Khi Ấn Độ đang đạt điểm cao trong du lịch, đất nước này đang làm việc về du lịch Phật giáo. Điều này có nghĩa là thu hút Phật tử từ các quốc gia, bao gồm Nhật Bản để tăng lượng du khách nước ngoài. Ngoài việc tổ chức hội nghị Phật giáo quốc tế, Ấn Độ cũng tìm cách phát triển con đường Phật giáo để kết nối các thánh tích quan trọng trong đất nước này.
Suman Bila, thư ký của bộ du lịch cho biết “Chúng tôi nhận được rất ít khách du lịch Phật giáo, chỉ khoảng 0.005% tổng số Phật tử trên toàn thế giới mặc dù là điểm đến trọng yếu cho các cuộc hành hương của hàng triệu tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới. Ý tưởng là nếu chúng tôi có thể loại bỏ đi một con số 0 và biến thành 0.05%, nó sẽ mang đến hàng tỷ đô la cho nền công nghiệp du lịch của chúng tôi.”
Theo các bản báo cáo từ các quan chức của bộ du lịch, năm dự án được chấp thuận với giá trị 3.63 tỷ INR
Cả Ấn Độ và Nhật Bản đang muốn tăng gấp ba số lượng khách du lịch người Ấn Độ và người Nhật Bản trong 5 năm tới và thúc đẩy song phương về du lịch. Quảng bá du lịch Phật giáo là một trong những sáng kiến để khai thác ngành du lịch Nhật Bản. Thật sự, văn phòng du lịch Nhật Bản ở Tokyo đã tài trợ cho các chuyến thăm viếng của những nhà điều hành, lãnh đạo ý kiến và ngay cả phóng viên. Họ đã tham dự vào hội nghị Phật giáo quốc tế vào năm 2014.
Vào năm 2016, lượng khác du lịch Nhật Bản đạt được 208,846 người trong khi số lượng ấy chỉ khoảng 29,032 người vào năm 1981.
Các thánh tích Phật giáo nổi tiếng của Ấn Độ nơi khách du lịch Nhật Bản thường đến là Nalanda, Câu Thi Na, Bồ Đề Đạo Tràng, Sarmath, Rajgir, Sanchi, Hang Ajanta, Dharsamshala và Dhauli.
Ngọc Hằng dịch
Theo Timeoffindia.com