được khắc phục.

Vậy các giới hạn của từ bi là gì? Liệu nổ tung một đường ống có xem là một hành động từ bi?

Chúng ta đã thải luận rất nhiều trong các cuộc gặp với Đức Dalai Latma tại thời điểm Kosovo mà chúng tôi gọi là “bạo lực giải phẫu”

Nhưng vấn đề là nếu nó tạo nên một chuỗi các hành động dẫn tới xung đột cả hai phía. Cũng vậy, nếu thùng không tốt, tất cả táo sẽ bị hư và hệ thống phải thay đổi. Bạn có thể thấy sự chia rẽ sâu sắc hiện nay ở Mỹ là do sự thiếu hiểu biết. Vọng tưởng gây nên đau khổ. Nếu bạn có thể loại bỏ nó, điều đó sẽ giảm đau khổ ở rất nhiều dạng.

Cả một thời gian dài, mọi người thường gọi Ngài là người hạnh phúc nhất thế giới. Ngài có cảm thấy hạnh phúc không?

Đó chỉ là một trò đùa thôi. Chúng ta không thể biết mức độ hạnh phúc thông qua khoa học thần kinh. Đó là một cái tên hay cho các nhà báo sử dụng nhưng tôi không thể từ bỏ nó. Có lẽ là trong quan tài của tôi, nó sẽ nói “nằm đây là người hạnh phúc nhất thế giối.” Dù sao đi nữa, tôi tận hưởng mọi giây phúc của cuộc sống nhưng dĩ nhiên cũng có những giây phúc rraats buồn, đặc biệt là khi bạn thấy quá nhiều sự đau khổ. Nhưng điều này sẽ khơi dậy lòng trắc ẩn và nếu nó khơi dậy lòng trắc ẩn, bạn sẽ mạnh mẽ hơn, khỏe mạnh hơn và có con đường ý nghĩa hơn cho nhân loại. Đó là điều mà tôi gọi là hạnh phúc. Nó không phải là là lúc nào bạn cũng nhảy cẫng lên vì hạnh phúc. Hạnh phúc giống như đường cơ sở của bạn. Nó là nơi bạn đến sau khi lên và xuống, vui vẻ và khổ đau. Chúng ta nhận thức thậm chí còn mãnh liệt hơn- cảm giác tồi tệ, thấy ai đau khổ - nhưng chúng ta giữ cảm giác này rất sâu sắc. Đó là cái thiền mang đến.

Ngài có bao giờ cảm thấy tuyệt vọng không?

Không bao giờ. Chúng ta có thể cảm thấy buồn nếu chúng ta thấy ai đau khổ nhưng buồn không chống tại cảm giác an khỏe tinh thần hay viên mãn vì buồn đi với lòng trắc ẩn, buồn đi với quyết tâm khắc phục nguyên nhân. Tuyệt vọng: Bạn đã ở tận cùng hố sâu, không có đường ra. Đó là thuyết định mệnh. Nhưng đau khổ đến từ nguyên nhân và điều kiện. Những điều đó là vô thường và vô thường là thứ cho phép thay đổi.

Ngài trả lời câu hỏi của tôi về tuyệt vọng là “không bao giờ” nghĩa là Ngài có sự lựa chọn nhận thức về cảm giác của Ngài – liệu Ngài có theo đuổi hay không dựa trên các giá trị của chúng. Điều đó không phải ai cũng có khả năng làm được. Ngoài việc trở thành một nhà sư, liệu người khác làm thế nào để phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc của họ như Ngài có thể?

Cảm xúc là như các đặc tính của cảnh quan tinh thần: Chúng có thể thay đổi. Chúng ta có thể trở nên quen thuộc với quy trình của chúng; chúng ta có thể nắm bắt chúng sớm hơn. Nó như khi bạn thấy một kẻ móc túi trong phòng: À, hãy cẩn thận. 2500 năm khoa học chiêm nghiệm và 40 năm khoa học thần kinh mọi thứ đều cho bạn biết chúng ta có thể thay đổi. Bạn được sinh ra không phải biết viết báo. Bạn biết đó là nỗ lực của sự cố gắng. Vì thế làm sao hầu hết phẩm chất chính của con người đều bắt đầu từ trong đá? Điều đó sẽ là một sự ngoại lệ hoàn toàn với những kỹ năng chúng ta có. Đó là vì sao tôi thích ý tưởng của Richard Davidson rằng hạnh phúc là một kỹ năng. Nó có thể hiện diện sâu hơn trong khung cảnh tinh thần của chúng ta. Chúng ta đương đầu với tâm của mình từ sáng đến tối nhưng chúng ta dành rất ít thời gian để chúng tâm vào sự cải thiện cách chúng ta thông dịch các điều kiện ngoại cảnh, tốt hay xấu thành hạnh phúc hay tồi tệ. Và điều quan trọng là vì điều đó quyết định trải nghiệm hàng ngày của chúng ta với thế giới.

Nhưng nếu chúng ta giải thích với ai đó, họ vẫn sẽ nói làm sao tôi thay đổi? Liệu câu trả lời có phải chỉ đơn giản là “hãy bắt đầu nghĩ về lòng từ bi?”

