Lão Tử nói rằng:

"Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân;

Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn?"

Dịch là:

"Ta có họa lớn vì có thân này,

Thân ta chẳng có thì họa sao còn?"

Con người có đủ thứ chấp trước song không chịu xả bỏ là do bị nhốt trong chuồng Ngũ Uẩn. Vì không thoát đặng nên ở trong vòng Ngũ ấợm này mà phát sinh đủ thứ chấp trước, đủ thứ phân biệt, đủ thứ vọng tưởng, không tài nào thoát khỏi sinh tử được.

Trong Phật Giáo nói về Khổ thì khi trước tôi đã nói về Tam khổ rồi; bây giờ nói về Bát khổ. Bát khổ này bao quát tám loại; thực tế không phải chỉ có tám khổ thôi, mà có vô lượng vô biên nỗi khổ.

Bát khổ là gì? Đó là: Sinh, lão, bịnh, tử khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng hội khổ, Ngũ ấợm xí thạnh khổ, Cầu bất đắc khổ. Tám cái khổ này làm hại con người trên thế gian nhiều lắm.

1. Sanh khổ: Con người sinh ra là đã chịu khổ nạn vô cùng rồi. Khi còn trong bụng mẹ, mẹ ăn đồ lạnh thì con cảm giác như là ở trong núi tuyết vậy; mẹ ăn đồ nóng thì con tưởng như ở trong núi lửa vậy. Rồi đủ chuyện không như ý phát sinh. Đến lúc sinh ra thì cũng như bi ép giữa hai hòn núi vậy; nên con nít sinh ra là khóc oa oa: "Khổ quá! Khổ quá!" Đó là vì con nít muốn than khổ nhưng không biết nói nên chỉ khóc.

Nếu con người không có thân thể thì không có cảm giác đau khổ gì cả, nhưng khi có thân thể thì có đủ thứ cảm giác thống khổ. Nên lúc sinh ra cũng giống như lúc con rùa bị rứt khỏi mu vậy. Thống khổ khó mà nhẫn nại được.

2. Tử khổ: Có sinh thì phải có chết. Lúc chết thì Tứ Đại phân tán, bị gió nghiệp thổi đi. Đau khổ đó thật khó mà diễn bày được.

3. Bịnh khổ: Thân thể con người do đất, nước, gió, lửa giả hợp mà thành. Nếu lửa nhiều thì nước ít, nếu gió nhiều thì đất ít, nếu nước nhiều thì lửa ít. Tứ Đại không điều hợp, không quân bình thì tự nhiên sinh bịnh; có bịnh thì có đau đớn.

Con người mà đầu đau, chân nhức hoặc là tay, lưng, tỳ, vị, thận,... sanh bịnh đều có nguyên nhân của nó. Nếu kẻ nào mà hiếu sắc thì thận dễ bị bịnh; kẻ tham tài thì tim dễ bịnh, kẻ thích nóng giận thì gan rất dễ bịnh, kẻ nào buồn phiền thì phổi dễ sinh bịnh, kẻ nào lòng chứa oán ghét thì tỳ dễ sinh bịnh. Tâm, can, tỳ, phế, thận có bịnh đều do hận, oán, não, nộ, phiền sinh ra. Người có tâm sân hận thì hại trái tim, người có tâm oán nặng thì hại tỳ, người có lòng buồn rầu lo lắng thì hại phổi, người có lòng nóng giận nhiều thì hại gan, người có lòng phiền nhiều thì hại thận. Nên Bốn Đại không điều hợp thì do hận, oán, não, nộ, phiền, và thất tình tác quái. Nếu vui nhiều quá, oán hận nhiều quá, buồn bã rầu rĩ nhiều quá, sợ hãi nhiều quá, hoặc là dục vọng nhiều quá đều làm cho Tứ Đại không điều hợp, sinh ra đủ thứ bịnh hoạn. Có bịnh thì rất dễ già, nên sau khi bịnh rồi thì tới lão.

4. Lão khổ: Khi già thì mắt hoa, tai điếc, răng rụng, chân run, thân thể đứng không vững nữa.

Sinh, lão, bịnh, tử, là bốn thứ khổ làm cho con người không tự tại, phát sinh ra đủ thứ phiền não.

5. Ái biệt ly khổ: Vì sao mình làm người? Bởi vì mình có ái, có yêu nên mới tới thế giới Ngũ Trược này. Nếu yêu đương mà ít thì mình không sinh vào thế giới này đâu, mà sẽ sinh về Cực Lạc Thế Giới, Lưu Ly Thế Giới, hoặc những thế giới khác.

