VẤN: Con tham gia hộ niệm trong Ban hộ niệm của một ngôi chùa khá lớn. Ngày ngày, sau thời khóa tu hành, mỗi khi ở đâu cần trợ niệm thì chúng con lại đi bất kể giờ giấc. Theo con được biết, việc trợ niệm không chỉ giúp cho người sắp mất được có cơ hội vãng sanh mà cũng là cách để cho mình tu tập được tốt, sau này người đã vãng sanh có thể quay trở lại độ mình về Tây Phương. Tuy nhiên gần đây, khi thực hiện một số ca hộ niệm, một số bạn tu của con lại bị vong nhập, có khi còn đuổi đánh chúng con. Các anh chị Trưởng Ban hộ niệm bảo đó là do oan gia trái chủ họ đến phá nên các anh chị khai thị để họ cảnh tỉnh, cùng niệm Phật để vãng sanh thì họ nghe lời và không bị phá nhưng đôi khi một số vẫn không chịu nghe. Có vài anh chị còn chấp nhận để cho vong nhập vì bảo như thế sẽ dễ độ cho họ và để họ được tu. Con hoang mang không biết liệu vong xuất, vong nhập như thế có thật không và làm sao để hóa giải? Con rất sợ bị vong nhập dù con niệm Phật nhưng không biết liệu con tiếp tục trợ niệm có bị nhập không và làm thế nào để tránh chuyện này? Việc dùng thân để cho vong nhập như thế có đúng với pháp Phật không? Tại sao người sắp lâm chung lại thường có nhiều vong theo bám? Con xin cảm ơn Sư ạ.


ĐÁP:

Ban hộ niệm là tổ chức có sự tham dự của nam nữ Phật tử thật nghiêm túc, mới đầu chỉ tổ chức cho Phật tử niệm Phật trợ duyên cho người qua đời, các lễ cầu siêu hay cầu an thông thường. Nhưng càng về sau trở thành Đạo tràng, là một họp chúng tu hành có khi cũng lắm miên mật, siêng năng thọ Thập thiện giới, Bồ tát giới, tam tụ tịnh giới, phát tâm tụng kinh bộ Pháp Hoa, Phổ Hiền, Dược Sư, Địa Tạng…

Tại Việt Nam hiện nay những Phật tử tham gia Ban hộ niệm, không luận già trẻ, nam hay nữ nhưng các vị đó phải có thời gian rổi rảnh hơn những Phật tử khác, siêng năng cần mẫn, chuyên làm các việc lành, lánh xa các điều ác. Cầu quả vị trong tương lai thoát cảnh sanh tử luân hồi.

Sư thật sự tâm đắc với các gia đình Phật tử, quý vị Phật tử, Đạo tràng Phật tử, các vị không những chỉ cúng dường tứ sự cho chư Tăng Ni, cúng dường xây dựng chùa, hộ trì cho chư Tăng Ni tu học trong chốn thiền viện, tu viện, các chùa lớn hay trong các trường Học viện Phật học hiện nay (tu phước). Ngoài ra, các Phật tử còn tổ chức đạo tràng gồm trên mười anh em, chị em, mỗi tuần tập chúng tụng kinh cầu an tại nhà Phật tử hội viên, tuần lễ kế tiếp đến nhà khác, và tuần lễ kế tiếp đến nhà khác, cứ như thế mà luân phiên tụng kinh niệm Phật (tu huệ). Đạo tràng nầy xuất phát từ Phật tử Quan Âm tu viện từ 10 năm qua; cho đến nay được phân ra thành Đạo tràng Phật tử Quan Âm tu viện tại Tp.Hồ Chí Minh, Đạo tràng Phật tử Quan Âm tu viện tại tỉnh Bình Dương, Đạo tràng Phật tử tại tỉnh Đồng Nai. Tổ chức Đạo tràng như thế sẽ giúp ích cho các gia đình Phật tử có cơ sở gặp nhau và sống gắn bó trong cộng đồng, lục hòa đúng nghĩa người con Phật. Trong số nam nữ Phật tử các Đạo tràng Quan Âm tu viện, đâu có vong nào nhập đâu? Lý do các vị giữ giới và lo tụng kinh niệm Phật, chánh niệm, không có thời gian rỗi rãnh cho “vong nhập”.

Vong nhập:

Trong cuộc sống, người ta vẫn thường nói đến những câu chuyện “vong nhập”, “ma nhập”, lấy người sống để áp vong người chết, làm cho dương thế “giao lưu” với âm phủ? Đó có thực sự là câu chuyện có thật hay không thì vẫn là câu hỏi xưa nay chưa có lời giải đáp một cách thỏa đáng. Không phải chờ đến khi các trung tâm tìm mộ với chiêu “áp vong” người chết mọc lên như nấm thì người ta mới nói nhiều về việc “vong nhập” vào người, mà những câu chuyện ấy đã tồn tại trong dân gian từ lâu nay.