Khi bạn trong giây phút tình yêu không điều kiện, cho một đứa bé, nó lấp đầy tâm bạn trong 30 giây, hoặc một phút rồi sau đó biến mất. Chúng ta đều trải nghiệm cảm giác này. Sự khác biệt duy nhất là hiện giờ là sự trao dồi theo một cách khác. Làm nó kéo dài hơn. Hãy yên tĩnh với nó trong 10 phút, 20 phút. Nếu nó biến mất, cố gắng mang trở lại. Cho nó sự sống và hiện diện. Đó chính là những gì thiền định nói đến.Nếu bạn làm điều đó 20 phút mỗi ngày, hoặc 3 lần một tuần, điều này sẽ kích hoạt sự thay đổi.

Ai làm Ngài lo lắng bực bội ở Tu viện?

Tôi lo lắng bực bội? Một lần ở New York, khi tôi đang quảng bá cho một quyển sách của mình, một cô ký giả đã hỏi “Điều gì thật sự làm Ngài vô cùng muộn phiền khi đến New York? Tôi nói “Tại sao cô cho rằng có điều gì làm tôi muộn phiền?” Nó không phải là điều gì đó làm tôi muộn phiền mà là làm sao để thấy con đường tốt nhất để tiến đến. Paul Ekman từng hỏi tôi có nhớ khi tôi giận dữ là như thế nào. Tôi phải quay trở lại cách đây hơn 20 năm: Tôi có một cái máy tính mới, cái đầu tiên, ở Bhutan và một nhà sư không biết đó là gì. Ngài ấy đi qua với một tô đầy bột chiên và làm rớt lên máy tính. Vì thế tôi nổi điên lên và sau đó Ngài ấy nhìn tôi nói “Haha, thầy nổi giận rồi!” Đó là như vậy. Tôi luôn phẫn nộ về những điều cần khắc phục. Sự phẫn nộ có liên quan đến lòng trắc ẩn. Giận dữ có thể thoát khỏi sự ác tâm.

Không phải rút gọn 2500 năm khoa học chiêm nghiệm thành một câu đơn giản nhưng có một câu duy nhất nào Ngài khuyên mọi người nên nhớ trong đầu có thể giúp họ khi họ đi qua các thử thách cuộc sống?

Nếu bạn có thể, hãy cố gắng trao dồi phẩm chất ấm áp của con người, mong muốn thực sự cho người khác hạnh phúc và đó là cách tốt nhất để thực viên mãn hạnh phúc của riêng bạn. Đây cũng là trạng thái hài lòng nhất của tâm. Những ai tin vào sự ích kỷ và nói “Bạn làm như vậy vì bạn cảm thấy hài lòng về điều đó” – điều này quá ngớ ngẫn. Vì nếu bạn giúp người khác mà không quan tâm gì cả, bạn sẽ không cảm nhận gì cả. Muốn tách biệt việc làm gì cho ta ngoài cảm giác tốt cho bạn như là cố gắng làm một cây nến cháy sáng mà không có sự ấm áp. Nếu chúng ta cố gắng một cách khiêm tốn, với một ít hạnh phúc để nâng cao lòng nhận thức của mình, đó là cách tốt nhất để có một cuộc sống tốt. Đó là lời khuyên khiêm tốn nhất mà tôi có thể đưa ra.

Điều khôn goan nhất mà Đức Dalai Latma từng nói với Ngài là gì?

Tôi nhớ khi tôi ra ngoài sau một năm tu tập để chăm sóc ba tôi. Lúc ấy tôi là thông dịch viên cho Đức Dalai Latma ở Bỉ. Vì thế tôi nói với Ngài “Con sẽ trở lại khóa tu. Lời khuyên của Ngài cho con là gì?”Ngài nói “Ban đầu, thiền về lòng từ bi; lúc giữa, thiền về lòng từ bi, sau cùng, thiền về lòng từ bi.”

Xin lỗi, có phải Ngài mang đồng hồ của Apple?

Đúng

Vì sao một nhà sư cần đồng hồ Apple?

Tôi đi bộ trong rừng. Tôi cố gắng đếm 10 ngàn bước để khỏe mạnh ở tuổi 77. Tôi không làm phỏng vấn nhiều nữa nhưng khi tôi phỏng vấn, tôi thường không mang vì điều đầu tiên họ sẽ nói “Vì sao Ngài mang đồng hồ Apple?”

Tôi nhận thấy đây là một câu hỏi mà không ai trên con đường giác ngộ sẽ hỏi nhưng nói chung, có phải tôi đang đi đúng đường không?

Bạn? Đúng. Ý tôi là bạn không thể khám lâm sàng nhưng tôi cảm thấy bạn đồng cảm với những ý tưởng mà tôi yêu thích. Vì thế đó là dấu hiệu tốt.

Tôi sẽ nhận nó.

Nếu bạn nói, đó đều là rác rưởi. Bạn biết đấy có lần một nhà báo người Pháp rất hoài nghi và anh ta nói với tôi “Điều mà trở thành một người tốt hơn và những thứ như vậy, đó đều là chính trị của giao dịch khắc nghiệt. “Tôi không hiểu điều anh ta nói là gì. Nhưng những gì tôi muốn nói là “Bạn thân yêu của tôi, nếu thực sự cố gắng trở thành một người tốt và làm điều tốt, nếu đó là chính trị giao dịch khắc nghiệt thì tôi sẽ vô cùng hạnh phúc dành cả đời trong sự giao dịch khắc nghiệt ấy.”

Ngọc Hằng dịch

Theo New York Times



Có phản hồi đến “ Nhà Sư Mathieu Ricard- Người Hạnh Phúc Nhất Thế Giới Chia Sẻ Ba Nguyên Tắc Của Cuộc Sống”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com