Cổ nhân nói rằng: "Ái bất trọng bất sanh Ta Bà, Nghiệp bất không bất sanh Cực Lạc." (Ái tình không nặng đâu sinh Ta Bà, Nghiệp chướng chẳng hết sao về Cực Lạc?) Nghiệp hết, tình không, thì thành Phật; nghiệp nặng, tình nhiều, tức là phàm phu. Kẻ phàm phu thì bị tình ái làm mê loạn, không phá thủng nổi lưới tình, lại cho rằng ái tình là cao quý nhất. Người đời cho rằng ái tình trai gái là chuyện hết sức quý giá. Kỳ thật, ái càng nặng thì tình càng thâm, càng hãm mình vào vòng ngu si mê muội. Có kẻ biết là bẫy rập nhưng rồi cũng chui vào lưới tình. Con trai, con gái khi trưởng thành rồi thì chỉ nghĩ tới chuyện mau mau mà kết hôn. Thật là quen đường cũ quá rồi! "Ái" là thứ tình cảm quyến luyến. Có người thì yêu tiền, có người thì yêu sắc. Tiền tài là vật ở ngoài thân, sắc đẹp thì cảm nhận ở trong lòng. Tình cảm quyến luyến cũng là do yêu thương mà ra.

Tinh thần đau khổ thì tâm không tự tại, đủ thứ khó chịu là cũng vì có ái tình này. Ái biệt ly khổ là cái khổ chia ly khi hai người đang thương yêu nhau. Hai kẻ yêu nhau như keo sơn, như cá với nước, thì đột nhiên có chuyện xảy ra khiến họ bất đắc dĩ phải chia tay. Họ lâm vào tình cảnh thật khó ly biệt, khó chia tay; còn có nỗi khổ nào bằng không dễ khống chế được, cho nên gọi là Ái biệt ly khổ.

6. Oán tăng hội khổ: Khi mình gặp mặt nói chuyện với người có nhân duyên thì cảm thấy rất dung hợp, làm việc với nhau rất dễ dàng, không có xung đột. Nhưng có những người khi mình mới gặp mặt thì cảm thấy không có nhân duyên, muốn ghét họ liền, nên mới tìm cách tránh mặt đối phương, tìm chỗ khác để đi. Nào ngờ tới chỗ khác cũng lại gặp kẻ đó! Mình càng ghét họ bao nhiêu thì càng đối đầu với họ bấy nhiêu. Đó cũng là một nỗi khổ.

7. Cầu bất đắc khổ: Có mong cầu là bởi có lòng tham. Tham mà không thỏa thì sinh phiền não, cho nên đó cũng là khổ. Cầu danh, cầu lợi, cầu tiền, cầu sắc mà không được thì khổ, vì chẳng thỏa mãn tâm nguyện mình muốn.

Cầu mà được cũng chưa kể là sung sướng. Thí dụ như khi chưa kiếm được tiền thì sợ là không kiếm được; khi kiếm được thì lại sợ sẽ mất đi, cho nên ngày đêm đề phòng. Bởi vậy, cầu được đã là khổ, mà cầu chẳng được lại càng khổ hơn! Do đó đối với việc khác, cứ theo đây mà suy ra. Chưa có thì sợ không kiếm được, có rồi thì lại sợ mất. Đó đều là trạng thái lòng không bình thản, không tự tại, không an lạc.

8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: Ngũ ấợm tức là sắc, thọ, tưởng, hành và thức; cũng gọi là Ngũ Uẩn. Nó là thứ rất khó hàng phục, rất khó có thể thấy nó là không. Ngũ ấợm này phừng phừng phát hiện giống như lửa vậy, thiêu đốt tâm thần của mình, làm mình thống khổ vô vàn. Nếu mình có pháp An tâm, pháp An thân thì tám cái khổ này chẳng thể động chạm tới mình đặng; nên nói:

"Lão Tăng tự hữu An thân pháp,

Bát Khổ giao tiên dã vô phòng."

Dịch là:

"Sư già vốn có phép An thân,

Tám khổ chằng chịt chẳng nhằm gì."

HT Tuyên Hóa




Có phản hồi đến “8. Bát Khổ”

Câu hỏi ngẫu nhiên:    =  (Nhập số)  

Tags

Những bài viết nên xem:

 
 
 

Trang nhà không giữ bản quyền. Mọi hình thức sao chép đều được hoan nghênh.

Thư từ, bài vở đóng góp xin gửi về email:linhsonphatgiaocom@gmail.com