Vong nhập hay bệnh tâm thần?

Theo bác sĩ Trần Văn Cường, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương Việt Nam thì vong nhập, lên đồng… là một trạng thái tâm lý đặc biệt, một trạng thái bệnh lý xuất phát từ vô thức một nhóm bệnh nằm trong bảng phân loại về các loại bệnh tâm thần đã được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào mục F44.3. Một người bị vong nhập tức là người đó không bình thường, có vấn đề về thần kinh hoặc tâm thần (nhẹ hoặc nặng). Theo Sư thì vong nhập thuộc về “hoang tưởng”, rối loạn tâm thần, “hoang tưởng” phần thức tâm nhạy cảm về vấn đề vô hình, chuyện ma trong đó có chuyện “vong người chết nhập người sống”, nói đến vong thì người sống nghĩ đến “ma”, người ở bên kia thế giới về đây nhập vào người ở địa cầu. Việc nầy hôm nay từ một chuyện “hoang tưởng” trở thành “quán tính”, nhưng thực chất là không thật.

Con người mới sử dụng khoảng 8% - 9% khả năng bộ não nên khả năng tiềm ẩn còn rất nhiều. Mọi thông tin trong cuộc đời chỉ cần một lần nghe, nhìn, được chứng kiến, trải nghiệm thì bộ não đều ghi nhận và lưu lại, có điều nó lưu ở đâu, ở phần nào của bộ não? Trong những trường hợp, trạng thái phù hợp tất cả những thông tin, dữ liệu, cảm xúc con người từng trải nghiệm lập tức được bộ não tái tạo lại cực nhanh. Bộ não còn tự tạo ra những hình ảnh, âm thanh và những cảm xúc hoàn toàn ảo (như trong giấc mơ). Vì vậy việc biểu diễn lại những động tác, những sở thích, giọng nói… là thói quen của người đã mất (khi áp vong) là quá đơn giản. (theo Tin Mới - Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển sức khỏe Thể Tâm Trí)

Có thể nói áp vong là một hình thức của thôi miên, là một nấc thang mới của thủ đoạn lừa đảo đối với những người nhẹ dạ cả tin và niềm tin thái quá vào tâm linh.

Làm sao tránh vong nhập?

Chuyện “vong nhập” hay “vong nhập” vào một người nào đó có sướng ít gì đâu Bạn ơi, “vong nhập” trước nhất làm mất tác phong người Phật tử, tạo điều kiện cho quỷ nhập ma ám, trở thành một chuyện hoang đường “nước lã khuấy nên hồ”, chuyện “ngàn lẽ một đêm”, người dương thế chẳng ai biết gì? Mãi cả tin trở thành một nhóm truyền đạt nhau chuyện “mê tín dị đoan” rồi đi phổ biến trong quần chúng nhẹ dạ. Tại Quan Âm tu viện, từ 54 năm qua, tiếp xúc với người bị “vong nhập” là việc bình thường, cần có sự khéo léo sách tấn người bị “vong nhập” quy y tam bảo, thọ trì ngũ giới cấm. Khi đã là Phật tử, tinh chuyên tụng kinh, niệm Phật, giữ chánh niệm, tụng kinh niệm Phật, biết tập lần ăn chay, nhẫn đền ăn trường chay, làm lành lánh dữ… nếu người ấy hồi đầu giác ngạn và đồng ý chấp nhận với lời khuyên của Đức Tôn sư thì lúc bấy giờ không còn bị “vong nhập” hay “ma dựa”, người ấy trở lại tươi trẻ yêu đời bình thường.

Tóm lại, chỉ có giữ giới luật Phật thì “vong” không bén mãn đến các Bạn, nếu các Bạn dễ duôi với chính mình, mất chánh niệm thì trở thành trung tâm của “trò cười” trong làng học Phật!

Tai sao người chết có nhiều vong đeo bám?

Lẽ dĩ nhiên, “vong” thuộc âm chất, thế giới vô hình, người chết không còn mang thân tứ đại, tức là thuộc cõi âm. Tuy nhiên theo quan niệm nhà Phật, người chết sau 49 ngày đã đi theo nghiệp thức “tái sanh” vào thế giới khác, thuộc cửu giới chúng sanh.

Các nhà “áp vong” bịa đặt chuyện “hoang tưởng” cho thành việc, chứ chẳng có “vong” nào tồn tại để có “nhiều vong” đeo bám “người chết” Bạn ạ!

Nam Mô A Di Đà Phật.



Có phản hồi đến “Tại Sao Người sắp Lâm Chung Thường Có Nhiều Vong Bám? Làm Thế Nào Để Tránh Vong Nhập?”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com